Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 11 chân trời (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 kinh tế pháp luật 11 chân trời cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Công dân có hành vi bịa đặt để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về:

A.   danh dự, nhân phẩm.

B.   tính mạng, sức khỏe.

C.   năng lực thể chất.

D.   tự do thân thể.

     Câu 2 (0,25 điểm). Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám trong trường hợp nào sau đây?

A.   Được pháp luật cho phép.

B.   Nghi ngờ có tội phạm đang ở đó.

C.   Được lãnh đạo cơ quan, đơn vị cho phép.

D.   Cần tìm đồ vật của mình bị mất.

     Câu 3 (0,25 điểm). Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đều:

A.   bị tuyên án tù chung thân.

B.   bị phạt cải tạo không giam giữ.

C.   phải chịu trách nhiệm pháp lí.

D.   phải tham gia lao động công ích.

     Câu 4 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng:

A.   bảo đảm an toàn và bí mật.     

B.   tiến hành sao kê và cất giữ.

C.   thực hiện in ấn và phân loại.   

D.   chủ động thu thập và lưu trữ.

     Câu 5 (0,25 điểm). Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện quyền nào dưới đây?

A.   Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

B.   Quyền xây dựng bộ máy nhà nước.

C.   Quyền tham gia xây dựng chính sách kinh tế, xã hội.

D.   Quyền tự do ngôn luận.

     Câu 6 (0,25 điểm). Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào?

A.   Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.

B.   Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

C.   Quyền bầu cử và ứng cử.

D.   Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

     Câu 7 (0,25 điểm). Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền gì sau đây?

A.   Tự do tụ họp.

B.   Tự do biểu tình.

C.   Tự do báo chí.

D.   Tự do lập hội.

     Câu 8 (0,25 điểm). Vào ngày lễ, Tết hằng năm, X thường cùng mẹ đi lễ tại ngôi chùa cổ (là di tích lịch sử – văn hoá) ở gần nhà để bày tỏ sự thành kinh của mình và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình, bạn bè. Bạn X đã thực hiện quyền nào của công dân?

A.   Tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

B.   Bình đẳng trước pháp luật.

C.   Được bảo hộ danh dự.

D.   Tự do ngôn luận.

     Câu 9 (0,25 điểm). Tung tin nói xấu làm mất uy tín của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A.   Quyền nhân thân của con người.

B.   Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

C.   Quyền được đảm bảo an toàn về uy tín, thanh danh.

D.   Quyền được pháp luật bảo vệ uy tín.

     Câu 10 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A.   Vào lục soát nhà người khác vì nghi ngờ người đó lấy trộm đồ của mình.

B.   Công an khám chỗ ở của một người khi có lệnh khám xét của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C.   Khám chỗ ở của một người khi cần bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã lẩn trốn ở đó.

D.   Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở đó có đồ vật hoặc tài liệu liên quan đến vụ án.

     Câu 11 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A.   Khi được chị K nhờ nhận giúp bưu phẩm, anh D rất tò mò nhưng không mở ra xem.

B.   Thấy quyển nhật kí của con gái để trên bàn dù rất tò mò nhưng chị V không mở ra đọc.

C.   Sau 4 lần giao hàng không thành công, bưu tá đã chuyển lại bưu phẩm cho người gửi.

D.   Thấy điện thoại của em trai không cài mật khẩu, anh P đã tự ý mở điện thoại để kiểm tra.

     Câu 12 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền tự do báo chí?

A.   Cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình địa phương mình.

B.   Viết bài báo xuyên tạc sự thật, nói xấu chính quyền.

C.   Viết bài thể hiện quan điểm của mình về vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước.

D.   Cung cấp thông tin tốt về hoạt động của doanh nghiệp cho báo chí.

     Câu 13 (0,25 điểm). Công dân có quyền tiếp cận những thông tin nào dưới đây?

A.   Mọi thông tin của cơ quan nhà nước.

B.   Thông tin mà Nhà nước cung cấp công khai.

C.   Thông tin có nội dung quan trọng về lĩnh vực chính trị.

D.   Thông tin nội bộ của mỗi cơ quan nhà nước.

     Câu 14 (0,25 điểm). Trong quá trình thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo, công dân không được:

A.   tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.

B.   xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

C.   tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

D.   tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

     Câu 15 (0,25 điểm). Nghi ngờ anh V tổ chức cho người nhập cảnh trái phép, ông M là công an viên đã đến nhà anh đưa giấy triệu tập, sau đó cùng anh V về trụ sở công an để lấy lời khai. Mặc dù anh V đã cung cấp bằng chứng ngoại phạm nhưng ông M vẫn ép buộc anh V phải ở tại trụ sở hai ngày để phục vụ công tác điều tra. Ông M đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A.   Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B.   Được pháp luật bảo hộ về danh tính.

C.   Được pháp luật bảo hộ về thông tin.

D.   Bất khả xâm phạm về thân thể.

     Câu 16 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A.   Công an khám chỗ ở của một người khi có lệnh khám xét của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

B.   Vào lục soát nhà người khác vì nghi người đó lấy trộm đồ của mình.

C.   Khám chỗ ở của một người khi cần bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã lẩn trốn ở đó.

D.   Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở đó có đồ vật hoặc tài liệu liên quan đến vụ án.

     Câu 17 (0,25 điểm). Hành vi của bạn L trong tình huống sau đã vi phạm quyền nào của công dân?

L và H là bạn thân của nhau. Một lần, L đến chơi trong lúc H đang ở ngoài quét sân, L thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên L tò mò và mở nhật kí ra xem. Đọc trong nhật kí, L phát hiện H có tình cảm với P – bạn nam học cùng lớp tiếng Anh với H. Lo lắng H vì chuyện tình cảm này mà không chú tâm học tập, L đã liên hệ và yêu cầu P tránh xa bạn mình; đồng thời bí mật báo cho bố mẹ của H biết sự việc.

A.   Bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở.

B.   Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.

C.   Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D.   Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

     Câu 18 (0,25 điểm). Tổ trưởng tổ dân phố B tổ chức cuộc họp các hộ gia đình trong tổ để mọi người đóng góp ý kiến về xây dựng khu dân cư văn minh, sạch đẹp. Nhiều ý kiến phát biểu góp ý về việc tổ trưởng tổ dân phố chưa nhắc nhở những gia đình không tham gia vệ sinh công cộng vào sáng Chủ nhật hằng tuần; về việc một số gia đình còn vứt rác không đúng nơi quy định; về việc có gia đình còn bật nhạc to làm ảnh hưởng cuộc sống của những người xung quanh. Theo em, sự tham gia ý kiến của những người trong tổ dân phố B có phải là thực hiện quyền tự do ngôn luận hay không? Vì sao?

A.   Không, vì các vấn đề được đề cập liên quan đến quy định và trật tự công cộng.

B.   Có, vì họ có quyền phát biểu ý kiến về các vấn đề trong cộng đồng của mình.

C.   Không, vì người dân chỉ có quyền thực hiện, không có quyền nêu ý kiến.

D.   Có, vì người dân thấy cuộc sống bị xáo trộn và cần lên tiếng phê phán vấn đề.

     Câu 19 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

Anh A và chị B là vợ chồng, hai người chung sống cùng nhà với bố mẹ anh A là ông T và bà C. Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện nhằm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, anh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình. Thấy vợ chồng hai con thường xuyên bất hòa, ông T và bà C tuyên bố: nếu chị B không từ bỏ việc thực hành tôn giáo thì sẽ đuổi chị B ra khỏi nhà.

A.   Anh A và chị B.

B.   Chị B và bà C.

C.   Ông T, chị B và anh A.

D.   Bà C, ông T và anh A.

     Câu 20 (0,25 điểm). Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã đồng thời vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

Thôn A có ông K; vợ chồng anh T, chị P; vợ chồng chị X, anh V và con gái là cháu M cùng sinh sống. Vốn có định kiến từ trước nên khi thấy chị P vào nhà mình, chị X cho rằng chị P có mục đích xấu nên đã tri hô và hỗ trợ anh V đánh đuổi chị P. Sau đó ít lâu, bị chị P đưa tin sai sự thật về mình, anh V đã bí mật giam chị tại một ngôi nhà hoang. Qua hai ngày chị P mất tích, anh T phát hiện sự việc nên đã thuê ông K dùng hung khí đe dọa giết anh V buộc anh V phải thả vợ mình. Khi bác sĩ yêu cầu chị P phải nằm viện điều trị do bị sang chấn tâm Ií, anh T bắt cháu M rồi quay và gửi video cảnh cháu ngất xỉu do bị bỏ đói cho anh V để gây sức ép yêu cầu anh V phải trả tiền viện phí cho vợ mình.

A.   Anh V và anh T.

B.   Anh T và chị X.

C.   Chị P, anh V và anh T.

D.   Ông K, chị P và anh V.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,5 điểm).

a. Em hãy nêu quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

b. Theo em, hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân sẽ bị xử phạt như thế nào?

     Câu 2 (1,5 điểm). Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? Hãy kể những việc em đã làm để thực hiện tốt quyền này.

 Câu 3 (1,0 điểm). Sau khi nghe đài phát thanh huyện phát thông tin về chủ trương của huyện cho các gia đình thuộc diện hộ nghèo vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh với mức lãi suất ưu đãi đặc biệt, chị B đã đến Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu được cung cấp thông tin đầy đủ, cụ thể về việc này. Người cán bộ Uỷ ban tiếp chị không cung cấp ngay thông tin cho chị B mà hẹn chị 4 ngày sau sẽ trả lời. Đến hẹn, chị B được người cán bộ này cung cấp thông tin sai lệch so với thông tin đã được phát qua đài phát thanh.

Theo em, người cán bộ Uỷ ban nhân dân huyện có thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin hay không? Vì sao?

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

    

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT  – BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘTổng số câuĐiểm số        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  
CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN           
17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân211 2   513,75
18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân1 1 1   100,75
19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân2 111   412,5
20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin2 2 1  1512,25
21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo1 1 1   300,75
Tổng số câu TN/TL8161600120310,0
Điểm số2,02,51,51,51,5001,05,05,010,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,5 điểm

45 %

3,0 điểm

30 %

1,5 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10,0 điểm

100 %

10,0 điểm     



 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT

– BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL   
MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN203    
Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩmNhận biết - Nhận biết được thế nào là xâm phạm về danh dự, nhân phẩm.  - Nhận biết quy định của pháp luật về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.  - Nêu quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân; hình phạt hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân gây ra.21C1, C3C1 (TL)
Thông hiểuXác định được biểu hiện của hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.1 C9  
Vận dụngPhân tích được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.2 C15, C20  
Vận dụng cao      
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ởNhận biếtNhận biết được trường hợp được phép khám chỗ ở.1 C2 
Thông hiểuXác định được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.1 C10  
Vận dụngXử lí tình huống thực tế về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.1 C16  
Vận dụng cao      
Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tínNhận biết - Nhận biết được quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.  - Nhận biết được biểu hiện vi phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.2 C4, C6 
Thông hiểu - Biết được hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.  - Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân và liệt kê những việc HS đã làm để thực hiện tốt quyền này.11C11C2 (TL) 
Vận dụngXác định được trường hợp vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.1 C17  
Vận dụng cao      
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tinNhận biết - Nhận biết được biểu hiện của quyền tự do ngôn luận.  - Nhận biết được mối liên hệ giữa quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.2 C5, C7 
Thông hiểu - Xác định được hành vi xâm phạm quyền tự do báo chí.  - Xác định được những thông tin mà công dân có quyền tiếp cận.2 C12, C13  
Vận dụngBày tỏ quan điểm với ý kiến trong tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.1 C18  
Vận dụng caoXử lí được tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin. 1 C3 (TL) 
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáoNhận biếtNhận biết được biểu hiện của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.1 C8 
Thông hiểuXác định được việc làm không được thực hiện trong quá trình tuân thủ quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo.1 C14  
Vận dụngĐánh giá được hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.1 C19  
Vận dụng cao      

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay