Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?

A. Trả lại thư ngay.

B. Bắt giam vào ngục.

C. Tỏ thái độ giảng hoà.

D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.

Câu 2: Vào Đại Việt, quân Mông Cổ bị chặn đánh đầu tiên tại đâu?

A. Chương Dương.

B. Quy Hoá.

C. Bình Lệ Nguyên.

D. Các vùng trên.

Câu 3: Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của ai?

A. Trần Quốc Toản

B. Trần Thủ Độ

C. Trần Quang Khải

D. Trần Quốc Tuấn

Câu 4: Ai là người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?

A. Trần Quốc Tuấn

B. Trần Quốc Toản

C. Trần Quang Khải

D. Trần Khánh Dư

Câu 5: Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ của quân dân nhà Trần gắn liền với tên tuổi của ai?

A. Trân Thái Tông.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Thánh Tông.

D. Câu a và b đúng

Câu 6:  Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, vua Trần cho quân về vùng nào?

A. Thiên Mạc (Duy Tiên - Hà Nam).

B. Quy Hoá (Yên Bái - Lào Cai).

C. Đồng Bộ Đầu (bên sông Hồng, phố Hàng Than - Hà Nội).

D. Tất cả các vùng trên.

Câu 7: Mông Cổ là nưóc nằm ở châu lục nào?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Mĩ-La tinh.

Câu 8: Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã làm gÌ?

A. Lo phòng thủ đất nước.

B. Mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận.

C. Mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu.

D. Không phải các ý trên. 

Câu 9: Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tân công lớn vào nước nào?

A. Đại Việt.

B. Nam Tống - Trung Quốc.

C. Thái Lan.

D. Cham-pa.

Câu 10: Tướng nào của Mông Cổ chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt

A. Thoát Hoan.

B. Ô Mã Nhi.

C. Hốt Tất Liệt.

D. Ngột Lương Hợp Thai.

Câu 11: “Đầu thần chưa rơi xuống xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai?

A. Trần Quốc Tuấn

B. Trần Bình Trọng

C. Trần Quốc Toản

D. Trần Thủ Độ

Câu 12: Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã là gì?

A. Mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu

B. Lo phòng thủ đất nước

C. Cho sứ giả sang Đại Việt thực hiện chính sách giao bang, hòa hảo.

D. Mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận

Câu 13: Quân đội nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn đánh quân Mông Cổ tại đâu?

A. Quy Hóa

B. Đông Bộ Đầu

C. Chương Dương

D. Hàm Tử

Câu 14: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?

A. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến

B. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa

C. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến

D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải

Câu 15: Ngày 29.1.1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ tại đâu?

A. Quy Hóa

B. Đông Bộ Đầu

C. Chương Dương

D. Hàm Tử

 

2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên?

A. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia kháng chiến

B. Nội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến

C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đsung đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba

D. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đều được nhân dân Cham-pa giúp sức

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên?

A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới

B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc

D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá trong nghệ thuật đánh giặc

Câu 3: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua nhà Trần như thế nào khi quân Mông Cô vào Thăng Long?

A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.

B. “Vườn không nhà trống”.

C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.

D. Câu b và c đúng.

Câu 4: Tại Bình Lệ Quyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như thế nào?

A. Lui quân để bảo toàn lực lượng

B. Dâng biểu xin hàng

C. Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bih lực lượng phản công

D. Dốc toàn lực phản công

Câu 5: Mục đích chính của quân Mông Cổ khiên tiến quân xâm lược Đại Việt lần thứ nhất là gì? 

A. Làm bàn đạp để tấn công nhà Tống từ phía Nam

B. Làm bàn đạp để mở rộng xâm lược xuống khu vực Đông Nam Á

C. Chinh phạt Đại Việt vì đã bắt giam sứ giả Mông Cổ

D. Phù Lý diệt Trần

Câu 6: Ai là người cho quân đánh Cham-pa để làm bàn đạp tấn công Đại Việt vào thế kỉ XIII

A. Ô Mã Nhi

B. Thoát Hoan

C. Hốt Tất Liệt

D. Ngột Lương Hợp Thai

Câu 7: Khu vực mà đế quốc Mông – Nguyên đã đô hộ vào thế kỉ thứ XIII là khu vực nào?

A. Từ bờ Địa Trung Hải đến Thái Bình Dương

B. Khu vực Mĩ La-tinh

C. Khu vực Thái Bình Dương

D. Toàn bộ châu Á

Câu 8: Năm 1283, hơn 10 vạn quân Nguyên cùng 300 chuếc thuyền do ai chỉ huy xâm lược Cham-pa?

A. Thoát Hoan

B. Ô Mã Nhi

C. Toa Đô

D. Hốt Tất Liệt

Câu 9: Người có công lớn trong việc tổ chức cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ là ai?

A. Trần Quốc Tuấn

B. Trần Thủ Độ

C. Trần Quang Khải

D. Trần Thánh Tông

Câu 10: Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 1 là gì?

A. Xâm lược Đại Việt để giải quyết những khó khăn trong nước.

B. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Nam Tống.

C. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Cham-pa.

D. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công các nước phía nam Đại Việt.

Câu 11: Chủ trương đánh giặc nào được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

A. Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc.

B. Chặn đánh ngay từ khi quân giặc vừa tiến vào nước ta.

C. Thực hiện “vườn không nhà trống”

D. Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc.

Câu 12: Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất là

A. Trận Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai).

B. Trận Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).

C. Trận Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than – Hà Nội).

D. Trận Bạch Đằng.

Câu 13: Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?

A. Bình Than, Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp.

B. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.

C. Thiên Trường, Thăng Long.

D. Bạch Đằng.

Câu 14: Trận phản công nào của quân dân nhà Trần đã đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ nhất của quân Mông Cổ?

A. Tây Kết

B. Chương Dương

C. Đông Bộ Đầu

D. Hàm Tử

Câu 15: Vào cuối tháng 1 - 1285, 50 vạn quân Nguyên do ai chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt?

A. Thoát Hoan.

B. Hốt Tất Liệt.

C. Ô Mã Nhi.

D. Toa Đô.

 

3 . VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất, trước thế giặc mạnh, nhà Trần đã rút khỏi Thăng Long về vùng nào? 

A. Thiên Trường

B. Thiên Mạc

C. Vạn Kiếp

D. Long Hưng

Câu 2: Sự kiện nào dưới đây không minh chứng cho tinh thần dũng cảm của quân dân nhà Trần trước sức mạnh của quân Mông Cổ? 

A. Ba lần bắt giam sứ giả Mông Cổ

B. Chuẩn bị lực lượng kháng chiến

C. Đem quân nghênh chiến khi giặc vừa tràn vào Đại Việt

D. Viết thư giảng hòa tạm thời

Câu 3: Nhà Trần khi thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" không nhằm mục đích nào sau đây? 

A. Tránh sức mạnh ban đầu của quân Mông Cổ

B. Khoét sâu vào điểm yếu của quân Mông Cổ

C. Củng cố lực lượng chờ phản công

D. Đánh nhanh thắng nhanh

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung sau:  “Vó ngựa…đi đến đâu, cỏ cây không mọc được đến đó” 

A. Trung Hoa

B. Mông Cổ

C. Ả Rập

D. Đại Đường

Câu 5:  Khi chiếm được Thăng Long, Thoát Hoan đã làm gì?

A. Cho quân tiến đánh các căn cứ của quân nhà Trần.

B. Đem quân đuổi bắt các vua Trần.

C. Tàn sát thành Thăng Long.

D. Tổ chức diễu hành để phô trương lực lượng.

Câu 6: Người có công làm nên chiến thắng ở Vân Đồn vào cuối năm 1287 là ai?

A. Trần Khánh Dư.

B. Trần Bình Trọng.

C. Trần Nhật Duật.

D. Trần Quang Khải.

 

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

 

Câu 1: Kế “vườn không nhà trống” của quân dân nhà Trần không tạo ra khó khăn nào cho quân Mông Cổ? 

A. Thiếu lương thực

B. Nhuệ khí của kẻ thù suy giảm

C. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh không thực hiện được

D. Sự trỗi dậy của người Hán ở Trung Hoa

Câu 2: Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đã góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự gì? 

A. Tập hợp đông đảo nhân dân đấu tranh.

B. Tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu.

C. Nước nhỏ chống lại kẻ thù mạnh hơn nhiều lần.

D. Buộc địch chuyển từ chủ động sang bị động.

Câu 3: Với chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, quân ta đã bắt sống tướng nào của quân Nguyên?

A. Toa Đô.

B. Thoát Hoan.

C. Hốt Tất Liệt.

D. Ô Mã Nhi.

Câu 4: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, ai là người tự giương cao lá cờ: “Phá cường địch, báo hoàng ân”?

A. Trần Quốc Tuấn.

B. Phạm Ngũ Lão.

C. Trần Khánh Dư.

D. Trần Quốc Toản.

=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay