Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?
A. Đại Việt
B. Đại Cồ Việt
C. Đại Nam.
D. Đại Ngu
Câu 2: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
A. Đinh Toàn.
B. Thái hậu Dương Vân Nga.
C. Lê Hoàn.
D. Đinh Liễn.
Câu 3: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.
B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.
C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép vua Đinh Nhường ngôi.
D. Đinh Tiên Hoàng mất, quan lại trong triều đình ủng hộ Lê Hoàn lên ngôi.
Câu 4: Triều đại phong kiến nào nối tiếp nhà Đinh?
A. Nhà Lý
B. Nhà Tiền Lê
C. Nhà Trần
D. Nhà Hậu Lê
Câu 5: Hãy cho biết những nghề thủ công phát triển dưới thời Đinh Tiền Lê?
A. Đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, dệt vải, làm đồ gốm
B. Đúc đồng, luyện kim, làm đồ trang sức
C. Đức đồng, rèn sắt, dệt vải
D. Đúc đồng, rèn sắt, làm đồ trang sức, làm đồ gốm
Câu 6: Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của
A. Làng xã
B. Nông dân
C. Địa chủ
D. Nhà nước
Câu 7: Bộ máy nhà nước thời Đinh-Tiền Lê được đánh giá như thế nào?
A. Sơ khai
B. Tương đối hoàn chỉnh
C. Phức tạp
D. Đơn giản
Câu 8: Nhà Đinh tồn tại trong thời gian bao lâu?
A. 10 năm
B. 15 năm
C. 14 năm
D. 12 năm
Câu 9: Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?
A. Năm 980, niên hiệu Thái Bình
B. năm 979, niên hiệu Hưng Thống
C. năm 980, niên hiệu Thiên Phúc
D. năm 981, niên hiệu Ứng Thiên
Câu 10: Tầng lớp thống trị thời Đinh - Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?
A. Vua, quan văn, địa chủ phong kiến
B. Vua, quan lại, một số nhà sư
C. Vua, quan lại trung ương và địa phương
D. Vua, quan lại, thương nhân
Câu 11: Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị?
A. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ
B. Địa chủ cùng một số thứ sử các châu
C. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ, nô tì
D. Thợ thủ công và thương nhân cùng một số nhà sư
Câu 12: Quan sát lược đồ hình 1 (tr. 49, SGK) và cho biết quân Tống bị quân ta đánh bại ở đâu?
A. Hoa Lư, Đại La
B. Lạng Sơn, Chỉ Lăng
C. Lục Đầu Giang, sông Bạch Đằng
D. Đại La, Lục Đầu Giang, sông Bạch Đằng, Tây Kết
Câu 13: Kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?
A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).
B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (mùa xuân năm 40).
C. Kháng chiến chống quân Lương xâm lược (545).
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722).
Câu 14: Lý do chính khiến các nhà sư được trọng dụng dưới thời Đinh - Tiền Lê là gì?
A. Quan lại chưa có nhiều.
B. Đạo Phật ảnh hưởng sâu rộng và các nhà sư là người có học vấn uyên bác nhất trong xã hội.
C. Các nhà sư đều là những người có quyền lực lớn.
D. Nho giáo phát triển sâu rộng trong xã hội.
Câu 15: Nhà sư nào đã cải trang làm người lái đò chở sứ giả Lý Giác nhà Tống qua sông và là tác giả của 4 câu thơ dưới đây khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước?
“Vận nước như mây cuốn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Xứ xứ hết đao binh”
A. Thiền sư Vạn Hạnh.
B. Thiền sư Đỗ Pháp Thuận.
C. Thiền sư Khuông Việt.
D. Thiền sư Phù Trì.
2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)
Câu 1: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh lại chọn Hoa Lư làm kinh đô?
A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư.
B. Hoa Lư có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội.
C. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, có địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc phòng thủ đất nước.
D. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước.
Câu 2: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?
A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.
B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.
C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.
D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.
Câu 3: Đâu không phải nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?
A. Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh
B. Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khẳ năng lãnh đạo đất nước
C. Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt
D. Do sự ủng hộ của thái hậu Dương Văn Nga
Câu 4: Ý nào sau đây không phải việc làm của Định Bộ Lĩnh sau khi hoàn thành thống nhất đất nước?
A. Lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng).
B. Đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình.
C. Đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
D. Kiện toàn thêm một bước chính quyền ở trung ương và địa phương.
Câu 5: Tình hình Nho giáo dưới thời tiền Lê như thế nào?
A. Nho giáo được du nhập và phát triển mạnh mẽ.
B. Nho giáo vẫn chưa được du nhập vào nước ta.
C. Vua Lê ban hành chính sách cấm đạo Nho.
D. Nho giáo đã xâm nhập vào nước ta nhưng chưa anh hưởng đáng kể.
Câu 6: Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của quốc kháng chiến chống đông năm 981?
A. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.
B. Bảo vệ nền độc lập dân tộc.
C. Chứng tỏ bước phát triển mới của quốc gia Đại Cồ Việt.
D. Khiến nhà Tống phải từ bỏ giấc mộng xâm lược xuống phương Nam.
Câu 7: Ý nào sau đây không phải là việc làm của Lê Hoàn sau khi lập ra nhà Tiền Lê?
A. Đổi niên hiệu.
B. Đổi tên nước.
C. Định ra luật lệnh.
D. Vẫn giữ quan hệ ngoại giao với nhà Tống.
Câu 8: Thời Đinh, tổ chức bộ máy nhà nước dần được kiện toàn thêm một bước.
A. Đúng
B. Sai
Câu 9: Chính quyền địa phương thời Tiền Lê gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã
A. Đúng
B. Sai
Câu 10: Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đinh là gì?
A. Trung ương - Hoàng đế - Văn quan, Võ quan, Tăng quan - Địa phương - Đạo - Giáp - Xã
B. Hoàng đế - Trung ương - Văn quan, Võ quan, Tăng quan - Địa phương - Đạo - Xã - Giáp
C. Trung ương - Hoàng đế - Văn quan, Võ quan, Tăng quan - Địa phương - Đạo - Giáp - Xã
D. Hoàng đế - Trung ương - Văn quan, Võ quan, Tăng quan - Địa phương - Đạo - Xã – Giáp
Câu 11: Hãy điền những từ phù hợp vào chỗ trống (...) để hoàn thiện các đoan dữ liệu dưới đây về diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống năm 981
Đầu năm .............., quân Tống do .............................. làm tổng chỉ huy, theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh Đại Cồ Việt.
A. 998 - Lê Hoàn
B. 981 - Hầu Nhân Bảo
C. 971 - Đinh Bộ Lĩnh
D. 963 - Thiên Phú
Câu 12: Để thuận tiện cho lưu thông hàng hoá, thúc đẩy buôn bán trong nước, thời Đinh cho đúc
A. súng đại bác.
B. trống đồng.
C. tiền đồng.
D. thuyền chiến.
Câu 13: Dưới thời Tiền Lê, cả nước được chia thành
A. 5 đạo.
B. 7 đạo.
C. 10 đạo
D. 15 đạo.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây không mô tả đúng tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Tiền Lê?
A. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành.
B. Giúp việc cho vua có Thái sư và Đại sư.
C. Cả nước được chia thành 10 đạo.
D. Dưới vua là các quan văn, quan võ.
Câu 15: Dưới thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư rất được triều đình trọng dụng, vì
A. quan lại chưa có nhiều, trình độ học vấn thấp.
B. đạo Phật ảnh hưởng sâu rộng, các nhà sư có học vấn uyên bác.
C. các nhà sư và nhà chùa đều có thế lực về kinh tế rất lớn.
D. nho giáo và Đạo giáo bị nhà nước hạn chế phát triển trong xã hội.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập, vừa làm ruộng có tác dụng gì?
A. Vừa đảm bảo sản xuất nông nghiệp, vừa bảo vệ được an ninh quốc phòng.
B. Đảm bảo lực lượng lao động cho hoạt động sản xuất
C. Tạo ra những phên dậu bảo vệ triều đình từ xa
D. Giảm được chi phí nuôi quân đội của triều đìn
Câu 2: Hành động sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao của Lê Hoàn sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi thể hiện điều gì?
A. Thể hiện vị thế của Đại Cồ Việt so với nhà Tống
B. Thể hiện tinh thần nhân đạo, thiện chí hòa bình của Đại Cồ Việt
C. Thể hiện sự nhu nhược trong hoạt động ngoại giao của Lê Hoàn
D. Thể hiện sự kiên định, không run sợ trước kẻ thù
Câu 3: Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị?
A. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ
B. Địa chủ cùng một số thứ sử các châu
C. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ, nô tì
D. Thợ thủ công và thương nhân cùng một số nhà sư
Câu 4: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi
A. Quân dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng.
B. Lê Hoàn đề nghị giảng hòa để giảm bớt hao tổn.
C. Nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.
D. Nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.
Câu 5: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Ai người khởi dựng Tiền Lê
Giữa trong thế sự trăm bề khó khăn?”
A. Đinh Tiên Hoàng.
B. Lý Công Uẩn.
C. Lý Bí.
D. Lê Hoàn.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?
A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.
B. Khởi nghĩa chống quân xâm lược Hán của Hai Bà Trưng.
C. Kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lý.
D. Khởi nghĩa chống quân Đường của Mai Thúc Loan
Câu 2: Truyền thống nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam được thể hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Tống (981)?
A. Quân Đại Cồ Việt truy kích, tiêu diệt quân Tống.
B. Trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao.
C. Giết chết tướng Hầu Nhân Bảo của nhà Tống.
D. Đóng cọc mai phục địch trên sông Bạch Đằng.
Câu 3: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Vua nào thuở bé chăn trâu
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành
Sứ quân dẹp loạn phân tranh
Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?”
A. Ngô Quyền.
B. Lý Công Uẩn.
C. Đinh Bộ Lĩnh.
D. Phùng Hưng.
=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 10: Đại Cổ Việt thời Đinh và Tiên Lê