Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Vật lí Chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
Câu 1: Nhận định nào là đúng?
A. Dòng điện cảm ứng càng lớn khi tiết diện S của cuộn dây càng nhỏ .
B. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi có các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây.
C. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi có sự biến thiên của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
D. Dòng điện cảm ứng tăng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng và giảm khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm.
Câu 2: Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi
A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
D. từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.
Câu 3: Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng khi
A. đặt nam châm đứng yên ngoài cuộn dây.
B. đưa nam châm ra xa cuộn dây dẫn
C. đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.
D. đưa nam châm lại gần cuộn dây dẫn
Câu 4: Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm khi
A. đặt nam châm đứng yên ngoài cuộn dây.
B. đưa nam châm ra xa cuộn dây dẫn
C. đặt nam châm đứng yên trong cuộn dây.
D. đưa nam châm lại gần cuộn dây dẫn
Câu 5: Dùng một thanh nam châm và một vòng dây dẫn như hình bên. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong những thời gian nào?
A. Trong thời gian đưa nam châm lại gần vòng dây.
B. Trong thời gian đưa nam châm ra xa vòng dây.
C. Trong thời gian giữ cố định nam châm trong lòng vòng dây.
D. Trong thời gian đưa nam châm lại gần và ra xa vòng dây
Câu 6: Cho một cuộn dây dẫn mà hai đầu nối với bóng đèn LED và một thanh nam châm vĩnh cửu. Bố trí thí nghiệm như hình bên. Khi đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây thì thấy đèn LED sáng. Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Trong cuộn dây không có dòng điện cảm ứng.
B. Khi đã đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây và để nam châm cố định trong đó thì đèn LED sáng.
C. Trong khi rút nam châm ra ngoài, đèn LED lại sáng.
D. Khi đã đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây và để nam châm cố định trong đó thì đèn LED sáng, tối luân phiên.
Câu 7: Trong phòng học đang sử dụng một đèn dây tóc và một quạt trần có cùng hiệu điện thế 220V. Hiệu điện thế của nguồn là 220V. Biết các dụng cụ đều hoạt động bình thường. Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Bóng đèn và quạt trần mắc song song với nhau.
B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn và quạt trần có giá trị bằng nhau.
C. Tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các dụng cụ điện bằng hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
D. Bóng đèn và quạt trần mắc nối tiếp với nhau.
Câu 8: Chọn câu sai:
A. Trong đoạn mạch mắc song song cường độ dòng điện qua các điện trở là bằng nhau.
B. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc song song:
C. Điện trở tương đương của mạch mắc song song nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần.
D. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc nối tiếp:
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế của các mạch rẽ luôn bằng nhau.
B. Trong đoạn mạch mắc song song, tổng hiệu điện thế của các mạch rẽ bằng hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.
C. Trong đoạn mạch mắc song song, tổng cường độ dòng điện của các mạch rẽ bằng cường độ dòng điện trong mạch chính.
D. Trong đoạn mạch mắc song song, điện trở tương đương của cả mạch luôn nhỏ hơn các điện trở thành phần.
Câu 10: Hai điện trở R1 = 8 Ω , R2 = 2 Ω mắc song song với nhau vào đoạn mạch có hiệu điện thế U = 3,2V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là
A. 1 A
B. 2 A
C. 1,5A
D. 2,5 A
Câu 11: Hai điện trở R1, R2 mắc song song với nhau. Biết R1 = 6 Ω, điện trở tương đương của mạch là Rtđ = 3 Ω. Điện trở R2 nhận giá trị nào dưới đây?
A. 6 Ω
B. 3,5 Ω
C. 4 Ω
D. 2 Ω
Câu 12: Mắc ba điện trở R1 =3 Ω; R2 =3 Ω; R3 =6 Ω song song với nhau vào mạch điện có hiệu điện thế U = 6V. Cường độ dòng điện qua mạch chính là
A. 1,8 A
B. 3 A
C. 5A
D. 6 A
Câu 13: Một bóng đèn có ghi (220V- 60W) mắc vào một nguồn điện. Khi đó cường độ dòng điện qua đèn là 0,18A thì ta thấy đèn sáng
A. bình thường
B. sáng yếu
C. sáng mạnh
D. không sáng
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng sang các dạng năng lượng khác?
A. Điện năng có thể chuyển hóa thành cơ năng.
B. Điện năng có thể chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng.
C. Điện năng có thể chuyển hóa trực tiếp thành năng lượng của gió.
D. Điện năng có thể chuyển hóa thành hóa năng và nhiệt năng.
Câu 15: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua điện trở có cường độ I. Công suất toả nhiệt trên điện trở này không thể tính bằng công thức:
A.
B.
C.
D.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................