Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 lịch sử 11 kết nối tri thức (đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 11 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn lịch sử 11 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

✂ 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Biển Đông có diện tích khoảng:

A. 3,5 triệu km2.B. 2,8 triệu km2.C. 4,2 triệu km2.D. 2,9 triệu km2.

Câu 2. Nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá ở vùng ven biển của đất nước là:

A. Ti-tan, thiếc.B. Vàng, sắt.
C. Cát nặng, cát đen.D. Man-gan, đất hiếm.

Câu 3. Biển Đông là “cửa ngõ” để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt khu vực:

A. Châu Âu – châu Á.B. Châu Á – Thái Bình Dương.
C. Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.D. Trung Đông – Đông Á.

Câu 4. Biển Đông là nơi cư trú của bao nhiêu loài sinh vật?

A. 13 000.B. 14 000.C. 12 000.D. 11 000.

Câu 5. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiều lần công bố Sách Trắng để:

  • A. Khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
  • B. Khẳng định việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
  • C. Giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng.
  • D. Phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, phân định thềm lụa địa với In-đô-nê-xi-a.

Câu 6. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở:

A. Xa trung tâm của Biển Đông.B. Trung trâm của Biển Đông.
C. Phía đông nam của bờ biển Việt Nam.D. Phía bắc Biển Đông.

Câu 7. Đoạn tư liệu dưới đây nói về nội dung gì?

“Họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng Hai nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Lấy được hóa vật của tàu như là gươm ngựa, hoa bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối chì, súng, ngà voi, đồ sứ, đồ chiêm, cùng là vỏ đồi mồi, hải sâm, hạt ốc vân rất nhiều,…Đến kì tháng Tám thì về….Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải. Lệnh cho đi chiếc thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên”.

(Theo Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa – Thông tin, 2007, tr.155)

  • A. Vị trí, đặc điểm tự nhiên của Hoàng Sa.
  • B. Hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
  • C. Vị trí, đặc điểm tự nhiên của Hoàng Sa. Cơ cấu tổ chức, chức năng, hoạt động của hai đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
  • D. Tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tử để bảo vệ hai quần đảo.

Câu 8. Dưới thời vua Gia Long, triều đình tiến hành hoạt động gì để khẳng định chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

  • A. Tổ chức đội thủy quân chuyên trách thực thi chủ quyền ở hai quần đảo.
  • B. Vẽ bản đồ, lệnh cho cắm mốc giới tại nơi khảo sát.
  • C. Thực hiện cứu nạn, bản đảm an toàn cho tàu thuyền qua lại khu vực Biển Đông.
  • D. Cho người dựng miếu và trồng cây ở một số đảo thuộc hai quần đảo.

Câu 9. Đoạn thông tin dưới đây nằm trong văn bản nào?

“Điều 4: Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng các phương tiện hòa bình mà không viện đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua các cuộc tham vấn thân thiện và những cuộc đàm phán bởi các quốc gia có chủ quyền có liên quan trực tiếp, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận phổ quát của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hợp quốc Luật Biển năm 1982”.

A. Sách Trắng.B. Luật Biên giới quốc gia.
C. Bộ Luật Hàng hải Việt Nam.D. Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC).

Câu 10. Đâu không phải là eo biển quan trọng ở khu vực Biển Đông?

A. Ca-li-man-tan.B. Đài Loan.C. Ba-siD. Gi-bra-ta.

Câu 11. Nghi lễ nào phản ánh lịch sử bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Lễ hội Nghinh Ông.B. Lễ hội Lăng Ông.
C. Lễ hội Cầu ngư.D. Lễ khao Lề thế lính Hoàng Sa.

Câu 12. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“…………….là một bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia, là không gian sinh tồn bao đời của dân tộc, là địa bàn chiến lược về quốc phòng – an ninh của Tổ quốc”.

A. Vùng đất, vùng biển, vùng trời.B. Biển, đảo Việt Nam.
C. Biển.D. Môi trường biển, đảo.

Câu 13. Biển Đông là do tên do người Việt Nam đặt từ xa xưa, có nghĩa là gì?

  • A. Biển có cấu trúc địa lí như đảo san hô, bãi cát, bãi ngầm.
  • B. Vùng biển nằm ở phía Đông đất nước.
  • C. Là một trong những biển lớn nhất thế giới.
  • D. Khu vực giao thông đường biển đông đúc, nhộn nhịp.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không đúng về cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền của chính quyền thực dân Pháp đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1884 đến năm 1954?

  • A. Cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
  • B. Gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản tuyên bố kiểm soát đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
  • C. Yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép.
  • D. Thất bại trước sự tấn công của quân đội Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.

Câu 15. Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số nước thuộc khu vực:

A. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.B. Châu Á.
C. Châu Á, Thái Bình Dương.D. Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

Câu 16. Vì sao các đảo, quần đảo trên Biển Đông là không gian hoạt động kinh tế có tầm quan trọng chiến lược?

  • A. Ngư trường đánh bắt hải sản khổng lồ.
  • B. Tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch đa dạng.
  • C. Chứa đựng tài nguyên băng cháy rất lớn.
  • D. Có các khu bảo tồn, trung tâm nghiên cứu để duy trì, phát triển các loài sinh vật hoang dã.

Câu 17. Đâu không phải là công trình sử học và địa lí của Việt Nam ghi chép về cương vực lãnh thổ và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của chính quyền chúa Nguyễn, vua Lê – chúa Trịnh, triều Tây Sơn, triều Nguyễn ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa?

A. Đại Việt sử ký tục biên.B. Đại Nam nhất thống trí.
C. Hoàng Việt địa dư chí.D. Đại Việt sử ký toàn thư.

Câu 18. Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp Biển Đông thông qua:

  • A. Quyền thực thi luật pháp bằng các phương tiện hòa bình, đàm phán và tham vấn.
  • B. Biện pháp hòa bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.
  • C. Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực với các quốc gia có liên quan trực tiếp.
  • D. Các nguyên tắc được thừa nhận phổ quát của luật pháp quốc tế.

Câu 19. Biển Đông là một trong những bốn trũng chứa dầu khí:

A. Sâu nhất thế giới.B. Lớn nhất thế giới.
C. Nhỏ nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.D. Khó thăm dò, khai thác nhất.

Câu 20. Đoạn tư liệu dưới đây có nội dung gì?

“Năm 1786, chính quyền Tây Sơn đã ra quyết định sai phái Hội Đức hầu, cai đội Hoàng Sa, chỉ huy 4 chiếc thuyền câu vượt biển ra quần đảo Hoàng Sa làm nhiệm vụ như cũ. Ngoài ra, chính quyền Tây Sơn còn thành lập các đội Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba với nhiệm vụ hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam trong Biển Đông”.

  • A. Chức năng, nhiệm vụ của đội Hoàng Sa, Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba.
  • B. Sự thành lập các đội Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba của chính quyền Tây Sơn.
  • C. Hoạt động thực thi chủ quyền của chính quyền Tây Sơn tại quần đảo Hoàng Sa.
  • D. Hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam trong Biển Đông được tiến hành từ năm 1786.

Câu 21. Biển Đông là vùng biển chung của bao nhiêu quốc gia?

A. 9.B. 10.C. 11.D. 12.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây không đúng về quần đảo Hoàng Sa?

  • A. Là quần đảo san hô ở phía bắc Biển Đông, gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn,…
  • B. Có vị trí chiến lược quan trọng, là sự nối tiếp của lục địa Việt Nam từ đất liền ra biển.
  • C. Các đảo rất gần lục địa Việt Nam là đảo Tri Tôn và Hoàng Sa.
  • D. Quần đảo được chia làm 8 cụm.

Câu 23. Cảng lớn và hiện đại bậc nhất nằm ở ven Biển Đông là:

A. Cảng Ma-ni-la (Phi-lip-pin).B. Cảng Xin-ga-po (Xin-ga-po)
C. Cảng Ku-an-tan (Ma-lai-xi-a).D. Cảng Đà Nẵng (Việt Nam).

Câu 24. Vì sao eo biển Ma-lắc-ca là điểm điều tiết giao thông quan trọng bậc nhất châu Á?

  • A. Có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế.
  • B. Giao thông đường biển trong khu vực này nhộn nhịp.
  • C. Có nhiều tàu trở hàng trên 5 000 tấn, phần lớn là tàu chở dầu.
  • D. Tạo nên “hàng lang” hàng hải chính, kết nối nhiều nước.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Trình bày tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông.
  • b. Những nguồn tài nguyên nào ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển?

Câu 2 (1,0 điểm). Hiện nay, bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Theo em, đó là những thách thức gì?

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         ………………  



 

TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘTổng số câu

 

Điểm số

        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

           
Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông41 ý41 ý4   1216
Việt Nam và Biển Đông4 4 4  11214
Tổng số câu TN/TL81 ý81 ý800124210,0
Điểm số2,02,02,01,02,0001,06,04,010,0
Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm     

 


 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

   

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM

 Ở BIỂN ĐÔNG

242    
Vị trí và tầm quan trọng của Biển ĐôngNhận biết - Nêu được diện tích của Biển Đông.  - Nêu được vị trí của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.  - Nêu được tên các quốc gia có cuộc sống của người dân ảnh hưởng trực tiếp từ Biển Đông.  - Nêu được nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Biển Đông.  - Trình bày được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông.4

1 ý

C1, C6, C15, C19

C1a

Thông hiểu - Tìm được ý không phải là eo biển quan trọng ở khu vực Biển Đông.  - Lí giải được vì sao các đảo, quần đảo trên Biển Đông là không gian hoạt động kinh tế có tầm quan trọng chiến lược.  - Tìm được ý không đúng về quần đảo Hoàng Sa.  - Lí giải được vì sao eo biển Ma-lắc-ca là điểm điều tiết giao thông quan trọng bậc nhất châu Á.  - Nêu được những nguồn tài nguyên ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển.4

1 ý

C10, C16, C22,

C24

C1b

 
Vận dụng - Nêu được số lượng loài sinh vật cư trú ở Biển Đông.  - Nêu được ý nghĩa tên tên gọi “Biển Đông”.  - Nêu được số lượng các quốc gia có vùng biển chung thuộc Biển Đông.  - Nêu được tên cảng lớn và hiện đại bậc nhất nằm ở ven Biển Đông.4 C4, C13, C21, C23  
Vận dụng cao      
Việt Nam và Biển ĐôngNhận biết - Nêu được nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá ở vùng ven biển của đất nước.  - Nêu được tên khu vực Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới  trên Biển Đông.  - Nêu được các hoạt động gì để khẳng định chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa dưới thời vua Gia Long.  - Nêu được chủ trương của Việt Nam đối với việc giải quyết các tranh chấp Biển Đông.4 C2, C3, C8, C18 
Thông hiểu - Nêu được nội dung đoạn tư liệu.  - Tìm được ý không đúng về cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền của chính quyền thực dân Pháp đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1884 đến năm 1954.  - Tìm được ý không phải là công trình sử học và địa lí của Việt Nam ghi chép về cương vực lãnh thổ và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.  - Nêu được nội dung đoạn tư liệu.4 C7, C14, C17, C20,  
Vận dụng - Nêu được vài trò của việc Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiều lần công bố Sách Trắng.  - Nêu được xuất xứ của đoạn thông tin.  - Nêu được tên nghi lễ phản ánh lịch sử bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.  - Điền được cụm từ phù hợp vào đoạn thông tin.4 C5, C9, C11, C12  
Vận dụng caoNêu được những khó khăn, thách thức đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay. 1 C2 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay