Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối ôn tập chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Câu 1: Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) đặt dưới sự lãnh đạo của:

  1. Giai cấp tư sản và quý tộc mới
  2. Giai cấp tư sản và chủ nô
  3. Giai cấp tư sản
  4. Giai cấp vô sản

 

Câu 2: Nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là gì?

  1. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ
  2. Thống nhất thị trường dân tộc
  3. Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến
  4. Hình thành quốc gia dân tộc

Câu 3: Nửa sau thế kỉ XVII, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở:

  1. Hà Lan và Anh
  2. I-ta-lia-a và Đức
  3. Anh và Bắc Mĩ
  4. Pháp và Bắc Mĩ

Câu 4: Vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, đời sống kinh tế - xã hội của các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ có sự chuyển biến to lớn, do tác động của:

  1. Cách mạng 4.0
  2. Cách mạng nhung
  3. Cách mạng công nghiệp
  4. Cách mạng công nghệ

 

Câu 5: Cuộc Cách mạng Nga năm 1905 - 1907 đặt dưới sự lãnh đạo của:

  1. Giai cấp tư sản và quý tộc mới
  2. Giai cấp tư sản và chủ nô
  3. Giai cấp tư sản
  4. Giai cấp vô sản

 

Câu 6: Ở Anh trước cách mạng, nhà vua có quyền lực như thế nào?

  1. Nắm mọi quyền lực, tàn sát dân lành, đưa quân đi xâm chiếm khắp năm châu
  2. Nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán, tự ý đánh thuế mà không cần hỏi ý kiến của Quốc hội
  3. Chỉ nắm một phần quyền lực, chịu sự chi phối của Quốc hội và tầng lớp tư sản
  4. Chỉ nắm một phần quyền lực nhưng luôn lạm dụng quyền lực cho những mục đích tàn ác

Câu 7: Từ thập kỷ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Anh, sau đó lan ra các nước Pháp, Đức,... đã tạo ra:

  1. Những chuyển biến to lớn về kinh tế – xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các này và khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản
  2. Tiền để để tiến tới hình thành hệ thống tư tưởng chủ nghĩa xã hội
  3. Cơ hội cho các nước đói nghèo khi đó thay đổi và vươn mình trở thành các cường quốc
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là gì?

  1. Nhằm xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập một chế độ mới chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản.
  2. Nhằm xoá bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  3. Mang lại công bằng, chính nghĩa và nhân quyền cho mọi tầng lớp trong xã hội, thiết lập một xã hội nơi mà mọi người đều bình đẳng, không chịu áp bức, bóc lột
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 9: Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công, dẫn tới việc:

  1. Một bộ phận lớn công nhân vô sản trở thành tầng lớp tư sản
  2. Tăng cường phát minh, sáng chế ra các sản phẩm công nghệ mới, giáo dục cũng từ đó mà được nâng cao
  3. Tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng như thế nào?

  1. Cuộc cách mạng do nhiều lực lượng lãnh đạo (tư sản, quý tộc mới, chủ nô,...) nhằm chống lại chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
  2. Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản nhằm thay đổi hệ thống chính trị, mang lại công bằng, văn minh, nhân quyền cho nhân loại, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
  3. Cuộc cách mạng do các giai cấp thấp kém trong xã hội (nông dân, nô lệ,…) lãnh đạo nhằm đòi lại quyền dân chủ, quyền con người từ giai cấp tư sản và quý tộc, nhằm thiết lập một thể chế nhà nước mới
  4. Cuộc cách mạng nhằm đòi lại quyền tư sản cho đại bộ phận dân chúng, hướng tới hình thành chủ nghĩa tư bản

Câu 11: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Ở châu Âu, sau Cách mạng tư sản Anh và đặc biệt là Cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập
  2. Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Hà Lan, Anh vào nửa đầu thế kỉ XVIII
  3. Chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu (Bắc Mỹ) và xác lập ở Pháp vào cuối thế kỉ XVIII
  4. Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Italy, Đức vào nửa sau thế kỉ XIX

Câu 12: Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến, thực dân phương Tây trước cách mạng tư sản đã gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho:

  1. Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản
  2. Giai cấp tư sản và các tầng lớp tinh hoa
  3. Giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội
  4. Giai cấp quyền lực và giai cấp không quyền lực

Câu 13: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?

  1. Cuối thế kỉ XIX
  2. Đầu thế kỉ XX
  3. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
  4. Giữa thế kỉ XIX – cuối thế kỉ XX

Câu 14: Câu nào sau đây đúng về giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản?

  1. Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và quý tộc mới, song vai trò quan trọng thuộc về quý tộc mới
  2. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và chủ nô
  3. Trong Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, giai cấp tư sản giành độc quyền lãnh đạo cách mạng
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 15: Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ và giành thắng lợi trong khoảng thời gian nào và dựa trên các tiền đề nào?

  1. Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng
  2. Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về mâu thuẫn xã hội, thu nhập và quyền lực
  3. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng
  4. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về mâu thuẫn xã hội, thu nhập và quyền lực

Câu 16: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Cuộc cải cách đã đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đồng thời giúp Nhật Bản tránh được nguy cơ bị xâm lược từ các cường quốc thực dân phương Tây
  2. Ở Trung Quốc, Cách mạng Tân Hợi (1911) do những trí thức cấp tiến và tiểu tư sản lãnh đạo đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tổn tại lâu đời ở Trung Quốc
  3. Mặc dù Cách mạng Tân Hợi (1911) đã thực sự thủ tiêu được giai cấp phong kiến nhưng nó vẫn chưa đủ sức để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia lớn nhất, đông dân nhất châu Á
  4. Trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới

Câu 17: Câu nào sau đây đúng về tình hình kinh tế Pháp đến giữa thế kỉ XVIII?

  1. Nông nghiệp vẫn rất lạc hậu song kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa
  2. Nông nghiệp phát triển mạnh song những ngành kinh tế hiện đại như công nghiệp và dịch vụ không được chú trọng
  3. Kinh tế kém phát triển cả về nông nghiệp và công thương nghiệp
  4. Kinh tế phát triển mạnh cả về nông nghiệp và công thương nghiệp

Câu 18:

Đây là tranh biếm hoạ về:

  1. Một công ty độc quyền dầu mỏ ở Mỹ
  2. Sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc
  3. Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân
  4. Sự xác lập chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới

Câu 19: Câu nào sau đây đúng về tình thế của giai cấp tư sản và các đồng minh của mình trước cách mạng?

  1. Họ mạnh cả về kinh tế lẫn quyền lực chính trị
  2. Họ bị vua chúa bóc lột nặng nề về kinh tế song cũng không có quyền lực gì về chính trị, gần như trở thành giai cấp vô sản
  3. Họ tuy giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị tương xứng
  4. Họ tuy có quyền lực chính trị nhưng không còn năng lực về kinh tế

Câu 20: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện cụ thể trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học – công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển,...
  2. Chủ nghĩa tư bản có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế
  3. Các nước tư bản phát triển trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học – công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới
  4. Nhóm G8 được sáng lập năm 1992 là diễn đàn kinh tế của 8 quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn nhất: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Nga, Canada

 

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về tình trạng xã hội ở Pháp trước cách mạng?

  1. Ngoài việc phải nộp nhiều loại tô thuế cho lãnh chúa, nông dân còn phải chịu nhiều nghĩa vụ khác đối với Nhà nước và nhà thờ
  2. Công nhân tập trung ở các thành thị lớn, điều kiện lao động và đời sống rất khó khăn (ngày làm việc kéo dài, lương thấp,...)
  3. Những người bình dân thành thị như thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, sống tạm bợ, chen chúc nhau trong những vùng ngoại ô
  4. Mâu thuẫn giữa tăng lữ, quý tộc phong kiến và tư sản với nông dân và các tầng lớp vô sản khác ngày càng gay gắt

Câu 22: Đâu không phải một thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt?

  1. Chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu
  2. Chủ nghĩa tư bản đang dần cho thấy những yếu kém của mình trong việc kiểm soát kinh tế - xã hội và dần tỏ ra lép vế so với quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước theo chủ nghĩa xã hội
  3. Chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải
  4. Chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội

Câu 23: Vì sao cuộc cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người trong buổi đầu chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản?

  1. Vì cuộc cách mạng này đã đặt dấu mốc cho sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở Anh, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến
  2. Vì cuộc cách mạng này dẫn đến sự hình thành tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản
  3. Vì cuộc cách mạng này là minh chứng cho thấy tầm vóc của những con người nhỏ bé khi kết hợp lại với nhau cũng sẽ trở nên vô cùng to lớn
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đến nay, tuy các nước tư bản phát triển đã coi trọng tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, xanh và sạch, song quá trình chuyển đổi diễn ra chậm, sự phụ thuộc của các nước vào dầu mỏ vẫn rất lớn
  2. Tình trạng bất an trong xã hội Mỹ là điều đáng lo ngại cho người dân. Tội ác, bạo lực, tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra
  3. Nạn phân biệt chủng tộc, nhất là sự đối xử bất công với người Mỹ gốc Phi vẫn diễn ra
  4. “Chiếm lấy phố Wall” hay còn gọi là phong trào “98 chống lại 2” là một phong trào xuất hiện ở nước Mỹ vào đầu năm 2011. Tên của phong trào này nói lên rằng: chỉ 2% dân số Mỹ giàu có lại sở hữu tài sản quốc gia bằng số tài sản của 98% dân số

Câu 25:: Lý do mà V. I. Lenin cho cuộc Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng vĩ đại là gì?

  1. Nhờ giai cấp tư sản giành độc quyền lãnh đạo, sự tham gia tích cực và sáng tạo của quần chúng nhân dân (chủ yếu là nông dân và dân nghèo thành thị) trong tiến trình cách mạng nên các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản đã được giải quyết triệt để
  2. Việc xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền dân chủ tư sản đã mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ hơn. Trong lịch sử thế giới, Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII có ảnh hưởng sâu rộng và ý nghĩa quốc tế lớn lao
  3. Đối với giai cấp mà cuộc cách mạng đó phục vụ, tức giai cấp tư sản, thì cuộc cách mạng đó đã phục vụ được nhiều, khiến cho cả thế kỉ XIX, một thế kỉ đã đem lại văn minh và văn hoá cho toàn thể loài người, đã trôi qua dưới dấu hiệu của cuộc Cách mạng Pháp
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay