Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 lịch sử 11 kết nối tri thức (đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 11 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn lịch sử 11 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

✂ 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Eo biển có vai trò đặc biệt quan trọng tại khu vực Biển Đông là:

A. Ma-lắc-ca.B. Đài Loan.C. Ga-xpa.D. Ca-li-man-ta.

Câu 2. Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ:

A. Vùng biển, đảo/quần đảo, vùng đất.B. Vùng biển, vùng đất, vùng trời.
C. Vùng trời, vùng biển, vùng đất liền.D. Vùng trời, vùng đất.

Câu 3. Đoạn tư liệu dưới đây có nội dung gì?

“Trong bản ghi chủ gửi Vụ Châu Á đại dương, Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại giao Pháp đã viết: “Việc chiếm hữu quần đảo Spartly (Trường Sa) do Pháp tiến hành năm 1930 – 1932 là nhân danh Hoàng đế An Nam. Trong trường hợp này, danh nghĩa mà Pháp đòi hỏi ở đây là việc thực thi chủ quyền có từ trước […], và với tư cách là nhà nước bảo hộ, chịu trách nhiệm về các quan hệ đối ngoại của An Nam, Pháp có thể sử dụng các quyền đó để chặn nước thứ ba và có thể nhận được xét xử quốc tế việc thừa nhận các quyền nói trên”.

  • A. Vị trí, đặc điểm tự nhiên của quần đảo Trường Sa.
  • B. Cơ cấu tổ chức, chức năng, hoạt động của quân đội Pháp trong thực thi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
  • C. Khẳng định quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, người Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền ở đây với tư cách nước bảo hộ.
  • D. Hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và và quần đảo Trường Sa bị dán đoán bởi chính quyền thực dân Pháp.

Câu 4. Tập tục cổ truyền từ thời Hải đội Hoàng Sa nhằm tri ân những người đi làm nhiệm vụ và cầu cho họ được bình an trở về là:

A. Lễ hội Nghinh Ông.B. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. 
C. Hội thi bơi thuyền thống.D. Lễ hội cúng phước biển.

Câu 5. Đâu không phải là một trong các cảng biển lớn trên Biển Đông?

A. Ku-an-tan.B. Rốt-tê-đam.C. Đà Nẵng.D. Hồng Công.

Câu 6. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiều lần công bố Sách Trắng để:

  • A. Khẳng định qần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
  • B. Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
  • C. Khẳng định Việt Nam là quốc gia ven biển có các vùng biển và thềm lục địa để thăm dò, khai thác với diện tích khoảng 1 triệu ki-lô-mét vuông.
  • D. Giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển đảo với các nước khác.

Câu 7. Đâu không phải là chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông?

  • A. Thực hiện các biện pháp toàn diện trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự, nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • B. Chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.
  • C. Tiếp tục xem xét, xác định lại các vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
  • D. Tăng cường tiềm lực quốc gia phục vụ hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thực hiện phát triển kinh biển, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.

Câu 8. Huyện đảo có vai trò rất lớn trong công tác phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng lãnh thổ, lãnh hải ở nước ta là:

A. Vân Đồn.B. Cồn Cỏ.C. Côn Đảo.D. Kiên Hải.

Câu 9. Quốc gia nào có các hoạt động thương mại hàng hải, hoạt động khai thác hải sản và dầu khí sôi động trên Biển Đông?

A. Liên Bang Nga.B. Hàn Quốc.C. Ka-dắc-xtan.D. Ấn Độ.

Câu 10. Tháng 3/1988, chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại đảo:

A. Tri Tôn.B. Song Tử Tây.C. Nam Yết.D. Gạc Ma.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng về quần đảo Trường Sa?

  • A. Gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn. Hẹp hơn rất nhiều so với quần đảo Hoàng Sa.
  • B. Nằm ở vĩ tuyến khoảng 6°30’B đến 12 °B và kinh tuyến từ khoảng 111°30’Đ đến 117°20’Đ.
  • C. Đảo có diện tích lớn nhất là Ba Bình.
  • D. Quần đảo được chia làm 8 cụm.

Câu 12. Từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đặt dưới sự quản lí hành chính của:

  • A. Các chính quyền ở miền Nam Việt Nam.
  • B. Chính quyền thực dân Pháp.
  • C. Quân đội Trung Hoa Dân quốc.
  • D. Quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Câu 13. Đâu không phải là hoạt động đấu tranh, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông từ sau năm 1884 đến năm 1975?

  • A. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
  • B. Quân đội Việt Nam Cộng hòa thất bại trong cuộc chiến đấu ở quần đảo Hoàng Sa trước sự tấn công của quân đội Trung Quốc.
  • C. Chính quyền thực dân Pháp gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản tuyên bố kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
  • D. Chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại đảo Len Đao.

Câu 14. Đoạn tư liệu dưới đây có nội dung gì?

“Biển Đông được coi là một trong những bồn trũng chứa nhiều dầu khí trên thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí là các bồn trũng Bru-nây Sa-ba, Xa-ra-oắc, Ma-lai, Pa-ta-ni Thái, Nam Côn Sơn,… Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỉ thùng, với khả năng xuất 2,5 triệu thùng/ngày”.

  • A. Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn dầu khí.
  • B. Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, đặc biệt là các tài nguyên sinh vật và khoáng sản.
  • C. Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với lượng khoáng sản (ti-tan, thiếc, chì, kẽm,…) lớn nhất thế giới.
  • D. Biển Đông có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.

Câu 15. Tên bản đồ Việt Nam  dưới thời Nguyễn, được vẽ vào khoảng năm 1838 ghi rõ “Hoàng Sa”, “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam:

A. Đại Nam nhất thống toàn đồ.B. Đại Nam nhất thống chí.
C. Phủ biên tạp lục.D. Hoàng Việt địa dư chí.

Câu 16. Năm 2021, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển?

A. 12.B. 15.C. 28.D. 39.

Câu 17. Địa hình của hải quần đảo nào trên Biển Đông là sự nối tiếp liên tục của lục địa Việt Nam từ đất liền ra biển?

A. Song Tử và Thị Tứ.B. Hoàng Sa và Trường Sa.
C. Sinh Tồn và Bình Nguyên.D. Phú Lâm, Linh Côn.

Câu 18. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây?

“…………..được chọn là điểm cuối cùng của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào và Việt Nam, là cửa ngõ chính ra Biển Đông cho toàn khu vực”.

A. Cảng Quy Nhơn.B. Cảng Đà Nẵng.C. Cảng Cái Lân.D. Cảng Dung Quất.

Câu 19. Đâu không phải là một cảng biển nước sâu ở nước ta?

A. Nghi Sơn.B. Vân Phong.C. Cam Ranh.D. Rạch Giá.

Câu 20. Từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX, hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được khẳng định thông qua:

  • A. Cử đội thủy quân chuyên trách thực thi chủ quyền ở hai quần đảo.
  • B. Vẽ bản đồ hải quần đảo, cắm dấu mốc tại nơi khảo sát.
  • C. Thực hiện cứu nạn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền qua lại khu vực Biển Đông.
  • D. Việc thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải.

Câu 21. Hiện nay, Biển Đông là nơi cư trú của bao nhiêu loài sinh vật?

A. 20 040.B. 15 350.C. 16 000.D. 12 000.

Câu 22. Vì sao hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối với nhiều quốc gia ven biển?

  • A. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục.
  • B. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có vị trí, điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển kinh tế biển toàn diện.
  • C. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có thể xây dựng thành cơ sở hậu cần – kĩ thuật phục vụ hoạt động quân sự và kinh tế.
  • D. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có thể xât dựng các khu bảo tồn biển, trung tâm nghiên cứu để duy trì và phát triển các loài sinh vật hoang dã, các loài quý hiếm.

Câu 23. Nguồn tài nguyên nào ở khu vực biển quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai?

A. Băng tan.B. Dầu mỏ.
C. Nhiên liệu hydro.D. Băng cháy.

Câu 24. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của ai?

  • A. Đảng và Nhà nước Việt Nam.
  • B. Tổ chức, doanh nghiệp lớn của Việt Nam.
  • C. Hệ thống chính trị, tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
  • D. Các ban, ngành quản lí tài nguyên và môi trường biển.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Trình bày tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa về quốc phòng – an ninh, kinh tế, xã hội.
  • b. Theo em, những nguồn tài nguyên nào ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển?

Câu 2 (1,0 điểm). Đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (Khánh Hòa) lấy cảm hứng từ 64 chiến sĩ nắm tay nhau quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền Việt Nam, được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật, điêu khắc rất sinh động. Theo em, việc xây dựng Đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (Khánh Hòa) có ý nghĩa gì?

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

……  



 

TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘTổng số câu

 

Điểm số

        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

           
Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông41 ý41 ý4   1216
Việt Nam và Biển Đông4 4 4  11214
Tổng số câu TN/TL81 ý81 ý800124210,0
Điểm số2,02,02,01,02,0001,06,04,010,0
Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

10 điểm     

 


 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TN

(số ý)

TL

(số câu)

TN

(số ý)

TL

(số câu)

   

LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM

 Ở BIỂN ĐÔNG

242    
Vị trí và tầm quan trọng của Biển ĐôngNhận biết - Nêu được tên eo biển có vai trò đặc biệt quan trọng tại khu vực Biển Đông.  - Nêu được tên quốc gia có các hoạt động thương mại hàng hải, hoạt động khai thác hải sản và dầu khí sôi động trên Biển Đông.  - Nêu được tên hai quần đảo trên Biển Đông có địa hình là sự nối tiếp liên tục của lục địa Việt Nam từ đất liền ra biển.  - Nêu được tên nguồn tài nguyên ở khu vực biển quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai.  - Trình bày được tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa về quốc phòng – an ninh, kinh tế, xã hội.4

1 ý

C1, C9, C17, C23

C1a

Thông hiểu - Tìm được ý không phải là một trong các cảng biển lớn trên Biển Đông.  - Tìm được ý không đúng về quần đảo Trường Sa.  - Trình bày được ý nghĩa của đoạn tư liệu.  - Giải thích được vì sao hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối với nhiều quốc gia ven biển.  - Trình bày được những nguồn tài nguyên ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển.4

1 ý

C5, C11, C14, C22

C1b

 
Vận dụng - Nêu được số lượng tỉnh, thành phố giáp biển tính đến năm 2021.  - Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu.  - Nêu được số lượng loài sinh vật cư trú ở Biển Đông hiện nay.  - Nêu được đối tượng có trách nhiệm trong phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.4 C16, C18, C21, C24  
Vận dụng cao      
Việt Nam và Biển ĐôngNhận biết - Nêu được tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh.  - Nêu được tên đảo chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tháng 3/1988.  - Nêu được cơ quan quản lí hành chính đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954).  - Nêu được hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX.4 C2, C10, C12, C20 
Thông hiểu - Nêu được nội dung đoạn tư liệu.  - Tìm được ý không phải là chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.  - Tìm được ý không phải là hoạt động đấu tranh, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông từ sau năm 1884 đến năm 1975.  - Tìm được ý không phải là một cảng biển nước sâu ở nước ta.4 C3, C7, C13, C19  
Vận dụng - Nêu được tên tập tục cổ truyền từ thời Hải đội Hoàng Sa nhằm tri ân những người đi làm nhiệm vụ và cầu cho họ được bình an trở về.  - Nêu được tên huyện đảo có vai trò rất lớn trong công tác phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng lãnh thổ, lãnh hải ở nước ta.  - Trình bày được mục đích Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiều lần công bố Sách Trắng.  - Tên bản đồ Việt Nam  dưới thời Nguyễn, được vẽ vào khoảng năm 1838 ghi rõ “Hoàng Sa”, “Vạn Lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.4 C4, C6, C8, C15  
Vận dụng caoNêu được ý nghĩa của việc xây dựng Đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (Khánh Hòa). 1 C2 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay