Phiếu trắc nghiệm KTPL 11 chân trời Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

BÀI 20: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN, BÁO CHÍ VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân được định nghĩa như thế nào?

  1. Tự do bày tỏ quan điểm ý kiến của mình trên một lĩnh vực của đời sống
  2. Được tham gia góp ý, xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước
  3. Được sáng tạo các sản phẩm báo chí, được tiếp cận với các thông tin bảo chí
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 2: Quyền tự do báo chí của công dân bao được thể hiện qua các việc làm nào sau đây?  

  1. Sáng tạo sản phẩm báo chí
  2. Cung cấp thông tin cho báo chí
  3. Tiếp cận thông tin báo chí
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền gì sau đây?

  1. Tự do tụ họp
  2. Tự do biểu tình
  3. Tự do lập hội
  4. Tự do báo chí

Câu 4: Nhà nước không nghiêm cấm những hành vi nào sau đây liên quan đến quyền tự do ngôn luận của công dân?

  1. Tung tin sai sự thật làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia
  2. Tuyên truyền đến mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường
  3. Tuyên truyền lệch lạc chính sách của Đảng và Nhà nước
  4. Nói sai sự thật nhằm bôi nhọ đến nhân phẩm của người khác

Câu 5: Quyền tự do báo chí của công dân được thể hiện như thế nào?

  1. Cung cấp thông tin cho báo chí
  2. Phản hồi thông tin trên báo chí
  3. Tiếp cận thông tin báo chí
  4. Tất cả đều đúng

Câu 6: Hành vi nào sau đây không phải tự do ngôn luận?

  1. Viết bài cho báo Hoa học trò
  2. Viết thư cho hòm thư góp ý
  3. Viết thư ra nước ngoài
  4. Nói leo trong lớp

Câu 7: Người bao nhiêu tuổi khi vi phạm về quyền tự do ngôn luận thì phải chịu trách nhiệm hình sự?

  1. Từ đủ 16 tuổi
  2. Từ đủ 13 tuổi
  3. Từ đủ 14 tuổi
  4. Từ đủ 18 tuổi

Câu 8: Vai trò của quyền tự do ngôn luận của công dân là gì?

  1. Phát huy quyền làm chủ của công dân
  2. Sử dụng quyền tự do ngôn luận để xây dựng, bảo vệ lợi ích của tập thể, Quốc gia đất nước
  3. Cả 2 đáp án A và B đều sai
  4. Cả 2 đáp án A và B đều đúng

Câu 9: Trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân là gì?

  1. Đăng tác phẩm của công dân phù hợp với tôn chỉ
  2. Đăng tải tác phẩm của công dân không cần kiểm duyệt trước
  3. Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của các công dân phù hợp với thị hiếu người đoc
  4. Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và các tác phẩm báo chí của khác của công dân phù hợp với tôn chỉ

Câu 10: Quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận của công dân là gì?

  1. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
  2. Nhà nước nghiêm cấm người dân được phát biểu ý kiến của mình
  3. Nhà nước hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân
  4. Nhà nước chỉ cho phép công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận trong các lĩnh vực cá nhân

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Hành vi nào thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận?

  1. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả
  2. Các đại biểu chất vấn các bộ trưởng tại Quốc hội
  3. Cãi nhau, chửi bới và xúc phạm nhau
  4. Không chịu trách nhiệm về các lời nói của mình

Câu 2: Vai trò của luật An ninh mạng với quyền tự do ngôn luận của công dân là gì? 

  1. Cụ thể hóa quy định sử dụng không gian mạng
  2. Cấm công dân sử dụng các dịch vụ mạng xã hội
  3. Ngăn cản quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm của công dân
  4. Cấm công dân tham gia hoạt động trên không gian mạng hoặc truy cập, sử dụng thông tin trên không gian mạng

Câu 3: “Quyền tự do ngôn luận là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó cá nhân có tự do, dân chủ, có quyền lực thật sự” là một nội dung thuộc ….

  1. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận
  2. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận
  3. Nội dung về quyền tự do ngôn luận
  4. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

Câu 4: Người vi phạm về quyền tự do ngôn luận, báo chí, và tiếp cận thông tin của nhân dân sẽ bị xử phạt như thế nào?

  1. Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự
  2. Chỉ phạt hành chính
  3. Chỉ phạt giam giữ
  4. Căn cứ vào mức độ của hành vi và xử phạt theo khung hình phạt đã đựo quy định

Câu 5: Trách nhiệm của học sinh là gì trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin?

  1. Gương mẫu chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước đã đề ra
  2. Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật
  3. Tích cực tham gia tuyên truyền vận động mọi người thực hiện theo các đường lối chính sách của Đảng
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6:  Em hãy cho biết ý kiến nào sau đây là sai?

  1. Công dân đóng góp ý kiến về những vấn đề chung của đất nước, xã hội là thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí
  2. Quyền tự được tiếp cận thông tin là quyền của con người có thể được đọc, xem, nghe bất kì thông tin nào nếu muốn
  3. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do nói lên tất cả những suy nghĩ của mình ở mọi nơi, mọi lúc
  4. Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin bắt buộc nhân dân phải tuân theo những nghĩa vụ mà pháp luật quy định về các vấn đề đó

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Trong lúc mọi người ăn tối, ti vi có phát chương trình Thế giới động vật mà M yêu thích. Em tính xem một lát rồi mới đứng dậy vào bàn học. Thấy vậy, mẹ M ngay lập tức giục em đứng dậy đi học. M có bày tỏ muốn được xem chương trình vì có nhiều thông tin bổ ích nhưng mẹ của M nói rẳng chỉ có các chương trình gì liên quan đến việc học của em mới quan trong và cần xem. Theo em, mẹ của M có vi phạm về quyền tự do tiếp cận thông tin của con không?

  1. Mẹ M làm tất cả là muốn cho con học tốt chứ không hề có ý xấu nên không vi phạm vào luật
  2. Mẹ M phạm luật vì chương trình M muốn xem cũng có bổ sung thêm kiến thức về muôn loài và việc việc em xem hoàn toàn có thể tiếp thu được thêm các tri thức bổ ích, mẹ không nên cấm em xem
  3. Chỉ đáp án A đúng
  4. Chỉ đáp án B đúng

Câu 2: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào dưới đây?

  1. Đưa thông tin không hay về trường mình lên Facebook
  2. Phát biểu ý kiến xây dựng trường lớp trong các cuộc họp
  3. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình
  4. Chê bai trường mình ở nơi khác

Câu 3: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình sẽ bị phạt tù bao lâu?

  1. Từ 2 tháng đến 1 năm
  2. Từ 3 tháng đến 2 năm
  3. Từ 4 tháng đến 3 năm
  4. Từ 5 tháng đến 5 năm

Câu 4: Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung các tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào?

  1. Cảnh cáo
  2. Nhắc nhở
  3. Bị phạt tù từ 1 đến 5 năm
  4. Cắt chức

Câu 5: Là một người dùng Facebook khá thường xuyên, chị P thường chia sẻ lại các mẹo làm đẹp được người khác đăng tải lên mà không biết thông tin từ các bài đăng đó đã được xác thực hay chưa. Theo em, việc làm cảu chị P có thể gây ra các hậu quả gì?

  1. Chị P có thể làm theo các mẹo mà mình biết được và gặp các vấn đề không tốt về sức khỏe
  2. Chị P có thêm được nhiều thông tin bổ ích
  3. Chị P có thêm được nhiều người bạn mới từ các hội nhóm
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Trong giờ học Giáo dục công dân, cô giáo đưa ra nội dung thảo luận liên quan đến bài học  quyền tự do ngôn luận “ Theo em các hành vi gửi đơn kiện ra toà  đòi quyền thừa kế có thể hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?” 

Trong quá trình thảo luận, H có ý kiến “Hành vi gửi đơn kiện ra toà đòi quyền thừa kế là không thể hiện quyền tự do ngôn luận”

N thắc mắc “Hành vi đó thể hiện quyền tự do ngôn luận vì người gửi đơn có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để bảo vệ quyền lợi”
Cả hai bạn ai cũng muốn khẳng định ý kiến của mình là đúng nhưng không ai giải thích được vì sao, em hãy dùng kiến thức của mình để giải thích cho các bạn vì sao nhé!

  1. Ý kiến của bạn N là đúng vì việc gửi đơn kiện lên tòa cũng là một hành động nói nên được suy nghĩ, mong muốn của bản thân nên được công nhận là quyền tự do ngôn luận
  2. Ý kiến của bạn H không sai vì việc gửi đơn không phải nói nên không được tính là quyền tự do ngôn luận
  3. Ý kiến của hai bạn đều đúng, không có ai đúng ai sai
  4. Ý kiến của ban N mang tính đúng hơn

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay