Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo ôn tập chủ đề 8: Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 8: Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (PHẦN 2)

 

Câu 1: Khi tham gia bầu cử, công dân được thực hiện hành vi nào dưới đây?

  1. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước
  2. Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử
  3. Sử dụng tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri
  4. Lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái những thông tin với pháp luật

 

Câu 2: Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

  1. Biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý
  2. Giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước
  3. Đăng kí tham gia hiến máu nhân đạo
  4. Góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật

 

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi khai thác khoáng sản trái phép của người khác là sử dụng quyền nào sau đây?

  1. Tố cáo
  2. Truy tố
  3. Khiếu nại
  4. Khởi kiện

 

Câu 4: Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc, đều:

  1. Bị tuyên án tù chung thân
  2. Bị phạt cải tạo không giam giữ
  3. Phải chịu trách nhiệm pháp lí
  4. Phải tham gia lao động công ích

 

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?

  1. Bị sa thải khi đang nghỉ thai sản
  2. Phát hiện hành vi trộm cắp tài sản
  3. Nhận quyết định điều chuyển công tác
  4. Nhận quyết định xử phạt chưa thỏa đáng

 

Câu 6: Nhận định nào sau đây là sai “Nhân dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt …”?

  1. Giới tính, dân tộc, tôn giáo
  2. Trình trạng pháp lí
  3. Trình độ văn hóa, nghề nghiệp
  4. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử

Câu 7: Hành vi nào dưới đây bị Luật trưng cầu ý dân nghiêm cấm?

  1. Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân
  2. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân
  3. Vi phạm quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu
  4. Cả ba hành vi trên

Câu 8: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?

  1. Bị nhà trường kỉ luật oan
  2. Điểm bài thi của mình bị đánh giá thấp hơn trình độ
  3. Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích
  4. Phát hiện người khác có hành vi cướp, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước

Câu 9: Những hành vi nào dưới đây được cho là bảo vệ tổ quốc?

  1. Tham gia nghĩa vụ quân sự đúng kì hạn
  2. Bảo vệ an ninh trật tự thông, xóm
  3. Vận động bạn bè tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Nhân dân có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ trong việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội như bằng cách nào? 

  1. Tham gia bầu cử ra đại biểu đại diện cho mình
  2. Tham gia thảo luận, kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước
  3. Khi đủ điều kiện có thể tham gia vào các cuộc trưng cầu ý dân của nhà nước
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 11: Hành vi nào sau đây là không đúng?

  1. Tuân thủ các quy tắc kiểm phiếu tại Hội đồng bầu cử
  2. Tham gia bầu cử Quốc hội khi đủ tuổi
  3. Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc để mang lại lợi ích cho một cá nhân trong kì bầu cử Quốc hội
  4. Tự tay mình viết phiếu để đem đi bầu cử

Câu 12: Nhà nước có các biện pháp nào để bảo vệ an toàn của người dám đứng ra khiếu nại về các vấn đề?

  1. Thông báo về vấn đề khiếu nại lên các kênh thông tin tại chúng
  2. Người khiếu nại được đảm bảo giữ bí mật về họ tên, thông tin cá nhân, bút tích khi thực hiện khiếu nại
  3. Các thông tin về người khiếu nại sẽ được công bố khi kết quả của vấn đề khiếu nại hoàn thành
  4. Pháp luật không quan tâm đến người dám thực hiện các bài tố cáo khiếu nại về các điều sai trái

Câu 13: Nếu công dân trốn trách việc thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

  1. Từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng
  2. Từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng
  3. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
  4. Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Câu 14: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền?

  1. Bầu cử đại biểu Quốc hội
  2. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
  3. Được biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý
  4. Đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri

Câu 15: Vì sao công dân không nên để người khác thay thế mình tham gia bầu cử?

  1. Vì người khác có thể chưa đủ quyền tham gia bầu cử
  2. Vì có thể người đi bầu không truyền tải đúng nguyện vọng của cử tri
  3. Vì đây là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, việc đi bầu cử thay có thể gây ra các sai sót trong khi thực hiện bỏ phiếu, truyền tải sai nguyện vọng của cử tri
  4. Người ốm có thể nhờ người khác đi bầu cử giúp vì việc bầu cử không cần thiết phải đi khi đang trong tình trạng ốm bệnh

Câu 16: Trong thời gian thực hiện tố cáo khiếu nại công dân phải đảm bảo điều gì trước pháp luật?

  1. Đi khỏi nơi cư trú trong thời gian xem xét về hồ sơ tố cáo khiếu nại
  2. Đảm bảo các thông tin mình đã cung cấp là chính xác
  3. Không giải trình về các lập luận mà mình đã đưa ra trước pháp luật
  4. Dùng các lí lẽ không chuẩn mực để vu khống người khác

Câu 17: Ý nào sau đây là đúng?

  1. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của các đồng chí, chiến sĩ công an
  2. Quyền và nghĩa cụ bảo vệ Tổ quốc của công dân chỉ được thực hiện khi đất nước xảy ra chiến tranh xâm lược
  3. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc không gây ra các tổn hại gì nghiêm trọng
  4. Phản bội lại Tổ quốc và đất nước là tội nặng nhất

Câu 18: Khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới, anh B đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về các điểm chưa hài lòng. Theo em, việc làm của anh B đã thực hiện tốt quyền tham gia vào quản lí nhà nước, xã hội của công dân hay chưa?

  1. Việc làm của anh B chỉ khiến các cơ quan chức năng có các thành kiến về anh
  2. Việc làm của anh B là không cần thiết vì trong tổ chức bộ máy Nhà nước có rất nhiều chuyên gia không cần thiết đến anh phải tham gia góp ý
  3. Anh B đã thực hiện tất tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia vào quản lí xã hội, nhà nước
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 19: Vì quá bận nên anh K đã nhờ người nhà đi bỏ phiếu bầu cử giúp, theo em hành động của ông K đã làm đúng nghĩa vụ của công dân đi bầu cử của công dân chưa?

  1. Anh K đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân trong việc đi bầu cử, vì vẫn tham gia đi bầu cử đầy đủ
  2. Anh K chưa thực hiện tốt nghĩa vụ đi bầu cử của mình vì đã nhờ người khác đi bầu cử thay, đây là hành vi không được cho phép bởi luật bầu cử
  3. Anh K thực hiện tốt nhiệm vụ bầu cử của mình vì dù bận cũng nhờ người đến bỏ phiếu giúp mình
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 20: Trong lần trả bài kiểm tra, em phát hiện bài kiểm tra của mình bị đánh giá sai, em nên làm gì để có thể tìm lại sự công bằng cho mình?

  1. Dù sao cũng chỉ là một bài kiểm tra thôi nên có thể bỏ qua
  2. Xin phép được gặp mặt giáo viên phụ trách bộ môn đó và ngỏ ý muốn được cô xem lại cho bài kiểm tra
  3. Nói điều này cho các bạn học sinh để các bạn có cái nhìn khác về giáo viên bộ môn đó
  4. Cùng các bạn trong lớp làm ầm ĩ về chuyện này

 

Câu 21: Nhà có duy nhất một cậu con trai bà M muốn con được ở nhà đi học chứ không muốn con nhập ngũ, bà M đã đút lót một khoản tiền lớn để con không có tên trong danh sách gọi nhập ngũ đợt này. Theo em, hành động của bà M có đang thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc không?

  1. Hành động của bà M đã thể hiện bà là một người mẹ hết mực yêu thương con và trung thành với tổ quốc
  2. Việc làm của bà M thể hiện bà chưa làm tròn quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc
  3. Cả đáp án A và B đều đúng
  4. Cả đáp án A và B đều sai

Câu 22: Được sự tín nhiệm của người dân, bà X - chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn đã được bầu vào Hội đồng nhân dân xã. Bà rất vui mừng nhưng cũng lo lắng, băn khoăn không biết với tư cách là đại biểu Hội đồng nhân dân - người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân ở địa phương, bà X có trách nhiệm gì trước nhân dân?

  1. Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân địa phương
  2. Là người nói lên các suy nghĩ của mình trước toàn bộ cử tri đã bầu cho mình
  3. Có trách nhiệm xử lí kịp thời các khiếu nại, tố cáo của người dân
  4. Đáp án A và C đúng

Câu 23: Nhận thấy các ứng cử viên có được lợi thế trong quá trình tranh cử đều có nền tảng học vấn rất tốt, ông B đã tham gia một khóa học để nâng cao bằng cấp của mình nhưng không thể chờ được đến khi được cấp bằng nên ông đã dùng tiền mua chuộc để mình có thể được nhận một tấm bằng đẹp rồi đưa vào hồ sơ tham gia ứng cử. Theo em hành vi của ông B có xứng đáng được trở thành một Đại biểu đại diện cho tiếng nói của người dân hay không? 

  1. Ông B chỉ đang cố gắng để có thể trở thành phiên bản tốt hơn của mình nên việc làm của ông B không có gì sai trái
  2. Ông B không xứng đáng được trở thành người đại diện của nhân dân vì thông qua các hành động của ông B, có thể thấy được ông B là một người không trung thực
  3. Ông B xứng đáng được trở thành người đại diện cho nhân dân vì ông là một người có ý chí vươn lên
  4. Ông B hoàn toàn xứng đáng để trở thành người đại điện cho nhân dân vì ý chí và tinh thần học hỏi không ngừng của mình

Câu 24: Gần khu dân cư xóm P có một nhà máy dệt vải, các máy móc được sử dụng phát ra tiếng ồn rất lớn, và lượng bụi mà nhà máy thải ra môi trường cũng rất nhiều gây ảnh hưởng đến đời sống của những hộ dân sinh sống quanh đó. Thậm chí đến sau 22h đêm nhà máy vẫn còn vận hành các máy móc ồn ào, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Em sẽ làm gì khi là công dân của xóm P? 

  1. Làm đơn tố cáo với các cơ quan chức năng
  2. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng
  3. Mặc kệ coi như không biết
  4. Nhắc nhở công ty M

Câu 25: Hai bạn M và H đang bàn về vấn đề bảo vệ Tổ quốc, M có ý nói “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của lực lượng công an, lực lượng gìn giữ hòa bình; học sinh làm gì có năng lực đó”. Còn H thì lại cho rằng “Bảo vệ tổ quốc là việc làm chỉ xảy ra khi có chiến tranh, chứ khi thời bình thì có gì cần phải bảo vệ”. Theo em, hai bạn M và H đã có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn vào bảo vệ Tổ quốc hay chưa?

  1. Hai bạn M và H đã có nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc
  2. Hai bạn M và H chưa có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc
  3. Còn là học sinh thì việc bảo vệ Tổ quốc chưa phải là nhiệm vụ của các em
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay