Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 4: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thời gian nào?

A. Thời Thanh

B. Thời Tống

C. Thời Nguyên

D. Thời Minh

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyên là:

A. Nhà nước không chăm lo đời sống nhân dân.

B. Nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc.

C. Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối với người Hán.

D. Nhà Nguyên tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ tiêu tốn nhiều sức

Câu 3: Biện pháp tuyển chọn nhân tài dưới thời Đường như thế nào?

A. Vua trực tiếp tuyển chọn

B. Các quan đại thần tiến cử người tài giỏi cho triều đình.

C. Mở trường học chọn ngay từ nhỏ, chủ yếu là con em quan lại.

D. Mở nhiều khoa thi.

Câu 4: Dưới thời Đường, đời sống của nông dân và sản xuât nông nghiệp như thế nào?

A. Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút.

B. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển.

C. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất sản xuất nông nghiệp trì trệ

D. Nông dân được cấp ruộng sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu.

Câu 5: Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?

A. Đạo giáo

B. Tôn giáo dân gian Trung Quốc

C. Phật giáo

D. Nho giáo

Câu 6: Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà đường?

A. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị

B. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân

C. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị

D. Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư, Ngô Thừa Ân

Câu 7: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường được gọi là?

A. Tịch Điền

B. Lĩnh Canh

C. Quân Điền

D. Công Điền

Câu 8: Thương cảng nào trong thời Minh - Thanh trở thành trung tâm buôn bán sầm uất với nước ngoài?

A. Tô Châu.

B. Tùng Giang.

C. Quảng Châu.

D. Thượng Hải.

Câu 9: Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là

A. ca múa.

B. tiểu thuyết.

C. kịch nói.

D. thơ.

Câu 10: Kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh – Thanh có đặc điểm gì nổi bật?

A. Hình thành một số đô thị với nhiều ngành thủ công truyền thống.

B. Kinh tế không phát triển do bị các chính sách của nhà nước kìm hãm.

C. Công thương nghiệp phát triển, xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

D. Các xưởng thủ công lớn của nhà nước và tư nhân xuất hiện.

Câu 11: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại

A. Tần, Hán, Tuỳ, Nguyên, Minh, Thanh.

B. Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.

C. Đường, Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.

D. Đường, Tống, Nguyên, Ngũ đại, Minh, Thanh.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc? 

A. Phù hợp với phong tục tập quán của người Trung Quốc.

B. Tư tưởng Nho giáo mang tính tiến bộ, nhân văn hơn các tư tưởng khác.

C. Nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.

D. Mang tính giáo dục cao về rèn luyện phẩm chất con người.

Câu 2: Đặc điểm cơ bản của bộ phận nông dân lĩnh canh là 

A. Có nhiều ruộng đất để canh tác, cho người khác thuê

B. Có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác

C. Có đủ ruộng đất để canh tác, nuôi sống bản thân

D. Không có ruộng đất nên phải nhận ruộng của làng xã để canh tác

Câu 3: Chính sách đối nội của nhà Đường có điểm tiến bộ gì so với nhà Tần- Hán? 

A. Đặt thêm chức Tiết độ sứ

B. Cử người trong hoàng tộc đến cai quản các địa phương

C. Xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy, thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý

D. Mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài

Câu 4: Đâu không phải là tác phẩm nằm trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc?

A. Thủy hử

B. Thần điêu đại hiệp

C. Tây du ký

D. Hồng lâu mộng

Câu 5: “Con đường tơ lụa” là tuyến đường giao thương kết nối hai phương nào?

A. Đông - Tây

B. Đông - Nam

C. Đông - Bắc

D. Bắc – Tây

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nhà thơ nào được mệnh danh là Tiên thơ của nền văn học Trung Quốc là: 

A. Lý Bạch

B. Đỗ Phủ

C. Bạch Cư Dị

D. Vương Bột

Câu 2: Triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc do ai lập ra?

A. Lưu Bang

B. Lý Tự Thành

C. Chu Nguyên Chương

D. Hốt Tất Liệt

Câu 3: “Tứ đại phát minh” của Trung Quốc bao gồm các thành tựu về kĩ thuật nào sau đây? 

A. Thuốc nhuộm, mực in, giấy vẽ, đúc tiền.

B. Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng.

C. Luyện sắt, đúc đồng, chế tạo súng, giấy.

D. Bản đồ, giấy, đúc tiền, mực in.

Câu 4: Một người Việt Nam đã có công lao trong việc tham gia xây dựng một công trình kiến trúc tại Trung Quốc. Đó là công trình nào?

A. Vạn Lý Trường Thành

B. Quảng trường Thiên An Môn

C. Di Hòa Viên

D. Tử Cấm Thành

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng dưới thời Minh là

A. Thanh minh thượng hà đồ.

B. Cung A Phòng.

C. Lăng Li Sơn.

D. Cố Cung Bắc Kinh.

Câu 2: Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? 

A. Luôn trở thành đối tượng xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

B. Hai bên thiết lập bang giao hòa hảo, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

C. Hai bên cố gắng hạn chế quan hệ bang giao

D. Luôn nhận được sự bảo hộ của thiên triều với tư cách là chư hầu

Câu 3: “Con đường tơ lụa” có tổng chiều dài là:

A. Khoảng 3.000 dặm

B. Khoảng 4.000 dặm

C. Khoảng 5.000 dặm

D. Khoảng 6.000 dặm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay