Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Chủ đề 8 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Chủ đề 8. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8

MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Câu 1: Được sự tín nhiệm của người dân, bà X - chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn đã được bầu vào Hội đồng nhân dân xã. Bà rất vui mừng nhưng cũng lo lắng, băn khoăn không biết với tư cách là đại biểu Hội đồng nhân dân - người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân ở địa phương, bà X có trách nhiệm gì trước nhân dân?

Trả lời:

+ Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân địa phương.  + Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân địa phương.

+ Có trách nhiệm xử lý kịp thời các khiếu nại tố cáo của người dân. + Có trách nhiệm xử lý kịp thời các khiếu nại tố cáo của người dân.

Câu 2: Công dân có quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện các hành động nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ về việc công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Trả lời:

+ Công dân có quyền tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở và cả nước.  + Công dân có quyền tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở và cả nước.

+ Nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quá trình quản lí nhà nước, xã hội; công khai minh bạch trong việc tiếp nhận các ý kiến phản hồi của công dân. + Nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quá trình quản lí nhà nước, xã hội; công khai minh bạch trong việc tiếp nhận các ý kiến phản hồi của công dân.

Câu 3: Khi phát hiện ra các sai lệch trong quá trình thực hiện chi trả tiền trợ cấp cho nhân dân, anh P đã trực tiếp đứng lên nói về các hậu quả mà việc này có thể đem lại trước toàn thể cán bộ địa phương. Việc làm của anh P có đúng hay không?

Trả lời:

Việc làm của anh P là đúng, anh P đã thay mặt nhân dân nói lên tiếng lòng, những điểm sai sót bất công còn tồn tại để mang về những quyền lợi chính đáng cho bản thân anh và mọi người dân địa phương. 

Câu 4: Em hãy nêu một số ví dụ về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội.  

Trả lời:

Một số ví dụ về quyền của công dân trong việc tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội:

- Người dân tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến xây dựng nội quy ở xã, phường về nếp sống, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội và các quy định khác. - Người dân tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến xây dựng nội quy ở xã, phường về nếp sống, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội và các quy định khác.

- Công dân tham gia góp ý xây dựng về các dự thảo luật sửa đổi như dự thảo sửa đổi Luật Đất đai. - Công dân tham gia góp ý xây dựng về các dự thảo luật sửa đổi như dự thảo sửa đổi Luật Đất đai.

- Tố cáo những hành vi, những việc làm sai trái của cơ quan nhà nước, có thể là ủy ban phường, các cơ quan hành chính về các hành vi vi phạm như nhận hối lộ, quan liêu, ... - Tố cáo những hành vi, những việc làm sai trái của cơ quan nhà nước, có thể là ủy ban phường, các cơ quan hành chính về các hành vi vi phạm như nhận hối lộ, quan liêu, ...

- Công dân tham gia bàn bạc, quyết định một số chủ trương xây dựng các công trình công cộng. - Công dân tham gia bàn bạc, quyết định một số chủ trương xây dựng các công trình công cộng.

Câu 5: Vì sao công dân có quyền tham gia vào việc quản lí nhà nước và xã hội.

Trả lời:

Công dân có quyền quản lí nhà nước và xã hội vì nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhà nước "của dân, do dân và vì dân", vì vậy việc tham gia bộ máy quản lý nhà nước nhằm phát huy tích cực quyền làm chủ của mọi công dân dưới chế độ XHCN, nhà nước đảm bảo công dân thực hiện quyền dân chủ của mình trên nguyên tắc "Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra".

Nhà nước tạo điều kiện cho công dân được tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hai cách:

+ Trực tiếp: tự mình tham gia các công việc quản lí nhà nước và xã hội + Trực tiếp: tự mình tham gia các công việc quản lí nhà nước và xã hội

+ Gián tiếp: thông qua các đại biểu, để các đại biểu có thẩm quyền giải quyết các nguyện vọng. + Gián tiếp: thông qua các đại biểu, để các đại biểu có thẩm quyền giải quyết các nguyện vọng.

Câu 6: Những hành vi vi pham về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sẽ bị xử lí như thế nào?    

Trả lời:

Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo các quy định của pháp luật.

Câu 7: Em hãy nêu nội dung của quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia vào quản lí Nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước và phạm vi cơ sở. 

Trả lời:

Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc:

- Ở phạm vi cả nước, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách tham gia biểu quyết và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.  - Ở phạm vi cả nước, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách tham gia biểu quyết và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

- Ở phạm vi cơ sở, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội chủ yếu bằng cách: Theo dõi những nội dung công khai, bàn và quyết định những nội dung quan trọng thông qua hình thức bỏ phiếu công khai hoặc bỏ phiếu kín tạo các cuộc học cử tri hoặc thông qua hình thức phát phiếu lấy ý kiến; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; tham gia giám sát những hoạt động của chính quyền theo quy định của pháp luật. - Ở phạm vi cơ sở, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội chủ yếu bằng cách: Theo dõi những nội dung công khai, bàn và quyết định những nội dung quan trọng thông qua hình thức bỏ phiếu công khai hoặc bỏ phiếu kín tạo các cuộc học cử tri hoặc thông qua hình thức phát phiếu lấy ý kiến; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; tham gia giám sát những hoạt động của chính quyền theo quy định của pháp luật.

Câu 8: Nhận thấy các ứng cử viên có được lợi thế trong quá trình tranh cử đều có nền tảng học vấn rất tốt, ông B đã tham gia một khóa học để nâng cao bằng cấp của mình nhưng không thể chờ được đến khi được cấp bằng nên ông đã dùng tiền mua chuộc để mình có thể được nhận một tấm bằng đẹp rồi đưa vào hồ sơ tham gia ứng cử. Theo em hành vi của ông B có xứng đáng được trở thành một Đại biểu đại diện cho tiếng nói của người dân hay không? 

Trả lời:

Việc làm của ông B không xứng đáng được trở thành một Đại biểu đại diện cho tiếng nói của người dân, vì qua những hành động của ông B có thể thấy được ông B không phải là một người trung thực.

Câu 9: Ông H được nhà chính quyền giao cho làm việc kiểm phiếu trong lần bầu cử lần này tại địa phương. Bạn ông H là ông P, là ứng cử viên cho lần bầu cử lần này, đã lợi dụng tình bạn, yêu cầu công H làm thay đổi số phiếu bầu để chiếm được phần lợi về mình. Theo em, ông H nên làm gì để tránh được các hành vi vi phạm pháp luật?

Trả lời:

Trong trường hợp này ông H nên trình báo về việc làm của ông P lên cấp trên để có được nhận được giải pháp thỏa đáng, ông H không nên làm theo các yêu cầu của ông P vì làm như vậy là trái với pháp luật, ông hai ông đều có thể bị xử phạt.

Câu 10: Vì quá bận nên anh K đã nhờ người nhà đi bỏ phiếu bầu cử giúp, theo em hành động của ông K đã làm đúng nghĩa vụ của công dân đi bầu cử của công dân chưa?

Trả lời:

Hành động của ông K chưa thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đi bầu cử:

Theo quy định của pháp luật, cử tri phải tự mình bỏ phiếu bầu cử, không được ủy thác cho người khác khi không thuộc trong các trường hợp được phép bỏ phiếu giúp như trong luật đã ban hành.

Câu 11: Chị H đi bầu cử, chị chia sẻ tên các ứng cử viên mà mình sẽ bầu cho chị T xem. Hành vi của chị H đã thực hiện đúng quyền bầu cử của công dân chưa?

Trả lời:

Khi đi bầu cử, danh sách các ứng viên mà mình bầu cho phải được giữ bí mật, không nên có hành động chia sẻ với người khác. Chị H đã không thực hiện đúng các yêu cầu của luật bầu cử đã ban hành.

Câu 12: Con trai ông T năm nay 18 tuổi nhưng cháu mắc bệnh tâm thần từ nhỏ, ông T thắc mắc con trai của mình có được tham gia bầu cử hay không?

Trả lời:

Trong trường hợp này, con ông T sẽ không được phép ghi tên vào danh sách cử tri vì con của ông có dấu hiệu của bệnh tâm thần, người mất năng lực hành vi dân sự nên không được phép tham gia vào quá trình bầu cử.

Câu 13: Người bị Tòa án kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo thì có được ghi tên vào danh sách cử tri để thực hiện quyền bầu cử không?

Trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 30 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri”.

 Như vậy, công dân đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo, nếu không bị tước quyền bầu cử (trong bản án không ghi hình phạt bị tước quyền bầu cử) vẫn có quyền bầu cử và được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình cư trú để tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Câu 14: “Chỉ cần đủ 18 tuổi thì công dân có thể tham gia vào bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”, theo em, ý trên có đúng hay không? 

Trả lời:

Ý kiến trên là sai: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – là người có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bầu cử đều có quyền bầu cử.

Câu 15: Những hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử sẽ bị xử phạt như thế nào?     

Trả lời:

Hành vi vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 16: Em hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bầu cử và ứng cử được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình để bầu ra các cơ quan quyền lực của nhà nước.

Câu 17: Gần khu dân cư xóm P có một nhà máy dệt vải, các máy móc được sử dụng phát ra tiếng ồn rất lớn, và lượng bụi mà nhà máy thải ra môi trường cũng rất nhiều gây ảnh hưởng đến đời sống của những hộ dân sinh sống quanh đó. Thậm chí đến sau 22h đêm nhà máy vẫn còn vận hành các máy móc ồn ào, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Em sẽ làm gì khi là công dân của xóm P? 

Trả lời:

Nếu em là công dân của xóm P, em sẽ làm đơn tố cáo tình hình gây ô nhiễm tiếng ồn của nhà máy dệt vải, để nhận được các biện pháp giải quyết phù hợp.

Câu 18: Nhà bà T có 500m2 đất thổ cư, gia đình bà đã sinh sống trên mảnh đất này nhiều năm. Nhà nước có ý định giải tỏa một số hộ gia đình để lấy đất làm đường liên xã, với mức bồi thường giải tỏa thỏa đáng. Tuy nhiên sau khi chuyển đến khu tái định cư được nửa năm, gia đình bà T vẫn chưa nhận đủ được số tiền đền bù. Theo em, bà T nên làm gì để có thể lấy được số tiền đền bù mà mình chưa nhận được?

Trả lời:

Bà T nên làm đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền về vụ việc, trình bày sự việc của mình để được giải quyết thỏa đáng.

Câu 19: Do nghi ngờ nhân viên X trong công ty lấy cắp tiền quỹ của công ty. Anh M đã đi mang tin đồn này nói hết với bạn bè đồng nghiệp. Hành vi của anh M đã thực hiện đúng với nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo?

Trả lời:

Hành vi của anh M chưa thực hiện đúng với nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo; vì anh chưa có đủ chứng cứ xác minh vụ việc, hành động của anh chỉ góp phần làm tổn thương nhân viên X và làm mất danh dự của nhân viên đó.

Câu 20: Nhà nước hỗ trợ công dân trong thời gian không có việc làm do tình hình dịch bệnh, chị N không nhận được bất cứ một số tiền hỗ trợ nào. Chị N nên làm gì để tìm được lại công bằng cho mình?

Trả lời:

Để tìm lại được công bằng cho mình, chị N nên làm đơn lên chính quyền địa phương mong chính quyền xem xét lại trường hợp của mình.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay