Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối Ôn tập chương 6+ 7 (P2)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 6+7 (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 6 + 7 (PHẦN 2)
KHỞI NGHĨA LAM SƠN VÀ ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1418 – 1527)
VÙNG ĐẤT PHÍA NAM VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI
Câu 1: Ở Việt Nam, triều đại nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Nguyễn.
B. Mạc.
C. Lê.
D. Trần.
Câu 2: Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì?
A. Dùng thủy chiến, tấn công trên biển.
B. Vừa đánh vừa đàm phán ngoại giao.
C. Đóng cọc gỗ trên sông để phục kích quân địch.
D. Dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao sinh lực địch.
Câu 3: Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển nhằm mục đích gì?
A. Tập trung quyền hành vào tay vua.
B. Tránh việc gây chia rẽ nội bộ trong triều.
C. Đơn giản hóa bộ máy hành chính.
D. Tuân theo di huấn của tổ tông.
Câu 4: Kinh đô của Chăm-pa từ thế kỉ X là:
A. Trà Kiệu.
B. Vi-giay-a.
C. Pa-lem-bang.
D. Đồng Dương.
Câu 5: Trong khoảng thời gian từ 1113 – 1220, Chăm-pa tiến hành cuộc “chiến tranh Một trăm năm” với quốc gia nào?
A. Phù Nam.
B. Đại Việt.
C. Chân Lạp.
D. Miến Điện.
Câu 6:Ai là người “tuy gặp thời loạn mà chí càng bền, ẩn náu trong núi rừng, chăm nghề cày cấy. Vì giận quân giặc tàn bạo lấn hiếp nên càng chuyên tâm về sách thao lược, dốc hết của nhà, hậu đãi tân khách.”?
A. Nguyễn Trãi.
B. Lê Lợi.
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
D. Nguyễn Chích.
Câu 7: Tại ải Chi Lăng (Lạng Sơn), nghĩa quân Lam Sơn đã phục kích và giết tướng Minh là:
A. Vương Thông
B. Mộc Thạnh.
C. Liễu Thăng.
Câu 8: Ai là người đề ra kế sách “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu” trong khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Lê Lợi.
B. Vương Thông.
C. Phạm Hùng.
Câu 9: Ai là người đã cho lập bia để ghi danh tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)?
A. Lê Thái Tổ.
B. Nguyễn Trãi.
C. Lê Nhân Tông.
Câu 10: Một số cửa khẩu như Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Hà Tĩnh), Tam Kỳ (Quảng Nam) là nơi:
A. Giao lưu buôn bán với các thương nhân nước ngoài.
B. Xây dựng các hệ thống phòng ngự ở biên giới.
C. Sản xuất và buôn bán các mặt hàng thủ công.
D. Đầu mối các mạng lưới giao thương.
Câu 11: Bộ luật nào được ban hành dưới triều Lê sơ?
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Quốc triều hình luật.
Câu 12: Văn thơ chữ Nôm của Lê Thánh Tông được tập hợp lại trong tác phẩm:
A. Bình Ngô đại cáo.
B. Quốc âm thi tập.
C. Lam Sơn thực lục.
Câu 13: Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, cư dân vùng đất Nam Bộ chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hoá:
A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C. Đại Việt
Câu 14: Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lí của vương quốc nào?
A. Phù Nam.
B. Chăm-pa.
C. Chân Lạp.
Câu 15: Thời kì thịnh đạt nhất của Vương triều Vi-giay-a cũng như của Vương quốc Chăm-pa là:
A. Từ năm 988 đến 1220.
B. Từ cuối thế kỉ XIV đến năm 1471.
C. Từ năm 1220 đến năm 1353.
D. Từ năm 1471 đến đầu thế kỉ XVI.
Câu 16: Tháng 01/1428 diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Quân Minh phản công quyết liệt nhưng không thành công.
B. Quân Minh bội ước, giả vờ về nước rồi quay lại đánh trả.
C. Quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
Câu 17: Đâu là một đạo thừa tuyên ở nước ta dưới thời Lê Thánh Tông?
A. Điện Biên
B. Hà Giang
C. Hải Dương
Câu 18: Câu thơ nào thể hiện sự phát triển về nông nghiệp thời Lê Sơ?
A. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
B. Đời vua Thái Tổ, Thái Tông / Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.
C. Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng / Dân giàu đủ khắp đòi phương.
D. Cô Tô thành ngoại Hàn San tự / Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Câu 19: Từ sau thế kỉ X, khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên. Vấn đề đó là gì?
A. Gió mùa Đông Nam thổi liên tục.
B. Một phần đất đai bị ngấm mặn.
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Lũ lụt thường xuyên xảy ra.
Câu 20: Câu nào sau đây là đúng?
A. Thương mại đường biển giữ vai trò chính trong hoạt động kinh tế của người Chăm trong khoảng đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
B. Từ giữa thế kỉ XIII, Vương triều Vi-giay-a sụp đổ đã dẫn đến lãnh thổ Chăm-pa thu hẹp và chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.
C. Tháp Pô-Klong Ga-rai ở Ninh Thuận, cụm đền tháp Dương Long ở Bình Định, tháp Pô-na-ga ở Khánh Hoà là những thành tựu về kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa tiêu biểu nhất được xây dựng trong khoảng đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
D. Nền văn minh Ăng-co có ảnh hưởng sâu sắc và chi phối đến đời sống văn hoá của cư dân vùng đất Nam Bộ trong khoảng đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Câu 21: Điểm giống nhau về kinh tế ở thời Trần và thời Lê Sơ là gì?
A. Đều coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp.
B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển.
C. Ngành công nghiệp nặng như khai khoáng, sản xuất gỗ, vật liệu kim loại phát triển mạnh.
Câu 22: Điểm khác nhau căn bản giữa khởi nghĩa Lam Sơn (1417 – 1427) so với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần là gì?
A. Diễn ra trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm đô hộ.
B. Khi giành thắng lợi về quân sự đã chủ động đề nghị giảng hoà để kết thúc chiến tranh.
C. Không có sự giúp đỡ từ bên ngoài, điều kiện kinh tế nước ta gặp khó khăn.
D. Quân xâm lược rất hùng mạnh, có kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược.
Câu 23: Nhận xét nào đúng nhất về tổ chức nhà nước thời Lê sơ?
A. Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, quyền hành tập trung trong tay nhà vua.
B. Bộ máy nhà nước do vua đứng đầu, với hai cấp chính quyền: trung ương và địa phương.
C. Đã bãi bỏ các chức quan trung gian để tập trung quyền lực vào tay nhà vua.
D.Đã hình thành sáu bộ, phụ trách các mảng công việc, giúp việc cho nhà vua.
Câu 24: Cho hình sau:
Điền các từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống.
A. (1) Cơ quan trung ương, (2) Tri, (3) Châu, (4) Huyện
B. (1) Cơ quan trung ương, (2) Đạo/Thừa tuyên, (3) Huyện/châu, (4) Xã/sách động.
C. (1) Lục bộ, (2) Thành phố/Tỉnh, (3) Quận/Huyện, (4) Xã/sách động
D. (1) Lục bộ, (2) Ban ngành, (3) Quận/Huyện, (4) Phường/xã
Câu 25: Vì sao trong một thời kì dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát được vùng đất Nam Bộ?
A. Với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, với dân số ít, người Khơ-me khi đó không có khả năng tổ chức khai thác vùng đồng bằng rộng lớn mới bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên vùng đất gốc – Lục Chân Lạp đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực.
B. Vì ở vùng đất Thuỷ Chân Lạp thời kì đó có một lời nguyền rừng sâu rằng: nếu ngoại bang xâm chiếm đến đây thì sẽ phải chịu cảnh khổ sở.
C. Tình trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Chân Lạp với Chăm-pa: Chân Lạp chỉ dồn sức phát triển ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mê Công và mở rộng ảnh hưởng sang phía tây.