Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Vật lí Chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2 

ĐỀ SỐ 05:

Câu 1: Trong các trường hợp sau, chuyển động nào của cuộn dây dẫn kín và thanh nam châm không thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

A. Khi cuộn dây và thanh nam châm chuyển động cùng hướng, cùng vận tốc.

B. Khi cuộn dây và thanh nam châm chuyển động cùng hướng, nhưng nam châm có vận tốc lớn hơn.

C. Khi cuộn dây và thanh nam châm chuyển động cùng hướng, nhưng cuộn dây di chuyển chậm hơn.

D. Khi cuộn dây và thanh nam châm chuyển động cùng hướng, nhưng cuộn dây có vận tốc lớn hơn.

Câu 2: Làm thế nào để tạo ra dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?

A. Kết nối hai đầu đinamô với hai cực của acquy.

B. Dùng bánh xe ép mạnh vào núm đinamô.

C. Quay nam châm bên trong đinamô trước cuộn dây.

D. Đạp xe nhanh trên đường.

Câu 3: Trong hình vẽ thể hiện đường sức từ của một thanh nam châm đứng yên vuông góc với vòng dây dẫn V đang di chuyển, vị trí nào có số đường sức từ xuyên qua vòng dây lớn nhất?

Tech12h

A. Tại 1, 2, 3 như nhau.

B. Tại điểm 1.

C. Tại điểm 3.

D. Tại điểm 2.

Câu 4: Vì sao khi cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín như thí nghiệm ở hình 32.1 thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng?Tech12h

A. vì cường độ dòng điện trong cuộn dây thay đổi.

B. vì hiệu điện thế trong cuộn dây thay đổi.

C. vì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây thay đổi.

D. vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thay đổi.

Câu 5: Một học sinh nhận xét rằng: “Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một cuộn dây kín khi có chuyển động tương đối giữa cuộn dây và nam châm.” Nhận xét này đúng hay sai? Vì sao?

A. Đúng vì khi có chuyển động tương đối thì số đường sức từ xuyên qua cuộn dây luôn thay đổi.

B. Sai vì có những trường hợp nam châm và cuộn dây chuyển động mà số đường sức từ không thay đổi.

C. Đúng vì chuyển động của nam châm và cuộn dây không làm thay đổi số đường sức từ xuyên qua cuộn dây.

D. Sai vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây không bao giờ thay đổi.

Câu 6: Ba vòng dây dẫn V giống nhau, đặt trước 3 nam châm giống hệt nhau. Trong những trường hợp nào đường sức từ của nam châm xuyên qua vòng dây dẫn nhiều nhất?

Tech12h

A. Trường hợp a.

B. Trường hợp b.

C. Trường hợp c.

D. Cả a, b, c đều như nhau.

Câu 7: Một ống dây dẫn đứng yên có dòng điện chạy qua, đường sức từ của ống dây xuyên qua một vòng dây dẫn V tại ba vị trí 1, 2, 3 như hình vẽ. Tại vị trí nào đường sức từ của ống dây xuyên qua vòng dây V là nhiều nhất?     Tech12h

A. Tại vị trí 2.

B. Tại vị trí 1.

C. Tại ba vị trí đều như nhau.

D. Tại vị trí 3.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp?

A. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng nhỏ.

B. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng lớn.

C. Cường độ dòng điện ở bất kì vật dẫn nào mắc nối tiếp với nhau cũng bằng nhau.

D. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua các vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở các vật dẫn đó.

Câu 9:  Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là không đúng?

A. RAB = R1 + R2

B. IAB = I1 = I2

C. Tech12h

D. UAB = U1 + U2

Câu 10: Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở

B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở

C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ

D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.

Câu 11: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, công thức nào sau đây là sai?

A. U = U1 + U2 + ... + Un.

B. I = I1 = I2 = ... = In.

C. R = R1 = R2 = ... = Rn.

D. R = R1 + R2 + ... + Rn.

Câu 12: Trong mạch điện gồm hai điện trở Tech12hTech12h mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở Tech12h là 4A. Thông tin nào sau đây là sai

A. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 8A. 

B. Điện trở tương đương của đoạn mạch của cả mạch là 15 Tech12h.    

C. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60V.  

D. Hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là 20V

Câu 13: Một nồi cơm điện có số ghi trên vỏ là 220V – 400W được sử dụng với hiệu điện thế 220V, trung bình mỗi ngày trong thời gian 2 giờ. Cường độ dòng điện chạy qua dây nung của nồi là : 

A. 121 A

B. 1,21 A

C. 1,82 A

D. 182 A

Câu 14: Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W. Mắc song song hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất của đoạn mạch song song này.

A. 225W

B. 150W

C. 120W

D. 175W

Câu 15: Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W. Mắc hai bóng đèn nối tiếp với nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này, cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường.

A. 86,8W

B. 33,3W

C. 66,7W

D. 85W

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay