Trắc nghiệm bài 2 KNTT: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Anh, sau đó lan ra các nước Pháp, Đức,... đã tạo ra:

  1. Những chuyển biến to lớn về kinh tế – xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các này và khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản
  2. Tiền để để tiến tới hình thành hệ thống tư tưởng chủ nghĩa xã hội.
  3. Cơ hội cho các nước đói nghèo khi đó thay đổi và vươn mình trở thành các cường quốc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công, dẫn tới việc:

  1. Một bộ phận lớn công nhân vô sản trở thành tầng lớp tư sản
  2. Tăng cường phát minh, sáng chế ra các sản phẩm công nghệ mới, giáo dục cũng từ đó mà được nâng cao
  3. Tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Chủ nghĩa đế quốc là:

  1. Hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài
  2. Hệ quả gián tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài
  3. Hệ quả trực tiếp của việc tái thiết trật tự thế giới mới giữa các siêu cường.
  4. Hệ quả gián tiếp của việc tái thiết trật tự thế giới mới giữa các siêu cường

Câu 4: Trong quá trình xâm lược thuộc địa, các nước đế quốc đã thiết lập hệ thống thuộc địa ở:

  1. Châu Á
  2. Châu Phi
  3. Khu vực Mỹ Latin
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Trong số các nước đế quốc, nước nào được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”?

  1. Anh
  2. Pháp
  3. Mỹ
  4. Đức

Câu 6: Đâu là một thuộc địa của Pháp?

  1. Canada
  2. Ấn Độ
  3. Kazakhstan
  4. Algeria

Câu 7: Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì:

  1. Tự do cạnh tranh
  2. Hình thành độc quyền
  3. Áp bức bóc lột của chính quyền đối với giai cấp tư sản
  4. Áp bức đè nén của giai cấp tư sản đối với chính quyền.

Câu 8: Trong khoảng 3 thập kỉ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX), việc sử dụng những nguồn năng lượng mới cùng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật đã:

  1. Kìm hãm sự phát triển của các công ty nhỏ so với các công ty lớn ở các nước tư bản.
  2. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
  3. Cho các nước xã hội chủ nghĩa nhiều cơ hội hơn để giành chiến thắng trước các nước tư bản chủ nghĩa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Tổ chức độc quyền là:

  1. Một tập hợp các công ty chuyên về nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm liên quan đến độc dược.
  2. Một hình thức tổ chức quân sự dưới dạng liên minh các công ty kinh doanh hàng hoá nhằm củng cố cho nhà nước.
  3. Sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào tay mình phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ một số hàng hoá nhằm thu lợi nhuận cao
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm gì?

  1. Có Sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở những thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ
  2. Có lực lượng lao động đáp ứng sự phát triển nhảy vọt của nền sản xuất
  3. Không ngừng điều chỉnh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Ở châu Âu, sau Cách mạng tư sản Anh và đặc biệt là Cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập.
  2. Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Hà Lan, Anh vào nửa đầu thế kỉ XVIII
  3. Chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu (Bắc Mỹ) và xác lập ở Pháp vào cuối thế kỉ XVIII
  4. Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Italy, Đức vào nửa sau thế kỉ XIX

Câu 2: Hình ảnh sau đây mô tả sự kiện gì?

  1. Lễ đăng quang Hoàng đế nước Đức thống nhất (01/1871) tại Cung điện Versailles (Pháp)
  2. Lễ đăng quang Hoàng đế nước Đức thống nhất (01/1871) tại Cung điện Berlin (Đức)
  3. Lễ thành lập Quốc hội Đức (05/1832) tại Berlin (Đức)
  4. Lễ tuyên bố nền độc lập của Cộng hoà Đức (05/1832) tại Munich (Đức)

Câu 3: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?

  1. Cuối thế kỉ XIX
  2. Đầu thế kỉ XX
  3. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
  4. Giữa thế kỉ XIX – cuối thế kỉ XX

Câu 4: “Điều quan trọng là chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại và phát triển được nếu không thường xuyên mở rộng phạm vi thống trị của nó, không khai phá những xứ sở mới và không lôi cuốn các xứ sở không phải tư bản chủ nghĩa vào cơn lốc kinh tế thế giới.”

Đây là quan điểm của ai?

  1. Hồ Chí Minh
  2. Karl Marx
  3. F. Engels
  4. V. I. Lenin

Câu 5: Nửa đầu thế kỉ XIX, tại hàng loạt các thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mỹ Latin đã:

  1. Bùng nổ các cuộc cách mạng công nghiệp, tạo tiền đề để hình thành các quốc gia tư bản.
  2. Xuất hiện hiện tượng bóc lột tàn nhẫn nhằm hỗ trợ chính quốc trong chiến tranh, dẫn đến việc các nước thuộc địa này bắt đầu tiếp cận với tư tưởng chủ nghĩa xã hội.
  3. Bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập, đưa đến sự thành lập các quốc gia tư sản
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Nước nào ở khu vực Mỹ Latin là thuộc địa của Bồ Đào Nha?

  1. Colombia
  2. Brazil
  3. Argentina
  4. Chile

Câu 7: Ở châu Á, cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu từ năm 1868, đã đưa Nhật Bản:

  1. Từ một nước phong kiến trở thành nước vô sản chủ nghĩa
  2. Từ một nước phong kiến trở thành nước tư bản chủ nghĩa
  3. Từ một nước cộng sản chủ nghĩa trở thành một nước tư bản chủ nghĩa
  4. Từ một nước với chế độ quân chủ lập hiến trở thành một nước với chế độ cộng hoà tổng thống.

Câu 8: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn:

  1. Tư hữu hoá sản phẩm quốc dân
  2. Quốc hữu hoá sản phẩm tư nhân
  3. Độc quyền
  4. Tự do cạnh tranh

Câu 9: Đâu không phải một loại tổ chức độc quyền?

  1. Cartel
  2. Trust
  3. Syndicate
  4. Composition

Câu 10: Một trong những biểu hiện mới tiêu biểu của chủ nghĩa tư bản hiện đại là gì?

  1. Sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản
  2. Sự đảm bảo công bằng tài chính và nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các công ty lớn với các công ty nhỏ.
  3. Sự kết hợp khoa học công nghệ hiện đại với những giá trị truyền thống được đề cao
  4. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Cuộc cải cách đã dưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đồng thời giúp Nhật Bản tránh được nguy cơ bị xâm lược từ các cường quốc thực dân phương Tây.
  2. Ở Trung Quốc, Cách mạng Tân Hợi (1911) do những trí thức cấp tiến và tiểu tư sản lãnh đạo đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tổn tại lâu đời ở Trung Quốc.
  3. Mặc dù Cách mạng Tân Hợi (1911) đã thực sự thủ tiêu được giai cấp phong kiến nhưng nó vẫn chưa đủ sức để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia lớn nhất, đông dân nhất châu Á.
  4. Trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Câu 2: Trong khoảng 3 thập kỉ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) ở các nước tư bản, cùng với sự phát triển kinh tế, quá trình cạnh tranh gay gắt làm cho các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, dẫn đến:

  1. Sự xuất hiện những xí nghiệp khổng lồ và các tổ chức độc quyền
  2. Sự suy thoái của nền kinh tế và chủ nghĩa đế quốc
  3. Sự thoái hoá biến chất của nhiều tầng lớp trong xã hội
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3:

Đây là tranh biếm hoạ về:

  1. Một công ty độc quyền dầu mỏ ở Mỹ
  2. Sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc
  3. Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân
  4. Sự xác lập chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới

Câu 4: Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ:

  1. Một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay với những biểu hiện mới
  2. Một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những biểu hiện mới
  3. Một chiến lược phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, trong đó sự kết hợp khoa học công nghệ hiện đại với những giá trị truyền thống được đề cao.
  4. Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản sau khi Liên Hợp Quốc được thành lập, nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh kiểu mới.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện cụ thể trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học – công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển,...
  2. Chủ nghĩa tư bản có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế.
  3. Các nước tư bản phát triển trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học – công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.
  4. Nhóm G8 được sáng lập năm 1992 là diễn đàn kinh tế của 8 quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn nhất: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Nga, Canada.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đâu không phải một thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt?

  1. Chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.
  2. Chủ nghĩa tư bản đang dần cho thấy những yếu kém của mình trong việc kiểm soát kinh tế - xã hội và dần tỏ ra lép vế so với quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hôi ở các nước theo chủ nghĩa xã hội.
  3. Chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải.
  4. Chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đến nay, tuy các nước tư bản phát triển đã coi trọng tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, xanh và sạch, song quá trình chuyển đổi diễn ra chậm, sự phụ thuộc của các nước vào dầu mỏ vẫn rất lớn.
  2. Tình trạng bất an trong xã hội Mỹ là điều đáng lo ngại cho người dân. Tội ác, bạo lực, tệ nạn xã hội thường xuyên xảy ra.
  3. Nạn phân biệt chủng tộc, nhất là sự đối xử bất công với người Mỹ gốc Phi vẫn diễn ra.
  4. “Chiếm lấy phố Wall” hay còn gọi là phong trào “98 chống lại 2” là một phong trào xuất hiện ở nước Mỹ vào đầu năm 2011. Tên của phong trào này nói lên rằng: chỉ 2% dân số Mỹ giàu có lại sở hữu tài sản quốc gia bằng số tài sản của 98% dân số.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay