Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo ôn tập chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT (PHẦN 2)

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường - điều này thể hiện công dân bình đẳng về:

  1. Nghĩa vụ pháp lí
  2. Danh dự cá nhân
  3. Phân chia quyền lợi
  4. Địa vị chính trị

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?

  1. Nhà nước chỉ quan tâm phát triển kinh tế ở các vùng phát triển, trung tâm của đất nước
  2. Các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của đất nước
  3. Các dân tộc được Đảng, nhà nước tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển kinh tế
  4. Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có sự phân biệt giữa dân tộc đa số, thiểu số

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ:

  1. Đầu tư các dự án kinh tế
  2. Đóng góp quỹ bảo trợ xã hội
  3. Bảo vệ Tổ quốc
  4. Thành lập doanh nghiệp tư nhân

 

Câu 4: Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân - điều này thể hiện:

  1. Công dân bình đẳng về quyền
  2. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ
  3. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
  4. Quyền công dân gắn bó với nghĩa vụ công dân

 

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội:

  1. Tiếp cận việc làm
  2. Cân bằng giới tính
  3. Thôn tính thị trường
  4. Duy trì lạm phát

Câu 6: Đâu được coi là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với công dân trong các câu dưới đây?

  1. Mọi công dân đều được quyền tự do chọn tín ngưỡng, tôn giáo của mình
  2. Không được phép áp đặt phân biệt giới tính đối với công dân
  3. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Sự bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong trong chính trị? 

  1. Nam được quyền ưu tiên hơn trong việc tham gia vào quản lí nhà nước
  2. Nữ được quyền ưu tiên hơn trong việc tham gia vào quản lí nhà nước
  3. Nam và nữ được tự do ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội
  4. Chỉ có nam giới mới được tham gia vào các cơ quan lãnh đạo cấp cao của nhà nước

Câu 8: Em hãy cho biết định nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì?  

  1. Là quyền của các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo trình độ phát triển, màu da, đa số, thiểu số,…
  2. Là quyền được tự do phát biểu các ý kiến của mình trước một cộng đồng dân tộc
  3. Là ai cũng được nhận các quyền lợi tương tương nhau khi có bất kì một sự kiện nào trong xã hội
  4. Là các tất cả các dân tộc chỉ được tham gia vào các hoạt động riêng do nhà nước quy định cho từng dân tộc

Câu 9: Theo em, hai người có mức sống khác nhau cùng vi phạm một lỗi thì sẽ bị phạt như thế nào bởi luật nhà nước hiện hành?

  1. Theo em, dù hai người có mức sống khác nhau nhưng nếu vi phạm thì sẽ bị phạt tương tự nhau vì các quyền thực hiện trách nhiệm pháp lí của mỗi người là như nhau
  2. Người có mức sống thấp hơn sẽ bị phạt ít hơn
  3. Người có mức sống cao hơn sẽ bị phạt nhiều hơn
  4. Người có mức sống thấp hơn sẽ được xem xét và áp dụng các phạt không bị ảnh hưởng nhiều đến kinh tế

Câu 10: Sư bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?

  1. Chỉ có các trẻ em nam được ưu tiên đến trường
  2. Trẻ em nam và nữ đều nhận được các đãi ngộ như nhau khi đi học
  3. Chỉ các học sinh nữ mới được đăng kí nguyện vọng vào các ngành thuộc ban xã hội
  4. Chỉ có các học sinh nam mới được đăng kí học các ngành thuộc chuyên ngành khoa học tự nhiên

Câu 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện bản sắc dân tộc?

  1. Che dấu các đặc điểm riêng của từng dân tộc
  2. Có cơ hội được thể hiện các nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình
  3. Làm mất đi sự đa dạng trong văn hóa, bản sắc của một Quốc gia
  4. Tạo cơ hội cho các nội dung xuyên tạc về các dân tộc phát triển mạnh mẽ

Câu 12: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

  1. Bình đẳng trong kinh doanh
  2. Bình đẳng trong quan hệ thị trường
  3. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng
  4. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh

Câu 13: Nội dung nào sau đây là quy định không đúng về tài sản giữa vợ và chồng?  

  1. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng
  2. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng phải được chia đôi sau khi li hôn
  3. Vợ chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung
  4. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật

Câu 14: Vì sao cần tạo ra sự bình đẳng giữa các dân tộc và tôn trong một Quốc gia?

  1. Để tạo dựng được hình tượng tốt đẹp về một Quốc gia dân tộc
  2. Để tạo điều kiện cho mỗi người không phân biệt đều có cơ hội phát triển, phát huy được các điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hóa tốt đẹp
  3. Để các vùng miền đều có được sự hỗ trợ để phát triển về kinh tế
  4. Để các dân tộc đều có tiếng nói chung trong các sự kiện mang tính Quốc gia đất nước

Câu 15: Theo quy định của pháp luật, những hành vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt như thế nào?

  1. Cần phải qua một quá trình kiểm tra xác minh lâu dài mới đưa ra các biện pháp giải quyết
  2. Các vi phạm hành chính sẽ được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng
  3. Các vi phạm hành chính được thực thi khi chỉ có riêng các cơ quan chức năng
  4. Các vi phạm hành chính được xử lí thông qua các chính sách không công khai để đỡ làm mất thời gian của cả hai bên

 

Câu 16: Theo em nhận định sau đây có đúng không “Các ngành thuộc ban xã hội chỉ hợp với nữ giới”?

  1. Đúng vì các ngành thuộc ban xã hội không giúp nam giới phát huy được hết khả năng của bản thân
  2. Đúng vì nữ giới mới có đủ các chuyên môn để làm các công việc liên qan đến các chuyên ngành xã hội
  3. Sai vì quyền chọn ngành nghề là do công dân tự chọn không nên áp đặt vào giới tính để chọn ngành
  4. Sai vì ngành nào cũng đáng để chúng ta thử sức, học tập và rèn luyện

Câu 17: Theo em sự bình đẳng về tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của người dân thuộc những tín ngưỡng khác nhau?

  1. Tạo nên sự đồng nhất giữa người dân trong một quốc gia, không có sự cách biệt
  2. Bình đẳng về quyền lợi, tiếng nói chung cho mọi người trong toàn xã hội
  3. Sự bình đẳng về quyền lợi cho tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 18: Trên đường đi học về em phát hiện ra một nhóm người đang thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, em nên làm gì khi ở trong tình huống này?

  1. Bỏ qua tình huống đó, không quan tâm
  2. Tìm cách báo cho các cơ quan chức năng ở địa phương, để họ có cách giải quyết
  3. Hét to để đánh lạc hướng của nhóm người
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 19: Trong quá trình tham gia phỏng vấn chị V nhận ra rằng các lao động nam được trả tiền lương cao hơn các lao động nữ. Chị V nên làm gì để chứng minh với công ty cả nam và nữ đều có thể hoàn thành công việc một các hiệu quả nhất? 

  1. Chỉ làm các công việc mà mình được giao
  2. Làm tốt các nhiệm vụ của mình được giao, học hỏi tích lũy thêm kĩ năng vào các nhiệm vụ mới, giúp đỡ đồng nghiệp trong quá trình làm việc
  3. Thực hiện tốt các điều khoản đã được thống kê trong hợp đồng lao động
  4. Lựa chọn các công việc sẽ mang lại danh tiếng cho mình mới làm

Câu 20: Học sinh cần làm gì để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo?

  1. Tìm hiểu về các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo
  2. Tuyên truyền các quy định của pháp luật tới mọi người
  3. Vận động người khác biết và không vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 21: Chị H là người tật nguyền, từ nhỏ việc đi lại của chị đã gặp rất nhiều khó khăn, chị muốn được học lên Đại học và được làm công việc mà mình mơ ước. Bố mẹ chị luôn có suy nghĩ là người tật nguyền sẽ không thể theo được các chương trình học tập áp lực tại trường và không muốn cho chị học lên tiếp.Theo em nhà nước ta có tạo điều kiện gì để người tật nguyền có thể theo học lên cao không?

  1. Nhà nước không có bất kì chủ trương nào để hỗ trợ cho người tật nguyền được học lên các cấp cao
  2. Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để công dân có thể đến trường, theo học các cấp học, đặc biệt là người khuyết tật sẽ nhận được sự hỗ trợ đặc biệt để có thể theo kịp được với chương trình học
  3. Cả đáp án A và B đều đúng
  4. Cả đáp án A và B đều sai

Câu 22: Lớp học nội trú của H có nhiều bạn là con em của đồng bào dân tộc thiểu số, do điều kiện sống thiếu thốn nên các bạn trong lớp H đã thực hiện quyên góp sách vở, gạo, rau để giúp các bạn có thêm được một phần nào chia sẻ, tiếp tục công việc học hành của mình. Theo em, các bạn trong lớp đã thực hiện tốt quyền gì giữa các dân tộc và nó được thể hiện qua điều gì?

  1. Các bạn đã thể hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc, điều đó được thể hiện qua sự đùm bọc giúp đỡ của các bạn học sinh với nhau
  2. Các bạn học sinh đã thể hiện tốt quyền được đi học của công dân, được thể hiện qua việc các bạn đã rất chăm chỉ học tập
  3. Các bạn học sinh đã thực hiện rất tốt quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của người dân vì đã giúp đỡ bạn học trong khi bạn gặp khó khăn
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 23: Hai vợ chồng anh C và chị K đều là nhân viên văn phòng, công việc của hai người tuy rất bận rộn nhưng anh chị luôn chia sẻ được công việc nhà, việc chăm con nên mọi chuyện trong nhà lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Theo em, sự bình đẳng giới trong gia đình của anh C và chị K được thể hiện qua các chi tiết nào?

  1. Sự bình đẳng giới được thể hiện qua các chi tiết là anh chị đều tham gia vào việc xây dựng kinh tế gia đình, bên cạnh đó hai vợ chồng luôn chia sẻ các công việc với nhau
  2. Hai vợ chồng anh chỉ một người lo cho việc kinh tế và người kia lo cho việc quán xuyến việc gia đình
  3. Việc bình đẳng trong nhà anh chị được thể hiện qua việc anh chị luôn hết mình lo cho kinh tế chung của gia đình
  4. Sự bình đẳng trong gia đình anh chị được thể hiện qua việc chị K làm hết mọi việc trong gia đình còn anh C tham gia xây dựng kinh tế

Câu 24: Em K bị khuyết tật từ nhỏ, việc đến trường vẫn luôn là ước mơ của em từ khi còn nhỏ, nhưng do điều kiện đi lại khó khăn nên em đành phải dừng lại việc học của em từ rất sớm. Sau này dựa vào chính sách dạy nghề cho người khuyết tật, em được học các nghề thủ công, em có công việc làm, kiếm ra được những đồng tiền bằng chính bàn tay của mình, em thấy mình có ích cho xã hội và ngày càng trở nên lạc quan hơn về cuộc sống. Theo em, việc nhà nước quan tâm đến mọi cá nhân trong xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội để phát triển thể hiện chủ trương gì của Đảng và Nhà nước?

  1. Mọi người đều có quyền bình đẳng
  2. Mỗi cá nhân đều có nghĩa vụ với quê hương tổ quốc
  3. Mọi người đều có khả năng làm những điều mà chúng ta không tưởng tượng tới
  4. Mọi người đều có các khả năng tiềm ẩn

Câu 25: Chị B là người công giáo, chị muốn tham gia vào các cơ quan công quyền của Nhà nước nhưng lại ngại về việc chị là người công giáo không được phép tham gia. Theo em, nếu là người công giáo thì công dân có được tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước không?

  1. Nếu là người công giáo thì không được phép tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước
  2. Nếu là người công giáo thì có thể làm bất cứ công việc nào trừ việc tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước
  3. Pháp luật của Nhà nước Việt Nam quy định ai cũng có thể tham gia vào cơ quan công quyền của Nhà nước nếu có đủ khả năng và các yêu cầu cần thiết, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo
  4. Không nên tham gia vào các cơ quan công quyền vì ở trong đó người công giáo sẽ không được nhận các chính sách đãi ngộ thỏa đáng

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay