Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối ôn tập chủ đề 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

Câu 1: Ở Nga, Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu được thành lập vào năm nào?

  1. Năm 1917
  2. Năm 1918
  3. Năm 1919
  4. Năm 1922

 

Câu 2: Trong những năm 1918 - 1921, nhân dân Nga Xô viết đã tiến hành:

  1. Chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo
  2. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội
  3. Cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài
  4. Tiến hành Chiến tranh Vệ quốc chống lại phát xít Đức

Câu 3: Năm 1949, Trung Quốc đã:

  1. Lâm vào suy thoái, khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế - xã hội
  2. Lựa chọn con đường phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa
  3. Tiến hành cải cách mở cửa để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
  4. Hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

 

Câu 4: Tháng 12/1922 diễn ra sự kiện nào sau đây?

  1. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua
  2. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập
  3. Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách Cộng sản thời chiến
  4. Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách Kinh tế mới (NEP)

 

Câu 5: Trước năm 1945, quốc gia duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là

  1. Liên Xô
  2. Trung Quốc
  3. Việt Nam
  4. Cu-ba

Câu 6: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai diễn ra ở đâu?

  1. Điện Kính thiên
  2. Điện Smolny
  3. Quảng trường Moscow
  4. Quảng trường Saint Petersburg

Câu 7: Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các nước Đông Âu:

  1. Nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân
  2. Tiến lên giai đoạn chủ nghĩa tư bản hiện đại
  3. Thành lập được nhà nước riêng của mình, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc cả vào Liên Xô và các nước đế quốc
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Bức tranh sau đây mô tả sự kiện gì?

  1. Lenin nhậm chức Tổng thống của Liên bang Xô viết
  2. Lenin tuyên bố thành lập Đảng cách mạng Bolshevik
  3. Lenin tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết
  4. Lenin trong bài hùng biện chỉ ra sự tàn ác của chủ nghĩa đế quốc và thúc đẩy sự đấu tranh của nhân dân Nga

Câu 9: Từ năm 1945 – 1949, sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đó là:

  1. Tiến hành cải cách ruộng đất
  2. Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
  3. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là:

  1. Là Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động
  2. Khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước
  3. Ban hành Hiến pháp mới
  4. Chống thù trong, giặc ngoài

Câu 11: Một loạt Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu được thành lập năm 1945. Đâu không phải một trong số các nước đó?

  1. Cộng hòa Hungary
  2. Cộng hòa Tiệp Khắc
  3. Cộng hòa Bỉ
  4. Liên bang Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Nam Tư

Câu 12: Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là:

  1. Nga, Ukraine, Belarus và Litva
  2. Nga, Ukraine, Belarus và South Caucasus
  3. Nga, Ukraine, Moldova và Latvia
  4. Nga, Ukraine, Turkmenistan và Armenia

Câu 13: Tháng 12 – 1975, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng đất nước, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng:

  1. Chủ nghĩa xã hội
  2. Chủ nghĩa tư bản
  3. Một thể chế lấy những điểm tích cực từ cả chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
  4. Nhà nước quân chủ lập hiến với Quốc hội theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Câu 14: Nội dung nào không được quy định trong Hiến pháp Liên Xô năm 1924?

  1. Ghi nhận việc hợp tác trên cơ sở tự nguyện của các nước Cộng hoà Xô viết thành một nhà nước Liên bang
  2. Phân định các quyền của Liên bang và của các nước Cộng hoà
  3. Quy định cơ cấu tổ chức cơ quan Nhà nước tối cao Liên bang và các nước Cộng hoà
  4. Khẳng định quyền lực của chính quyền Xô viết

Câu 15: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (bắt đầu từ năm 1986) đã có tác động như thế nào?

  1. Đã đưa Việt Nam trở thành đất nước áp dụng thành công nhất tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề thích nghi cho các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại sắp tới
  2. Đã đưa Việt Nam trở thành siêu cường về quân sự, đủ sức khiến cho tất cả các nước khác trên thế giới không dám có hành động xâm chiếm như trước kia
  3. Đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 16: Ý nào không phải là ý nghĩa đối với trong nước của việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

  1. Đã mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ nhau
  2. Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà
  3. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế
  4. Khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã hoàn thành

Câu 17: Đâu không phải một nét chính về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu giai đoạn từ năm 1949 đến giữa những năm 70?

  1. Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
  2. Mặc dù được Liên Xô hậu thuẫn về nhiều mặt song các nước Đông Âu vẫn phải lệ thuộc vào các nước Tây Âu và Mỹ để phát triển giáo dục, kĩ thuật công nghệ cao
  3. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,....
  4. Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển

Câu 18: Trong Lời mở đầu của tác phẩm “Ten days that shook the World”, nhà báo John Reed (Mỹ) đã đánh giá Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 như thế nào?

  1. Đó là “Một trong những sự kiện vĩ đại nhất của lịch sử”, mở đường cho sự ra đời Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết
  2. Đó là “Một ngọn cờ vĩ đại cho không chỉ các nước thuộc địa mà cả các nước tư bản, đế quốc noi theo”
  3. Đó là một dấu ấn đáng nhớ trong lịch sử Đảng Bolshevik cũng như của toàn thể nhân dân Nga, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 19: Câu nào sau đây không đúng về kinh tế Trung Quốc?

  1. GDP (PPP) ước tính năm 2022 là hơn 30 nghìn tỉ USD
  2. Bình quân tăng trưởng hằng năm là khoảng 9,5% (1980 – 2017), vượt xa mức trung bình thế giới là 2,9%
  3. Quy mô GDP của Trung Quốc từ vị trí thứ tám mươi thế giới (những năm 80 của thế kỉ XX), vươn lên vị trí thứ hai thế giới (từ năm 2010)
  4. Trải qua 40 năm phát triển “thần tốc” (1980 – 2020), từ một làng chài hoang vắng ở tỉnh Quảng Đông, Thâm Quyến trở thành trung tâm công nghệ cao, một trong những đặc khu kinh tế hàng đấu của Trung Quốc và đứng thứ năm trong danh sách các thành phố đứng đầu châu Á

Câu 20: Đâu là quốc kì của Liên Xô từ 12/11/1923 đến 18/04/1924?

C.

 

Câu 21: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa chiếm khoảng:

  1. 17% diện tích, 9% dân số và 7% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới
  2. 20% diện tích, 15% dân số và 17% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới
  3. 1/4 diện tích, 35% dân số và 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới
  4. 1/3 diện tích, 65% dân số và 85% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới

Câu 22: Ngày 30/12/1922, đại biểu Xô viết đến từ những vùng lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga cũ, trừ một số nước (*), đã nhóm họp và thành lập liên minh các nhà nước tự trị trên lãnh thổ Đế quốc Nga, thống nhất quốc hiệu là Liên bang Các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Một trong số các nước đó (*) là:

  1. Đông Đức
  2. Kazakhstan
  3. Thổ Nhĩ Kì
  4. Ba Lan

Câu 23: Câu nào sau đây không đúng về công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc?

  1. Trung Quốc thực hiện cải cách giáo dục toàn diện, nâng cao vị trí của nền giáo dục trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và hiện đại hoá đất nước
  2. Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch quốc gia trung hạn và dài hạn về cải cách giáo dục và phát triển (2010 – 2020) với mục tiêu phát triển Trung Quốc trở thành một trong số những cường quốc đổi mới sáng tạo hàng đầu trên thế giới
  3. Trung Quốc đạt được những bước tiến quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề xã hội nghiêm trọng như: nạn phân biệt chủng tộc; phân biệt giàu – nghèo, xấu – đẹp; vấn đề người dân chỉ sinh con trai mà không sinh con gái,…
  4. Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa cho thấy sự đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc

Câu 24: Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, nước Nga rơi vào thời kỳ nội chiến đẫm máu (1918-1922). Câu nào sau đây không đúng về cuộc chiến đó?

  1. Hồng quân Xô viết có thành phần chủ yếu là tầng lớp dưới của xã hội, học vấn thấp nhưng có số lượng đông đảo như công nhân, nông dân, cựu quân nhân và một bộ phận cựu sĩ quan của Đế quốc Nga cũ
  2. Phía đối lập với Hồng quân là lực lượng Bạch vệ gồm các thành phần thuộc lực lượng bảo hoàng, các đảng phái đối lập, một bộ phận trung lưu thành thị, sĩ quan, một bộ phận nông dân, Cossack,…
  3. Lực lượng Bạch vệ nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia châu Á, Mỹ Latin và đặc biệt là Nhật Bản để chống lại chính quyền Xô viết
  4. Đến cuối năm 1920 về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại và mất quyền lực hoàn toàn, thay vào đó những người Bolshevik giành được chính quyền trên phần lớn lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga

Câu 25: Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. Ý nào không đúng?

  1. Thứ nhất, do đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí; áp dụng máy móc mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp trong nhiều năm; chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lý kinh tế
  2. Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại không được áp dụng kịp thời vào sản xuất; năng suất lao động xã hội suy giảm dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế; sự sa sút, khủng hoảng lòng tin trong xã hội
  3. Thứ ba, việc để cho Đảng Cộng sản nắm mọi quyền lực trong tay, không cho phép tự do báo chí và tự do ngôn luận, không cho phép giới trí thức bất cứ sự phản biện nào với đường lối, chính sách đã góp phần khiến cho khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng
  4. Thứ tư, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch ở trong nước và các thế lực bên ngoài góp phần làm gia tăng tình trạng bất ổn và rối loạn

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay