Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Chủ đề 9 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Chủ đề 9. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9

MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Câu 1: Pháp luật quy định như thế nào về quyền được bảo hộ về thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân. 

Trả lời:

– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

– Cá nhân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Việc bắt, giam, giữ người phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

– Mọi người có nghĩa vụ tuân thủ quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, dược pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, tôn trọng các quyền này của cá nhân.

– Pháp luật nghiêm cấm các hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Câu 2: Em hãy cho biết tội làm nhục người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Pháp luật đã quy định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm…

Câu 3: Em hãy cho biết trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm tới thân thể, sức khỏe, danh dự?

Trả lời:

Công dân cần có trách nhiệm học tập, nắm vững những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; xây dựng ý thức tự giác thực hiện quy định các quyền này; có trách nhiệm vận động những người xung quanh chấp hành.

Câu 4: Ông T nuôi được đàn gà hàng chục con nhưng thỉnh thoảng bị mất trộm vài con. Để bảo vệ, ông T đã đặt một cái bẫy có tẩm thuốc độc ở ngay gần cửa chuồng gà. Một đêm, sau khi đã bắt trộm được hai con gà, P bị sập bẫy, bị thương dập bàn chân trái. Hai hôm sau vào viện thì phải tháo khớp do nhiễm trùng nặng. Theo em, ông T có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và tính mạng không?

Trả lời:

Dù P đã có hành động sai trái khi đi bắt trộm gà của ông T nhưng hành vi dùng để bảo vệ tài sản của ông T thật sự rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người khác nên ông T đã vi phạm luật được bảo hộ về sức khỏe và tính mạng của Nhà nước.

Câu 5: Những hành vi xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị xử lí như thế nào? 

Trả lời:

– Pháp luật nghiêm cấm các hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ, chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang quản lý hợp pháp chỗ ở của họ, xâm phạm trái pháp luật chỗ ở của người khác.

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể - Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể  bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

Câu 6: Khi thực hiện khám xét nhà của người phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Trả lời:

Những nguyên tắc cần tuân thủ khi thực hiện khám xét nhà của người khác:

+ Khám xét khi đối tượng cần gặp có ở nhà.  + Khám xét khi đối tượng cần gặp có ở nhà.

+ Có người đủ 18 tuổi trở lên ở nhà. + Có người đủ 18 tuổi trở lên ở nhà.

+ Có cán bộ địa phương, người chứng kiến hành vi khám xét nhà. + Có cán bộ địa phương, người chứng kiến hành vi khám xét nhà.

Câu 7: Em sẽ làm gì khi chứng kiến có người đang cố tình xâm nhập bất hợp pháp nhà của một người trong khu dân cư?

Trả lời:

Nếu trông thấy có người cố tình xâm nhập bất hợp pháp nhà của một người trong khu dân cư, em sẽ báo cho ban quản lí tòa nhà để họ có biện pháp xử lí kịp thời.

Câu 8: Hai đồng chí công an đang truy bắt tội phạm, phát hiện tên tội phạm chạy tắt đường lẻn vào nhà chị L để trốn. Các chị không suy nghĩ nhiều liền chạy vào nhà chị L để bắt giữ đối tượng tội phạm. Theo em, việc làm của hai đồng chí công an có bị coi là hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp của công dân hay không?

Trả lời:

Hành vi của hai đồng chí cảnh sát không bị coi là xâm nhập bất hợp pháp vì đang thực hiện nhiệm vụ truy bắt tội phạm

Câu 9: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Trả lời:

– Công dân có trách nhiệm tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an tòa và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 10: Nhà bà A gần một nhà thờ, theo thông lệ những buổi cuối tuần bên phía nhà thờ sẽ có buổi học Thánh kinh, có tiếng chuông kéo ngân vang. Bà A vốn không thích những điều bên giáo hội, bà thường lấy lí do ồn ào để đem đi kể rồi chê bai về tôn giáo. Theo em việc làm của bà A có thể dẫn đến điều gì? 

Trả lời:

Việc làm của bà A có thể dẫn tới hậu quả như sau:

Mất đi tình làng nghĩa xóm, làm hư hại đi sự đoàn kết dân tộc.

Thể hiện sự không tôn trọng đối với các tôn giáo tín ngưỡng.

Gây ra các xung đột không đáng có.

Thể hiện bà là một người thiếu kiến thức, vô văn hóa.

Câu 11: Nếu tiết lộ hoặc làm phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của các thành viên trong gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị phạt như thế nào?  

Trả lời:

Nếu tiết lộ hoặc làm phát tán các tư liệu, tài liệu, bí mật đời tư của người khác mà gây ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự của họ thì sẽ bị phạt 1.000.000 – 1.500.000 đồng

Câu 12: Hôm nay mẹ T đi vắng nhưng tình cờ có một bức thư được giao đến cho mẹ, T tò mò muốn biết nội dung bên trong thư là gì nên đã lén mở ra đọc thử. Sau khi đọc xong T dán lại phong thư như ban đầu. Theo em, T có đang vi phạm về quyền được đảm bảo và bí mật thư tín, điện tín không?

Trả lời:

T có vi phạm về quyền được đảm bảo và bí mật thư tín vì đã tự ý mở ra đọc thử thư của mẹ, khi chưa có được sự đồng ý của mẹ.

Câu 13: M nhận giúp chị gái một bưu kiện, thấy bên ngoài bưu kiện ghi đó là các sản phẩm chăm sóc da mặt, M rất tò mò, muốn dùng thử nhưng chị gái không có ở nhà, nên M đã tự ý bóc bưu kiện và dùng thử đồ của chị gái. Theo em, M đã có những hành vi nào không đúng?

Trả lời:

Hành động vi của M là không đúng, M không nên bóc bưu kiện của chị gái khi chưa có sự đồng ý của chị, hành vi của M đã vi phạm vào quyền được đảm bảo về thư tín, điện tín của công dân.

Câu 14: Những hành vi xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin sẽ bị xử phạt như thế nào? 

Trả lời:

– Hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của người khác tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. 

Câu 15: Vì sao Nhà nước ban hành quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng phải đặt tất cả trong sự kiểm soát?

Trả lời:

Vì nếu không có sự kiểm soát, sàng lọc, những thành phần vin vào quyền sẽ làm ra các hành động trái với pháp luật gây ra tình hình mất ổn định an ninh xã hội.

Câu 16: Là một người dùng Facebook khá thường xuyên, chị P thường chia sẻ lại các mẹo làm đẹp được người khác đăng tải lên mà không biết thông tin từ các bài đăng đó đã được xác thực hay chưa. Theo em, việc làm của chị P có thể gây ra các hậu quả gì?

Trả lời:

Việc chị P không kiểm soát được nguồn gốc các thông tin mà mình đăng tải lên các trang mạng xã hội vô tình sẽ làm nhiều người có thể tiếp cận được với các thông tin giả mạo, không đáng tin cậy, gây nhiễu loạn thông tin.

Câu 17: Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận. Bạn H cho rằng chỉ khi nào chúng ta được tự do phát ngôn mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thất sự có quyền tự do ngôn luận. Em hãy cho biết em có đồng ý với quan điểm của bạn H hay không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với bạn H, vì trong quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của Nhà nước đã quy định công dân được phép nói, sáng tạo, tiếp cận các thông tin nhưng không được lợi dụng đặc quyền để xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và quyền lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 18: Những hành vi xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo sẽ bị xử phạt như thế nào? 

Trả lời:

– Hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. 

Câu 19: Theo em, hành vi ép buộc người khác phải bỏ tôn giáo hoặc ép họ phải theo tôn giáo mà mình đang theo vi phạm vào quyền gì của công dân? 

Trả lời:

Những hành vi ép buộc người khác phải từ bỏ tôn giáo của họ, theo một tôn giáo khác đã vi phạm vào quyền được tự do tôn giáo tín ngưỡng mà Đảng và Nhà nước đã ban hành.

Câu 20: Khi nhận thấy nhóm hội tín ngưỡng của mình vẫn còn thiếu nhiều thành viên, bà B đã đi đến cổng trường học tuyên truyền và lôi kéo các em học sinh tin và theo bà cùng truyền giáo. Theo em hành động của bà B có đúng không?

Trả lời:

Việc làm và hành động của bà B là sai, việc làm đó thể hiện bà không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay