Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc

Giáo án Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc sách Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh trên bản đồ.

  • Nêu được nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước.

  • Trình bày được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

  • Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941), thành lập Mặt trận Việt Minh, thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 và lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

  • Nêu được ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh (ngày 19/5/1941) và vai trò của Hồ Chí Minh. 

  • Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong giai đoạn sau cách mạng tháng Tám (1945 – 1946) khi thực hiện chủ trương “hòa để tiến” thông qua việc kí Hiệp định Sơ bộ (ngày 6/3/1946) và bản Tạm ước (ngày 14/9/1946).

  • Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).

  • Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1969).

  • Có ý thức trân trọng công lao, đóng góp của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh; Nêu được nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước; Trình bày được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941), thành lập Mặt trận Việt Minh, thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 và lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Nêu được ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh (ngày 19/5/1941) và vai trò của Hồ Chí Minh; Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong giai đoạn sau cách mạng tháng Tám (1945 – 1946) khi thực hiện chủ trương “hòa để tiến” thông qua việc kí Hiệp định Sơ bộ (ngày 6/3/1946) và bản Tạm ước (ngày 14/9/1946); Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954); Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1969).

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, viết một bài cảm nhân về Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17/7/1966 nhân dịp kỉ niệm ngày sinh của Người. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Trân trọng công lao, đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu về đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Hồ Chí Minh – chân dung một con người, Nguyễn Ái Quốc – ẩn số từ nước Pháp, Ngọn đuốc thế kỉ, Hồ Chí Minh – bài ca tự do,…

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc để lật mở mảnh ghép. 

c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc.

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành bắt đầu từ:

A. Ngày 5/6/1911. 

B. Tháng 7/1920. 

C. Tháng 6/1925. 

D. Ngày 6/1/1919. 

Mảnh ghép số 2: Tờ báo/Tạp chí nào do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, được xuất bản vào năm 1922 tại Pa-ri, đăng lời nói đầu tuyên bố rằng báo này “là vũ khí để chiến đấu, sứ mạng của nó đã rõ ràng: Giải phóng con người”?

A. Đời sống công nhân. 

B. Người cùng khổ. 

C. Nhân đạo. 

D. Tạp chí Cộng sản. 

Mảnh ghép số 3: Đoạn tư liệu dưới đây cho biết nội dung gì về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh?

“Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi… Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy… Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”. 

(Trích Đường Kách mệnh trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2,

 NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.289)

A. Hành trình tìm đường cứu nước, đi qua nhiều châu lục, tự học tập, dần thấu hiểu bản chất của các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới. 

B. Lãnh đao cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1969. 

C. Chuẩn bị và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

D. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mảnh ghép số 4: 4 câu thơ dưới đây được Hồ Chí Minh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

“Không có việc gì khó.

Chỉ sợ lòng không bền.

Đào núi và lấp biển.

Quyết chí ắt làm nên”.

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày tháng hoạt động cách mạng ở Pác Bó.

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, khi Người sang Trung Quốc để liên lạc với lực lượng cách mạng Việt Nam.

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh và xác định tiến trình cách mạng Việt Nam, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. 

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận, chỉ đạo Chiến dịch Biên giới.

Mảnh ghép số 5: Hồ Chí Minh từng viết “Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Con đường làm cho Chủ tịch Hồ Chí Minh phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng đó là gì?

A. Quốc tế Cộng sản. 

B. Hội Liên hiệp thuộc địa. 

C. Luận cương của Lê-nin. 

D. Đảng cộng sản Pháp. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: A

Mảnh ghép số 2: B

Mảnh ghép số 3: D

Mảnh ghép số 4: D

Mảnh ghép số 5: C

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử và dẫn dắt HS vào bài học: 

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII 

của Đảng Xã hội Pháp (12 – 1920)

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Khoá họp lần thứ 24 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) năm 1987 đã ban hành nghị quyết với nội dung: “Năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỉ niệm Ngày sinh của

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam. Nghị quyết là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp như thế nào đối với lịch sử dân tộc cũng như nhân loại? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hành trình tìm đường cứu nước (1911 - 1920)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và ý nghĩa của việc tìm ra con đường cứu nước. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 15.2, 15.3, mục Tư liệu 1, thông tin mục 1 SGK tr.97 - 98 để hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của việc Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1920).

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành bắt đầu từ ngày 5/6/1911. Trong hành trình đó, Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều châu lục, tự học tập và dần thấu hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới. Đó là cơ sở để Người đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS khai thác Hình 15.2, 15.3, mục Tư liệu 1, thông tin mục 1 SGK tr.97 - 98 , tư liệu GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Hình 15.2. Lược đồ hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1920)

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Hình 15.3. Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua (Pháp) 

năm 1920

Tư liệu 1:

“Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”.

Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.

(Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê-nin, trích trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Sđd, trang 562)

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

(1911 - 1920)

Nhóm:…………………………………………………..

Thời gian

Địa điểm

Hoạt động

1911 - 1914

?

?

1914 - 1917

?

?

1917 - 1920

?

?

 

- GV cung cấp thêm tư liệu cho HS:

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Trích “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương 

về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin 

đăng trên Báo L’Humanite, số ra ngày 16 và 17/7/1920

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Báo Nhân đạo (L’Humanité) - Cơ quan ngôn luận

 của Đảng Xã hội Pháp - đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc 

và vấn đề thuộc địa của V. I. Le-nin

“…dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản.

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 1,

 NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr. 287)

 

“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lí luận Mác - Lê-nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, 

NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr. 563)

Video: Nguyễn Ái Quốc đọc được luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

https://www.youtube.com/watch?v=BoA57Qy7jRc

Video: Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp (1920).

https://www.youtube.com/watch?v=iNBrZMuh5tI

Video: Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành quốc tế III.

https://www.youtube.com/watch?v=JxnO9pkFaVI

- GV tiếp tục yêu cầu 4 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của việc Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao bản chất con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc xác định hoàn toàn khác so với các con đường cứu nước trước đó?

- GV liên hệ, vận dụng, trình chiếu cho HS quan sát bài thơ Người đi tìm hình của nước và yêu cầu HS trình bày nội dung chính của bài thơ.

https://www.thivien.net/Ch%E1%BA%BF-Lan-Vi%C3%AAn/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91i-t%C3%ACm-h%C3%ACnh-c%E1%BB%A7a-n%C6%B0%E1%BB%9Bc/poem-6qD3j1-dnI_XosAv5YFM5Q

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS 4 nhóm trình bày hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911 - 1920 theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 4 HS trình bày ý nghĩa của việc Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước:

+ Bước đầu giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc, gắn phong trào cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới;

+ Đồng thời mở đầu quá trình chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- GV mời 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:  

Bản chất của con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc xác định (đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản) hoàn toàn khác so với các con đường cứu nước trước đó (con đường phong kiến và dân chủ tư sản):

+ Không chỉ giải phóng dân tộc mà còn giải phóng các giai cấp trong xã hội.

+ Không chỉ thực hiện mục tiêu trước mắt (độc lập dân tộc) mà còn có phương hướng tiến lên tiến bộ (chủ nghĩa xã hội). Phương hướng tiến lên của con đường phong kiến và dân chủ tư sản không xóa bỏ sự bóc lột.

- GV mời 1 HS trả l lời câu hỏi vận dụng:

“Người đi tìm hình của nước” được viết với niềm xúc động, cảm xúc tự hào cũng như lòng biết ơn của Chế Lan Viên về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác. Bài thơ tái hiện hành trình gian truân nhưng vinh quang của vị lãnh tụ dân tộc trong suốt 30 năm. Qua bài thơ Người đi tìm hình của nước ta biết “hình của Nước” là hình ảnh tượng trưng của áo cơm, hạnh phúc của nhân dân, của độc lập, tự do của dân tộc.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: 

+ Hành trình tìm đường cứu nước của Người đi qua nhiều châu lục, tự học tập và dần thấu hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới.

+ Sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân  tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin và bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia  thành lập Đảng Cộng sản Pháp (1920) có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước trở thành cộng sản; bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối  của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam; mở ra chophong trào giải phóng dân tộc   Việt Nam một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam  với phong trào cách mạng thế giới.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1.  Hành trình tìm đường cứu nước (1911 - 1920)

Kết quả Phiếu học tập số 1 của HS về hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911 - 1920) đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

(1911 - 1920)

Nhóm:………………………………………………………………………………..

Thời gian

Địa điểm

Hoạt động

1911 - 1914

Các nước châu Á, Âu, Phi, Mỹ

Nguyễn Tất Thành vừa lao động, vừa tìm hiểu, học hỏi, khảo sát thực tế.

1914 - 1917

Nước Anh

1917 - 1920

Nước Pháp

- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.

- Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai đòi quyền lợi cho người dân An Nam.

- Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin (in trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp), tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản. 

- Tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

 

 

Hoạt động 2. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Tư liệu 2 – 3, Hình 15.4, thông tin mục 2 SGK tr.98 – 100 để hoàn thành Phiếu học tập số 2 và trả lời các câu hỏi: 

- Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.

- Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 và câu trả lời của HS về sự kiện sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Sau khi tìm được con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Gv chia HS cả lớp thành 4 nhóm (các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

 Khai thác Tư liệu 2, Hình 15.4, thông tin mục 2.a SGK tr.98 – 99 và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

 Hình 15.4. Bìa cuốn sách Đường Kách mệnh

Tư liệu 2

Vì sao phải viết sách này?

“5. Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. (2) Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. (3) Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. (4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. (5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta? (6) Cách mệnh thì phải làm thế nào?…”.

(Đường Kách mệnh, trích trong 

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Sđd, trang 282, 283)

 

Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, trang 461)

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

CHUẨN BỊ VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG VÀ TỔ CHỨC CHO SỰ RA ĐỜI 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Nhóm:………………………………………………..

Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng

 

Chuẩn bị về tổ chức

 

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV mở rộng kiến thức: Em có nhận xét gì về quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà sử học thông thái”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS cả lớp chia làm 2 đội. HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra về chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào bảng phụ.

+ Đội nào có nhiều câu trả lời chính xác hơn, đó là đội chiến thắng.

Câu 1: Nguyễn Ái Quốc có quan điểm nào mới về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc?

Câu 2: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam?

Gợi ý:

Câu 1: 

Nguyễn Ái Quốc thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho rằng: 

+ Giữa cách mạng giải phóng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó. Tuy nhiên, vào những năm 20 của thế kỉ XX, đặc biệt sau khi Lê-nin mất, một số nhà lãnh đạo Cộng sản ở chính quốc cho rằng cách mạng chính quốc thắng thì cách mạng thuộc địa mới thắng. 

+ Trái lại, Nguyễn Ái Quốc ví chủ nghĩa đế quốc là một một con đỉa hai vòi, vòi này nó hút máu nhân dân thuộc địa, vòi kia hút máu giai cấp vô sản và nhân dân lao động chính quốc. 

+ Vì vậy, cần phối hợp chặt chẽ cách mạng ở chính quốc và thuộc địa để cắt cả hai vòi của con đỉa ấy. Nguyễn Ái Quốc ví chủ nghĩa tư bản như một con rắn độc, trong đó nọc độc và sức sống của nó tập trung ở các thuộc địa nhiều hơn là ở chính quốc. Người cho rằng những người coi nhẹ cách mạng thuộc địa, để cao cách mạng chính quốc là những người “muốn đánh chết rắn đằng đuôi”. 

Câu 2: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức được thành lập nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng; góp phần truyền bá lí luận giải phóng dân tộc,thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển theo khuynh hướng vô sản; là bước chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày công tác chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam theo Phiếu học tập số 2.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trình chuẩn bị lâu dài trong suốt một thập kỉ, diễn ra đồng thời (không hiểu sai là Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị xong rồi mới chuẩn bị về mặt tổ chức).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 2.

- GV kết luận: Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc đã có một thời kì hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi, vừa tiếp tục hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, nghiên cứu học tập, bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước, vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện cần thiết về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập một chính Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

2.  Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

a. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam 

Kết quả Phiếu học tập số 2 của HS về chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

CHUẨN BỊ VỀ CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG VÀ TỔ CHỨC 

CHO SỰ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Nhóm:………………………………………………………………………………

Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng

- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khơi dậy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, vạch trần bản chất và tội ác của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, tập hợp lực lượng và tuyên truyền con đường cách mạng vô sản.

- Tại Pháp, cùng với một số nhà cách mạng của các nước thuộc địa khác, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp (năm 1921), ra báo tiếng Pháp Người cùng khổ (Le Paria), viết bài trên báo Nhân đạo (Pháp), viết Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925),…
- Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân, Đại hội Quốc tế Cộng sản (năm 1924), tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng Đảng Cộng sản Liên Xô và chính quyền Xô viết, viết bài cho Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Thư tín quốc tế (1923 - 1924),… Qua đó, Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng nhiều vấn đề lí luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hình thành những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

Chuẩn bị về tổ chức

- Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (năm 1925), ra báo Thanh niên (số báo đầu tiên ra ngày 21 - 6 - 1925), mở các lớp đào tạo huấn luyện cán bộ cách mạng, trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho các hội viên; các bài giảng tại các lớp đào tạo cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được tập hợp và in thành tác phẩm Đường Kách mệnh, xuất bản năm 1927.

- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã thúc đẩy phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng (tháng 6 - 1929), An Nam Cộng sản đảng (tháng 8 - 1929), Đông Dương Cộng sản liên đoàn (tháng 9 - 1929).

 

 

Tư liệu 1: Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

“Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy...

Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”.

(Trích Đường Kách mệnh trong 

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2, 

NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr. 289)

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Báo Le Paria số 2 trang 1, 1/5/1922 đăng bài của tác giả Nguyễn Ái Quốc

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Bài “Vấn đề người bản xứ”kí tên Nguyễn Ái Quốc đăng trên tờ

Nhân đạo ngày 02/8/1919

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

BÀI 15: HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Di tích lưu niệm Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Quảng Châu, 

Trung Quốc) – nơi huấn luyện những cán bộ đầu tiên cho cách mạng Việt Nam

Video: Ấn tượng trưng bày chuyên đề “100 năm báo Le Paria (Người cùng khổ)”.

https://www.youtube.com/watch?v=0REeu3Uyol8&t=62s

Video: Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên 1925.

https://www.youtube.com/watch?v=W781dcMvrlM&t=167s

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 1: Liên hợp quốc
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Giáo án Lịch sử 12 chân trời bài: Nội dung thực hành chủ đề 1

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực
Giáo án Lịch sử 12 chân trời bài: Nội dung thực hành chủ đề 2

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 chân trời bài: Nội dung thực hành chủ đề 3

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 chân trời bài: Nội dung thực hành chủ đề 4

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 chân trời bài: Nội dung thực hành chủ đề 5

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
Giáo án Lịch sử 12 chân trời bài: Nội dung thực hành chủ đề 6

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 1: Liên hợp quốc
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 1: Liên hợp quốc (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chương 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2. ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chương 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) (P3)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) (P3)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chương 3

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chương 4

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chương 5

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chương 6

III. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 1: Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 2: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 4: Lắng nghe lịch sử; Luyện tập - Vận dụng
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chuyên đề 1

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 1: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 2: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 3: Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 4: Lắng nghe lịch sử; Luyện tập - Vận dụng
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chuyên đề 2

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 1: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá, Hội nhập quốc tế)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 2: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 3: Lắng nghe lịch sử; Luyện tập - Vận dụng
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chuyên đề 3

IV. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 1: Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 2: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam (1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam (2)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam (3)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam (4)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam (5)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành CĐ 1 (1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành CĐ 1 (2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 1: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 2: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 3: Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành CĐ 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 1: Một số khái niệm (a. Toàn cầu hoá)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 1: Một số khái niệm (b. Hội nhập quốc tế)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 2: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (a. Tác động của toàn cầu hoá đối với Việt Nam)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 2: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (b.)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần Lắng nghe lịch sử, Luyện tập - Vận dụng
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành CĐ 3

Chat hỗ trợ
Chat ngay