Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo ôn tập chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (PHẦN 3)

Câu 1: Theo quy định của pháp luật: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp cá nhân đó:

  1. Đang thực hiện các giao dịch dân sự
  2. Công khai đấu giá tài sản của bản thân
  3. Vi phạm pháp luật bị bắt quả tang
  4. Ủy quyền giao dịch các hợp đồng dân sự

 

Câu 2: Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân không dẫn tới hậu quả nào sau đây?

  1. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong mọi trường hợp
  2. Xâm phạm tới đời sống riêng tư, an toàn và bí mật cá nhân của công dân
  3. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí, danh dự, nhân phẩm… của công dân
  4. Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính

 

Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…………là quyền của công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ”

  1. Quyền tự do báo chí
  2. Quyền tiếp cận thông tin
  3. Quyền tự do ngôn luận
  4. Quyền tự do tín ngưỡng

 

Câu 4: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

  1. Chị A thường xuyên đi lễ chùa để cầu nguyện một cuộc sống bình an, tốt đẹp
  2. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác
  3. Chị X rất hào hứng tham gia hoạt động “khóa tu mùa hè” dành cho sinh viên
  4. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương

 

Câu 5: Hành vi của ông C trong tình huống dưới đây đã vi phạm quyền nào của công dân?

“Sáng thứ Bảy, H đến nhà K chơi. Sau khi H ra về, ông C là bố của K tìm điện thoại nhưng không thấy. Ông C cho rằng H đã lấy điện thoại đó, nên đã quyết định sang nhà H để khám xét. Ông T (bố H) không đồng ý cho ông C vào nhà, nhưng ông C cứ xông thẳng vào nhà lục lọi đồ đạc để tìm chiếc điện thoại của mình”

  1. Bất khả xâm phạm về chỗ ở
  2. Bất khả xâm phạm về tài sản
  3. Được pháp luật bảo hộ về danh dự
  4. Được pháp luật bảo hộ về thân thể

 

Câu 6: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của nghĩa là gì?

  1. Không ai được tùy tiện vào chỗ ở của người khác
  2. Không ai bị bắt, giam giữ khi không có lí do chính đáng
  3. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác
  4. Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác

Câu 7: Hành vi nào không vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  1. Tự ý xông vào nhà của người khác
  2. Xông vào nhà hàng xóm vì nghi ngờ đồ vật mất cắp của mình ở trong đó
  3. Bắt đối tượng truy nã đang lẩn trốn tại đó
  4. Công an xã tự ý khám xét nhà của người dân

Câu 8: Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là?

  1. Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân
  2. Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ
  3. Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân
  4. Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân

Câu 9: Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân được định nghĩa như thế nào?

  1. Tự do bày tỏ quan điểm ý kiến của mình trên một lĩnh vực của đời sống
  2. Được tham gia góp ý, xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước
  3. Được sáng tạo các sản phẩm báo chí, được tiếp cận với các thông tin bảo chí
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Hành vi nào tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân?

  1. Tuân theo những quy định của nhà chùa, nhà thờ
  2. Cười nói ồn ào trong khu vực trang nghiêm như chùa, nhà thờ
  3. Hút thuốc lá trong đền, chùa, nhà thờ
  4. Ăn mặc hở hang khi vào chùa, nhà thờ

Câu 11: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  1. Tự ý đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ
  2. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám xét của cơ quan có thẩm quyền
  3. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mời vào nhà họ
  4. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng

Câu 12: Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào dưới đây?

  1. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể
  2. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
  3. Quyền bầu cử và ứng cử
  4. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 13: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện rõ tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là?

  1. Tôn giáo
  2. Tín ngưỡng
  3. Mê tín dị đoan
  4. Truyền giáo

Câu 14: Khi phát hiện ra người bị tai nạn, gặp các tình huống nguy hiểm về tính mạng mỗi chúng ta nên xử lí như thế nào?

  1. Mặc kệ người bệnh
  2. Gọi cứu thương, tìm người cùng đưa bệnh nhân đến các cơ ở y tế gần nhất
  3. Tìm cách gọi cho người nhà bệnh nhân để đưa đi viện
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 15: Khi thực hiện khám xét nhà của người khác phải thực hiện theo các nguyên tắc nào sau đây?

  1. Khám xét nhà khi không có người từ đủ 18 tuổi ở nhà và không có cán bộ xã, người chứng kiến
  2. Khám khi không có ai ở nhà
  3. Khám xét nhà khi có đối tượng cần gặp có ở nhà, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có cán bộ địa phương, người chứng kiến ở đó
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 16: Hành vi đọc trộm các thông tin về đời tư cá nhân của người khác gây ra các hậu quả gì?

  1. Xâm phạm đến đời tư cá nhân của người khác
  2. Gây ảnh hưởng đến danh dự của người khác
  3. Làm lộ các thông tin quan trọng cần bảo mật
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 17: Trách nhiệm của học sinh là gì trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin?

  1. Gương mẫu chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước đã đề ra
  2. Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật
  3. Tích cực tham gia tuyên truyền vận động mọi người thực hiện theo các đường lối chính sách của Đảng
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 18: Hành vi nào sau đây cần lên án?

  1. Ăn trộm tiền của chùa
  2. Vừa nghịch điện thoại vừa nghe giảng đạo
  3. Mặc quần áo ngắn đi chùa
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 19: Công an được bắt giữ người trong trường hợp nào dưới đây thì không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  1. Hai nhà hàng xóm cãi nhau
  2. Học sinh gây gổ đánh nhau trong sân trường
  3. Chị B tung tin đồn, nói xấu người khác
  4. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy

Câu 20: Đối tượng phạm tội chạy trốn khỏi trại nên các chiến sỹ công an đang phải chia nhau hành động để sớm bắt được tên tội phạm trở lại. Đi đến một ngõ nhỏ, anh T người trong đội của các chiến sỹ công an nhìn thấy một bóng lưng hết sức quen thuộc đang lẻn vào nhà chị M để lẩn trốn. Không nghĩ được nhiều anh T vội vàng bám theo và xông vào nhà chị M để truy bắt đối tượng. Theo em, hành vi của anh T có bị cho là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không?

  1. Không vì anh T là công an
  2. Không vì anh T đang thực hiện nhiệm vụ bắt tên tội phạm nếu sơ hở là có thể làm mất dấu vết của tội phạm
  3. Có vì anh T chưa được chị M cho phép đã xông vào nhà chị M
  4. Có vì anh T đã tự ý nhảy vào nhà chị M

 

Câu 21: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp?

  1. Có ý kiến của lãnh đạo cơ quan
  2. Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  3. Có tin báo của nhân dân
  4. Có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh

Câu 22: Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung các tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào?

  1. Cảnh cáo
  2. Nhắc nhở
  3. Bị phạt tù từ 1 đến 5 năm
  4. Cắt chức

Câu 23: Khi nhận thấy nhóm hội tín ngưỡng của mình vẫn còn thiếu nhiều thành viên, bà B đã đi đến cổng trường học tuyên truyền và lôi kéo các em học sinh tin và theo bà cùng truyền giáo. Theo em hành động của bà B có đúng không?

  1. Hành động của bà B là sai, bà không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác
  2. Hành động của bà B là đúng, bà đang thực hiện tốt các biện pháp của để giúp cho tôn giáo của mình ngày một phát triển
  3. Đáp án A đúng B sai
  4. Đáp án B đúng A sai

Câu 24: Tình cờ trong một lần đi chơi H vô tình nhìn thấy một nhóm người đang đưa thông tin và dụ dỗ K tham gia vào nhóm hội tôn giáo của họ. H đã từng đọc được thông tin về việc rất nhiều các “đạo lạ” không được cho phép hoạt động đang cố gắng lôi kéo những người cả tin tham gia vào đội nhóm của họ, để truyền bá các thông tin không chính xác nhằm mục đích bôi nhọ Chính quyền và chủ trương của Nhà nước. Nếu em là H, em nên làm gì để giúp K không bị những người xấu dụ dỗ?  

  1. Mặc kệ K vì dù gì việc đó cũng không liên quan tới mình
  2. Khuyên nhủ K không nên tin theo, nghe lời người lạ, không tham gia vào các hội nhóm không rõ nguồn gốc, không được Nhà nước cho phép hoạt động
  3. Ra mặt xua đuổi nhóm người kia đi, không cho họ tiếp xúc với K
  4. Để cho K tự giải quyết vấn đề của mình, vì không ai có thể giúp được mình ngoài bản thân mình

Câu 25: Ông T nuôi được đàn gà hàng chục con nhưng thỉnh thoảng bị mất trộm vài con. Để bảo vệ, ông T đã đặt một cái bẫy có tẩm thuốc độc ở ngay gần cửa chuồng gà. Một đêm, sau khi đã bắt trộm được hai con gà, P bị sập bẫy, bị thương dập bàn chân trái. Hai hôm sau vào viện thì phải tháo khớp do nhiễm trùng nặng. Theo em, ông T có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và tính mạng không?

  1. Vì P đã ăn trộm gà của ông T nên việc làm của ông T chỉ là để bảo vệ tài sản của mình
  2. Dù P đã có hành động sai trái khi đi bắt trộm gà của ông T nhưng hành vi dùng để bảo vệ tài sản của ông T thật sự rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người khác nên ông T đã vi phạm luật được bảo hộ về sức khỏe và tính mạng của nhà nước
  3. Việc ông T làm chỉ mang tính chất tự vệ, không hề có mưu tính nên không được coi là hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và tính mạng
  4. Việc làm của P đã sai khi đi ăn trộm gà của nhà ông T nên phải chịu sự trừng phạt

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay