Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối ôn tập chủ đề 3: Quá trình giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 3: Quá trình giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thủ đoạn mà các nước tư bản phương Tây sử dụng trong quá trình xâm nhập, xâm lược vào khu vực Đông Nam Á?

  1. Khống chế chính trị, ép kí hiệp ước bất bình đẳng
  2. Sử dụng hoạt động buôn bán, truyền giáo
  3. Truyền bá học thuyết “Đại Đông Á”
  4. Dùng vũ lực để thôn tính đất đai

 

Câu 2: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nhân dân Phi-lip-pin nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của:

  1. Thực dân Anh
  2. Thực dân Pháp
  3. Thực dân Tây Ban Nha
  4. Thực dân Hà Lan

 

Câu 3: Một trong những cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia chống lại ách cai trị của thực dân Pháp là khởi nghĩa của:

  1. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô
  2. Hoàng thân Si-vô-tha
  3. Đa-ga-hô
  4. A-cha-xoa

 

Câu 4: Đến cuối thế kỉ XIX, In-đô-nê-xi-a đã trở thành thuộc địa của:

  1. Thực dân Pháp
  2. Thực dân Anh
  3. Thực dân Hà Lan
  4. Thực dân Tây Ban Nha

Câu 5: Để áp đặt được ách độ hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam, thực dân Pháp đã phải mất:

  1. 30 năm
  2. 28 năm
  3. 26 năm
  4. 24 năm

 

Câu 6: Đến đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của nước nào ở khu vực Đông Nam Á hải đảo rơi vào tay người Anh?

  1. Malaysia
  2. Singapore
  3. Brunei
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro (1825 – 1830) có sự hưởng ứng và tham gia của:

  1. Tầng lớp vô sản trong xã hội
  2. Nhiều hoàng tộc, quý tộc và lực lượng của họ
  3. Các lãnh chúa và đông đảo nhân dân trên đảo Java và các đảo khác
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình:

  1. Phương Tây
  2. Phương Đông
  3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại
  4. Chủ nghĩa xã hội

Câu 9: Nước nào tuyên bố độc lập trong năm 1945?

  1. Việt Nam
  2. Indonesia
  3. Lào
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Quá trình các nước phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á trong thời gian đầu được tiến hành thông qua:

  1. Các hoạt động bí mật đưa vũ khí, đạn dược và việc tuồn các mặt hàng độc hại như thuốc phiện vào các nước Đông Nam Á
  2. Các hoạt động buôn bán và truyền giáo
  3. Các hoạt động đe doạ, cướp bóc
  4. Chiến tranh khủng bố, ép buộc chính quyền phong kiến các nước phải đầu hàng

Câu 11: Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược Miến Điện, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó với:

  1. Nhiều thiên tai và biến cố, khiến cho thực dân Anh không thu được nhiều kết quả như mong muốn
  2. Sự tranh giành ảnh hưởng của Pháp
  3. Cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Câu nào sau đây là đúng?

  1. Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á
  2. Đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây
  3. Vương quốc Xiêm tuy giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là giai đoạn chuyển tiếp từ:

  1. Đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc
  2. Đấu tranh giành độc lập dân tộc sang đấu tranh chống xâm lược
  3. Đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang
  4. Đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị

Câu 14: Điểm chung trong chính sách về kinh tế của thực dân ở Đông Nam Á là gì?

  1. Khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên
  2. Thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp
  3. Thúc ép người dân tăng gia sản xuất, hỗ trợ máy móc nhưng lượng sản phẩm phải nộp là quá lớn
  4. Cả A và B

Câu 15: Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore đã tiến hành:

  1. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa
  2. Đấu tranh chống sự kìm hãm kinh tế của các nước phương Tây
  3. Chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX
  4. Chiến lược dịch vụ hoá từ những năm 70 của thế kỉ XX

Câu 16: Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh:

  1. Phần lớn các nước Đông Nam Á đang ở thời gian phát triển hùng mạnh, nhờ đó thực dân phương Tây có thể thu được nhiều nguồn lợi nhất có thể
  2. Chiến tranh thế giới bùng phát, các nước tư bản muốn làm bá chủ thế giới nên cần tăng cường sức mạnh quân đội
  3. Phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội với nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ phong kiến
  4. Cả B và C

Câu 17: Ở Miến Điện, thực dân Anh đã gặp khó khăn như thế nào mới chiếm được nước này?

  1. Phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 – 1885)
  2. Phải đối mặt với một triều đình có nhiều người yêu nước và quân đội hùng mạnh
  3. Không thích ứng được với thời tiết khắc nghiệt khác hoàn toàn với chính quốc
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 18: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Năm 1511, thực dân Bồ Đào Nha đánh chiếm Malacca. Việc đánh chiếm Malacca là “một trong những đặc điểm quan trọng nhất của một kế hoạch chiến lược toàn diện” của người Bồ Đào Nha ở khu vực này
  2. Giữa thế kỉ XVI, Philippines chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Italy – Tây Ban Nha (1898), Philippines đã trở thành thuộc địa của Italy
  3. Lapulapu, người anh hùng dân tộc của Philippines, thủ lĩnh của thổ dân ở đảo Mactan, đã lãnh đạo đội quân đánh thắng thực dân Tây Ban Nha năm 1521
  4. Hình ảnh của Lapulapu đã được chọn làm biểu tượng cho ý chí chiến đấu, sự dũng cảm của lực lượng Cảnh sát và Cục Phòng cháy chữa cháy của Philippines ngày nay

Câu 19: Câu nào sau đây không đúng về những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á?

  1. Về kinh tế, sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu và lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài
  2. Về chính trị, việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân dã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á
  3. Về văn hoá, chính sách khai hoá văn minh của thực dân đã góp phần xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, những giá trị truyền thống và thay vào đó là những điều tân tiến, văn minh, đặt nền tảng cho sự thay đổi về nhận thức
  4. Bên cạnh những tác động tiêu cực, sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng tạo ra những chuyển biến nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở (mở mang đường giao thông, xây dựng thành phố hải cảng mới,...)

Câu 20: “Một bên là những người bản xứ,... họ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật, và hầu như chỉ bằng sức của họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người Pháp và người nước ngoài, họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ xuất nhập khẩu và tất cả các ngành nghề béo bở nhất, bóc lột trâng tráo trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân”.

Đoạn trên trích trong tác phẩm nào?

  1. Bản án chế độ thực dân Pháp (Nguyễn Ái Quốc)
  2. Việt Nam vong quốc sử (Phan Bội Châu)
  3. Trung kỳ dân biến thỉ mạt ký (Phan Chu Trinh)
  4. Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng (Võ Nguyên Giáp)

 

Câu 21: Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920, phong trào đấu trào theo ý thức hệ phong kiến dần được thay thế bằng:

  1. Phong trào theo xu hướng cộng sản
  2. Phong trào theo xu hướng tư sản
  3. Phong trào theo xu hướng hợp tác cùng phát triển
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á?

  1. Các nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa từ cuối thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX
  2. Sau khi giành độc lập năm 1984, Bru-nây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế. Mi-an-ma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998
  3. Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao
  4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới với GDP đạt khoảng 13.000 tỉ USD từ năm 2018

Câu 23: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Về văn hoá – xã hội, các nước thực dân phương Tây đã tìm mọi cách kìm hãm người dân ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói, đồng thời làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á
  2. Hầu hết người dân các nước thuộc địa đều mù chữ: ở Mã Lai, năm 1931 chỉ có 1.4% dân số biết chữ; ở Việt Nam, năm 1926 chỉ có khoảng 60% trẻ em ở độ tuổi đi học được tới trường, hơn 50% dân số không biết chữ
  3. Cùng với chính sách ngu dân, thực dân phương Tây thi hành chính sách đầu độc người dân bản địa bằng rượu, thuốc phiện để dễ bề cai trị
  4. Hệ thống y tế lạc hậu khiến cho tỉ lệ tử vong vì ốm đau, bệnh tật tăng cao, đặc biệt là trẻ em

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

  1. Là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
  2. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, tại Bangkok, Thái Lan. Những thành viên đầu tiên của Hiệp hội bao gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines
  3. Mục tiêu của tổ chức là nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, hợp tác chống tình trạng báo động và bất ổn tại những nước thành viên, đồng thời triển khai nghiên cứu các loại vũ khí hạt nhân, thích ứng với tình hình thế giới luôn biến động
  4. Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về công cuộc cải cách ở Xiêm?

  1. Mặc dù giúp đất nước tránh được nạn chết chóc nhưng với việc nhượng bộ cho thực dân và để cho thực dân đánh chiếm các nước láng giềng của mình, công cuộc cải cách chỉ cho thấy Xiêm là một quốc gia hèn nhát, không dám đứng lên vì chính nghĩa
  2. Công cuộc cải cách đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở cửa cho hàng hoá xuất khẩu,... đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo
  3. Trên cơ sở những thành tựu của công cuộc cải cách, Chính phủ Xiêm có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững nền độc lập và chủ quyền đất nước, không bị rơi vào tình trạng thuộc địa
  4. Trong bối cảnh hầu hết các quốc gia trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân, công cuộc cải cách của Xiêm chính là một trong những con đường ứng phó hiệu quả với làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay