Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 lịch sử 11 kết nối tri thức (đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 11 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn lịch sử 11 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

✂ 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Biển Đông là cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây?

A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 2. Hòn đảo được mệnh danh là “vọng gác tiền tiêu” của Việt Nam là:

A. Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).B. Đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
C. Đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng).D. Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).

Câu 3. Đâu là tập bản đồ thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam?

A. Hồng Đức Quốc âm thi tập.B. Đại Nam nhất thống toàn đồ.
C. Đại Việt Sử ký toàn thư.D. An Nam chí lược.

Câu 4. Tính đến năm 2021, Việt Nam có bao nhiêu huyện đảo?

A. 12.B. 28.C. 17.D. 9.

Câu 5. Điều kiện nào đã tạo cho Việt Nam trở thành một “điểm du lịch hấp dẫn”?

  • A. Đường bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp.
  • B. Nhiều cảng biển nước sâu và cảng trung bình.
  • C. Chứa đựng tiềm năng về quặng sa khoáng.
  • D. Hệ sinh vật dưới đáy biển đa dạng.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông?

  • A. Thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • B. Giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.
  • C. Phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.
  • D. Đe doạ hoặc sử dụng đến vũ lực đối với các quốc gia có chủ quyền có liên quan trực tiếp.

Câu 7. Vì sao kinh tế du lịch biển được đẩy mạnh ở quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa?

  • A. Chứa đựng tài nguyên khoáng sản phong phú, có thể khai thác với trữ lượng lớn.
  • B. Hệ sinh thái đa dạng dưới đáy biển, cảnh quan thiên nhiên đẹp ven biển, trên nhiều hòn đảo.
  • C. Có các loài sinh vật hoang dã, các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
  • D. Xây dựng các khu bảo tồn biển, trung tâm nghiên cứu các loài sinh vật.

Câu 8. Điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu châu Á, tạo nên “hành lang” hàng hải chính, kết nối nhiều nước là:

A. Eo Đài Loan.B. Eo Ma-lắc-ca.
C. Eo Ca-li-man-ta.D. Eo Ga-xpa.

Câu 9. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Biển Đông là vùng biển có sản lượng đánh bắt hải sản:

A. Hàng đầu.B. Trung bình.
C. Tương đối cao.D. Thấp nhất.

Câu 10. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ:

A. Năm 1884 đến năm 1954.B. Năm 1988 đến nay.
C. Năm 1954 đến năm 1975.D. Năm 1954 đến năm 1988.

Câu 11. Đoạn tư liệu dưới đây có nội dung gì?

“Biển Đông là nơi cư trú của trên 12 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 2 040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú,…Trong khu vực này tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn. Khu vực thềm lục địa của Biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru-nây, Nam Côn Sơn, Hoàng Sa,…”.

  • A. Sự đa dạng sinh học của khu vực Biển Đông.
  • B. Các kiểu hệ sinh thái điển hình ở Biển Đông.
  • C. Biển Đông là một trong những biển lớn nhất thế giới.
  • D. Biển Đông là một trong những bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.

Câu 12. Đâu không phải là một cảng biển nước sâu ở nước ta?

A. Cam Ranh.B. Vũng Tàu.
C. Quy Nhơn.D. Dung Quất.

Câu 13. Đọc đoạn tư liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:

“Huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng) là một quần đảo với hơn 300 đảo lớn, nhỏ, có vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu kinh tế với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và có tiềm năng du lịch phong phú. Đây là địa bàn trọng điểm được thành phố Hải Phòng đầu tư xây dựng và phát triển du lịch bền vững để trở thành điểm du lịch xanh đẳng cấp quốc tế”.

Đoạn tư liệu thể hiện tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về:

A. Quốc phòng, an ninh.B. Khai thác khoáng sản.
C. Nuôi trồng thuỷ sản.D. Kinh tế du lịch biển.

Câu 14. Các quốc gia nào đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội?

A. Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc.B. Các nước Đông Nam Á.
C. Xing-ga-po, Ma-lai-xi-a.D. Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không đúng về quá trình xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa từ năm 1884 đến năm 1975?

  • A. Người Pháp nêu rõ các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép.
  • B. Chính quyền Pháp chú trọng nghiên cứu xác lập chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo.
  • C. Thành lập các đơn vị hành chính tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • D. Xây dựng mốc chủ quyền, đèn biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện,…

Câu 16. Đâu không phải là văn bản pháp luật được ban hành để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam?

A. Luật đất đai (2013).B. Hiến pháp (2013).
C. Luật Biển Việt Nam (2012).D. Luật Dân quân tự vệ (2019).

Câu 17. Dưới thời vua Minh Mạng, hoạt động khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa được thể hiện như thế nào?

  • A. Tổ chức đội thủy quân chuyên trách thực thi chủ quyền ở đây.
  • B. Vẽ bản đồ hai quần đảo, lệnh cho cắm dấu mốc tại nơi khảo sát.
  • C. Xây dựng cột mốc chủ quyền.
  • D. Xây dựng công trình sử học, địa lí, ghi chép về hoạt động bảo vệ chủ quyền 2 quần đảo.

Câu 18. Hiện nay, đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được đặt ở tỉnh nào?

A. Kiên Giang.B. Nha Trang.C. Khánh Hòa.D. Đà Nẵng.

Câu 19. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đảo nào sau đây được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”?

A. Đảo Lý Sơn.B. Đảo Phú Quốc.C. Côn Đảo.D. Đảo Cát Bà.

Câu 20. Đâu không phải là ngành kinh tế biển có thể phát triển bền vững ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa?

A. Nuôi trồng và chế biến thủy sản.B. Khai thác khoáng sản.
C. Khai thác băng cháy.D. Khai thác dược liệu biển.

Câu 21. Ngày 11/8/2011, ngọn đuốc trên giàn khoan DH-02 đã bùng cháy tại mỏ Đại Hùng. DH-02 là công trình dầu khí lớn đầu tiên do các kĩ sư, công nhân Việt Nam chế tạo và lắp đặt, chuyên khai thác ở vùng nước sâu xa bờ, có kích thước, trọng lượng lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm đó. Sự kiện này thể hiện điều gì?

  • A. Công nghệ khai thác dầu mỏ ngày càng tiến bộ vượt bậc của các kĩ sử Việt Nam.
  • B. Việt Nam đã khai thác thành công ở vùng nước sâu xa bờ.
  • C. Đánh dấu bước trưởng thành, biểu hiện cho ý chí, nội lực, khả năng làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng nước sâu của Việt Nam trên Biển Đông.
  • D. Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên trên Biển Đông là vô hạn.

Câu 22. Nguồn tài nguyên khoáng sản ở các đảo và vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có thể khai thác với trữ lượng lớn là:

  • A. Dầu mỏ, khí đốt, phốt phát, cát, vỏ sò, băng cháy.
  • B. Titan, chì, kẽm, vàng, thiếc.
  • C. Đồng, chì, vàng, kẽm, sắt, nhôm, boxit.
  • D. Kim cương, Đá vôi, đất sét, cát.

Câu 23. Biển Đông là vùng biển chung của bao nhiêu quốc gia?

A. 8.B. 11.C. 9.D. 10.

Câu 24. Vì sao nói Biển Đông là một trong những biển lớn nhất thế giới?

  • A. Có diện tích gấp khoảng 1,5 lần Địa Trung Hải và 8 lần Biển Đen.
  • B. Nơi sâu nhất khoảng hơn 3 000 m.
  • C. Nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  • D. Có các đảo, quần đảo bao bọc.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Trình bày quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trước năm 1884.
  • b. Trong Đại nội của Kinh thành Huế có bộ Cửu Đỉnh được đúc trong hai năm (1835 – 1837) dưới thời vua Minh Mạng. Triều Nguyễn đã cho khắc 3 vùng biển của Việt Nam lên 3 đỉnh đồng cao, to và quan trọng nhất. Trong đó, trên Cao Đỉnh (đặt ở giữa) có hình Biển Đông (Đông Hải) được chạm nổi, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một trong hai quần đảo Hoàng Sa hoặc Trường Sa.

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………  



 

TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘTổng số câu

 

Điểm số

        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

           
Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông4 4 4  11214
Việt Nam và Biển Đông41 ý41 ý4  11216
Tổng số câu TN/TL81 ý81 ý800124210,0
Điểm số2,02,02,01,02,0001,06,04,010,0
Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm     

 


 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

   

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM

 Ở BIỂN ĐÔNG

242    
Vị trí và tầm quan trọng của Biển ĐôngNhận biết - Nêu được vị trí của Biển Đông. - Nêu được tên điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu châu Á, tạo nên “hành lang” hàng hải chính, kết nối nhiều nước.  - Nêu được tên các quốc gia đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.  - Nêu được tên khoáng sản ở các đảo và vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có thể khai thác với trữ lượng lớn.4C1, C8, C14,  C22
Thông hiểu - Lí giải được vì sao kinh tế du lịch biển được đẩy mạnh ở quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa.  - Nêu được nội dung của đoạn tư liệu.  - Tìm được ý không phải là ngành kinh tế biển có thể phát triển bền vững ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.  - Lí giải được vì sao nói Biển Đông là một trong những biển lớn nhất thế giới.4C7, C11, C20, C24 
Vận dụng - Nêu được số lượng các huyện đảo Việt Nam tính đến năm 2021.  - Nêu được đánh giá về sản lượng đánh bắt hải sản trên Biển Đông theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).  - Nêu được ý nghĩa của sự kiện ngọn đuốc trên giàn khoan DH-02 bùng cháy tại mỏ Đại Hùng.  - Nêu được số lượng các quốc gia có vùng biển chung ở Biển Đông.4 C4, C9, C21, C23  
Vận dụng caoViết được đoạn văn ngắn giới thiệu về một trong hai quần đảo Hoàng Sa hoặc Trường Sa. 1 

C2

 
Việt Nam và Biển ĐôngNhận biết - Nêu được tên tập bản đồ thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.  - Nêu được điều kiện đã tạo cho Việt Nam trở thành một “điểm du lịch hấp dẫn”.  - Nêu được giai đoạn Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.  - Nêu được hoạt động khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa dưới thời vua Minh Mạng.  - Trình bày được quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trước năm 1884.4

1 ý

C3, C5, C10, C17

C1a

Thông hiểu - Tìm được ý không phải là chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.  - Tìm được ý không phải là một cảng biển nước sâu ở nước ta.  - Tìm được ý không đúng về quá trình xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa từ năm 1884 đến năm 1975.  - Tìm được văn bản không phải là văn bản pháp luật được ban hành để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.  - Nêu được ý nghĩa của hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh.4

1 ý

C6, C12, C15, C16

C1b

 
Vận dụng - Nêu được tòn đảo được mệnh danh là “vọng gác tiền tiêu” của Việt Nam.  - Nêu được tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam quan đoạn tư liệu.  - Nêu được tỉnh thành hiện nay đặt đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.  - Nêu được tên đảo trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”.4 C2, C13. C18, C19  
Vận dụng cao      

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay