Phiếu trắc nghiệm KTPL 11 chân trời Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

BÀI 18: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy cho biết hành vi xâm phạm về chỗ ở của người khác là gì?

  1. Là hành vi đến nhà thăm hỏi một người khi họ gặp các tình hình không ổn về sức khỏe
  2. Chỉ là những hành vi đột nhập và nhà người khác khi chưa được sự đồng ý của họ
  3. Là các hành vi khám xét nhà trái phép, đuổi công dân ra khỏi chỗ ở, chiếm giữ hoặc cản trở trái pháp luật về chỗ ở của người khác
  4. Hành vi thực hiện các kiểm tra đảm bảo an toàn về chỗ ở của người khác

 

Câu 2: Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo quy định nào?  

  1. Trình tự thủ tục do xã hội quy định
  2. Quy trình của công an xã
  3. Quy trình của trưởng thôn, xóm
  4. Trình tự thủ tục do luật quy định

Câu 3: Hành vi nào không vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  1. Tự ý xông vào nhà của người khác
  2. Xông vào nhà hàng xóm vì nghi ngờ đồ vật mất cắp của mình ở trong đó
  3. Bắt đối tượng truy lã đang lẩn trốn tại đó
  4. Công an xã tự ý khám xét nhà của người dân

Câu 4: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là gì?

  1. Bảo vệ chỗ ở của công dân
  2. Ngăn chặn các hành vi tự ý khám xét nhà
  3. Tôn trọng chỗ ở của người khác
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 5: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được Hiến pháp quy định như thế nào?

  1. Việc khám xét chỗ ở của công dân là do luật định
  2. Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được phép tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa có sự đồng ý của họ
  3. Mỗi người đều có quyền có nơi ở hợp pháp
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Hành vi nào sau đay không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  1. Tự ý đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ
  2. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám xét của cơ quan có thẩm quyền
  3. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mời vào nhà họ
  4. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng

Câu 7: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác được quy định tại điều nào, Hiến pháp năm nào?

  1. Điều 19, Hiến pháp năm 2011
  2. Điều 20, Hiến pháp năm 2011
  3. Điều 21, Hiến pháp năm 2013
  4. Điều 22, Hiến pháp năm 2013

Câu 8: Người nào tự khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?

  1. Từ 3 tháng đến 1 năm
  2. Từ 2 tháng đến 1 năm
  3. Từ 5 tháng đến 2 năm
  4. Từ 7 tháng đến 2 năm

Câu 9: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người dân tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép là nói đến quyền nào của công dân?

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
  2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
  3. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe
  4. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm

Câu 10: Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác có thể bị phạt theo hình thức nào?   

  1. Phạt cảnh cáo
  2. Cải tạo không giam giữ
  3. Phạt tù
  4. Cả 3 đáp án đều đúng

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Chỉ được khám xét nhà của người khác khi nào?

  1. Khi có quyết định của Tòa án hoặc người phê chuẩn của Viện Kiểm sát
  2. Khi nghi ngờ có hành vi phạm lỗi
  3. Khi có công văn của Tòa án
  4. Khi có công văn của Viện Kiểm sát

Câu 2: Hành vi đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ được cho là vi phạm về quyềng gì? 

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  3. Quyền tự do ngôn luận
  4. Quyền bình đẳng

Câu 3: Việc lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để tự ý khám xét chỗ ở của người khác thì sẽ bị phạt như thế nào?

  1. Bị phạt hành chính
  2. Bị phạt tù từ 1 đén 5 năm
  3. Bị phạt tù không giam giữ từ 1 đến 5 năm
  4. Bị phạt hành chính từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng

Câu 4: Khi thực hiện khám xét nhà của người khác phải thực hiện theo các nguyên tắc nào sau đây?

  1. Khám xét nhà khi không có người từ đủ 18 tuổi ở nhà và không có cán bộ xã, người chứng kiến
  2. Khám khi không có ai ở nhà
  3. Khám xét nhà khi có đối tượng cần gặp có ở nhà, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có cán bộ địa phương, người chứng kiến ở đó
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 5: Việc làm nào sau đây là đúng?

  1. Vào nhà của người khác khi được sự đồng ý của chủ nhà
  2. Thực hiện khám xét nhà của công dân khi có đủ các giấy tờ cần thiết và người làm chứng đầy đủ
  3. Báo cho các cơ quan địa phương khi thấy tình huống đột nhập trái phép vào nhà người khác
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6:  Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp …….cho phép

  1. Cảnh sát
  2. Công an
  3. Tòa án
  4. Pháp luật

3. VẬN DỤNG

Câu 1: A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện cũ và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động của đó vi phạm về quyền nào sau đây?

  1. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
  2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
  3. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và tính mạng
  4. Quyền được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm

Câu 2: Là học sinh, em có thể thực hiện được những điều gì để thể hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  1. Tự ý ra vào nhà của người khác
  2. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  3. Tôn trọng nơi ở của người khác
  4. Đáp án B và C đúng

Câu 3: Đối tượng phạm tội chạy trốn khỏi trại nên các chiến sỹ công an đang phải chia nhau hành động để sớm bắt được tên tội phạm trở lại. Đi đến một ngõ nhỏ, anh T người trong đội của các chiến sỹ công an nhìn thấy một bóng lưng hết sức quen thuộc đang lẻn vào nhà chị M để lẩn trốn. Không nghĩ được nhiều anh T vội vàng bám theo và xông vào nhà chị M để truy bắt đối tượng. Theo em, hành vi của anh T có bị cho là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không?

  1. Không vì anh T là công an
  2. Không vì anh T đang thực hiện nhiệm vụ bắt tên tội phạm nếu sơ hở là có thể làm mất dấu vết của tội phạm
  3. Có vì anh T chưa được chị M cho phép đã xông vào nhà chị M
  4. Có vì anh T đã tự ý nhảy vào nhà chị M

Câu 4: Hành vi nào sau đây vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  1. Anh A vào nhà anh B thắp hương theo như đã hẹn trước với anh B từ trước
  2. Ông H thu dọn đồ đạc của em T ra khỏi phòng vì đã chậm tiền phòng trọ
  3. Anh B xin phép chủ nhà được vào trong để thu dọn nốt đồ đạc của mình còn sót lại
  4. Bảo vệ chung cư của một tòa nhà đã phá cửakịp thời để xông vào cứu cháu bé đang bị kẹt trên lan can khi người lớn đi vắng

Câu 5: Theo em, tình huống sau đây là đúng hay sai “Anh P đang cùng các con chơi ngoài bãi đất trống, vô tình chiếc diều của con anh P bị rơi mắc trên hiên nhà của anh B. Sau khi gọi một hồi lâu thì anh phát hiện ra nhà anh B không có ai ở nhà. Anh P quyết định bật tường vào lấy diều cho các con”?

  1. Hành động của anh P là đúng vì đã giúp con tìm lại được món đồ chơi
  2. Hành động của anh P là sai vì chưa được sự đồng ý của chủ nhà là anh B mà đã tự ý trèo vào nhà
  3. Hành động của anh P không có ý xấu nên không được cho là sai
  4. Anh P không có động cơ trộm cắp các vật dụng trong nhà của anh B nên không vi phạm pháp luật

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: B và L là hai bạn rất thân quen. Gần đây B cho L mượn một cuốn sách quý. Cuốn sách này lại do một người bạn khác của B cho mượn. Nay người bạn khác đó phải dời nhà đi xa, đòi B phải trả ngay để đem theo. Bình đến nhà L thì cả nhà đi vắng, cửa tuy có khoá nhưng nếu banh mạnh một tí có thể len vào. Vì nhà L có một con chó giữ nhà, B lui tới thường xuyên nên chó dữ cũng hoá quen từ lâu. B quyết định banh cửa nhà L, lách vào để lấy sách. Lúc đó có người hàng xóm trông thấy và can B không nên vào nhưng tình huống gấp quá phải trả sách cho người bạn đang chờ mình ở nhà nên B vẫn đi vào nhà L để tìm cuốn sách mang về. Theo em, hành động của bạn B có vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở không?

  1. Hành vi của B là hành vi xâm phạm bất hợp pháp về chỗ ở của người khác do chưa có sự đồng ý của chủ nhà mà đã tự ý vào nhà
  2. Hành vi của B không được coi là xâm phạm bất hợp pháp vì B có lí do chính đáng để vào nhà của L
  3. Vì có lẽ B đã được L cho phép rồi nên hành vi của B không bị coi là hành vi xâm phạm bất hợp pháp
  4. Hành vi của L là hành vi xâm phạm bất hợp pháp vì đã tự ý vào nhà của B

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay