Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là

A. người Môn.

B. người Khơme.

C. người Chăm.

D. người Thái.

Câu 2: Cư dân Cam-pu-chia sử dụng phổ biến các loại chữ nào?

A. Chữ Phạn và chữ Khơ-me.

B. Chữ tượng hình và chữ Nôm.

C. Chữ La-tinh và chữ Hán.

D. Chữ Phạn và Chữ Pa-li.

Câu 3: Đầu thế kỉ VIII, Vương quốc Chân Lạp

A. Bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.

B. Mới được hình thành và bước đầu phát triển.

C. Rơi vào tình trạng phân tán.

D. Vưn lên trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

Câu 4: Trong các thế kỉ X – XV, tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo của Vương quốc Cam-pu-chia?

A. Đạo giáo.

B. Phật giáo.

C. Hin-đu giáo.

C. Thiên chúa giáo.

Câu 5: Vương quốc Cam-pu-chia được hình thành từ

A. Thế kỉ V.

B. Thế kỉ VI.

C. Thế kỉ IX.

D. Thế kỉ XIII.

Câu 6: Chữ viết của Lào dựa trên cơ sở những nét cong của chữ viết nước nào?

A. Cam-pu-chia và Việt Nam

B. Thái Lan và Mi-an-ma 

C. Ấn Độ và Trung Quốc  

D. Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

Câu 7: Thời kì phát triển nhất của Vương quốc Cam-pu-chia là

A. Thời kì kinh đô Cam-pu-chia đóng ở Ăng-co (802 - 1432)

B. Thời kì trị vì của vua Giay-a-vác-man lI.

C. Thế kỉ XIII.

D. Từ khi kinh đô chuyển về phía nam Biển Hồ.

Câu 8: Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là

A. sử thi Ra-ma-ya-na.

B. sử thi Đăm-săn.

C. sử thi Riêm Kê.

D. sử thi Ra-ma Kiên.

Câu 9: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là

A. đền Ăng-co Vát.

B. Thạt Luổng.

C. thánh địa Mỹ Sơn.

D. Đại bảo tháp San-chi.

Câu 10: Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu văn hóa của Cam-puchia thời phong kiến?

A. Đền Ăng-co-vát.

B. Đền Ăng-co-thom.

C. Tháp Bay-on.

D. Đền tháp Bô-rô-bu-đua.

Câu 11: Giay-a-vac-man VII làm vua ở Cam-pu-chia được bao nhiêu năm?

A. 20 năm.

B. 18 năm.

C. 9 năm.

D. 7 năm.

Câu 12: Dưới thời Giay-a-vac-man VII, quân Cam-pu-chia đã biến vương quốc nào thành một tỉnh của Ăng-co?

A. Thái Lan.

B. Chăm-pa.

C. Chân Lạp

D. Mã Lai.

Câu 13: Vì sao đến năm 1432, người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?

A. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.

B. Vì bị người Thái chiếm phía Tây Biển Hồ.

C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biển Hồ.

D. Phía Tây Bắc Biển Hồ là vùng đất của Chăm-pa phải trả lại.

Câu 14: Vào năm 1863, Cam-pu-chia bị nước nào xâm lược?

A. Thái Lan.

B. Mã Lai.

C. Anh.

D. Pháp.

Câu 15: Từ thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu do

A. Bị quân Mông — Nguyên tấn công.

B. Thực dân Pháp xâm chiếm.

C. Vương quốc Thái xâm lược nhiều lần.

D. Quân đội Miễn Điện xâm chiếm.

2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)

Câu 1: Dưới thời Ăng-co, bộ máy nhà nước của Vương quốc Cam-pu-chia được xây dựng theo mô hình

A. phong kiến phân quyền.

B. quân chủ chuyên chế tập quyền.

C. quân chủ lập hiến.

D. dân chủ chủ nô.

Câu 2: Ý nào không phản ánh đúng sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ang-co?

A. Vương triều tăng cường củng cố quyền lực.

B. Nhà vua quan tâm đến đời sống nhân dân, thực hiện nhiều hoạt động công ích như lập cơ sở khám, chữa bệnh; mở đường giao thông;...

C. Nhiều hồ, kênh mương được xây dựng tạo cơ sở cho nông nghiệp phát triển.

D. Người Khơ-me đã giành chiến thắng trước sự tấn công của người Thái vào thế kỉ XV.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Campuchia thời kì Ăng-co?

A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.

B. Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo được xây dựng

C. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh.

D. Lãnh thổ được mở rộng

Câu 4: Cam-pu-chia thông minh ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở

A. chữ quốc ngữ của Việt Nam

B. chữ tượng hình của Trung Quốc

C. Chữ viết của Mi-an-ma

D. Chữ Phạn của Ấn Độ

Câu 5: Những sự kiện nào chứng tỏ thời gian Ăng-co quốc gia Cam-pu-chia tăng trưởng?

A. Nông nghiệp tăng trưởng

B. Dùng vũ lực mở mang cương vực về phía đông, sang hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu Mê Công

C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng như 1 thị thành với những đền tháp khổng lồ và lạ mắt, nổi danh toàn cầu.

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 6: Thế kỉ XII, đạo nào có ảnh hưởng lớn ở Cam-pu-chia?

A. Đạo Phật Đại thừa

B. Đạo Phật Tiểu thừa.

C. Đạo Hin-đu.

D. Đạo Ki-tô.

Câu 7: Trong các thế kỉ X - XI, Cam-pu-chia trở thành một trong những nước mạnh và ham chiến trận nhất ở

A. Đông Nam Á.

B. Châu Á.

C. Đông Dương.

D. Thế giới.

Câu 8: Từ cuối thế kỉ XIX, Cam-pu-chia và Lào bị thực dân nào xâm lược, thống trị?

A. Thực dân Hà Lan.

B. Thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

C. Thực dân Mi-an-ma

D. Thực dân Pháp

Câu 9: Thời thịnh vượng nhất là cuối thế kỉ XVII đầu thế ki XVII dưới triều vua Xu-li-nha-vông-xa. Với một trong những biểu hiện

A. Sản vật dồi dào, trao đối, buôn bán với các nước lắng giêng được mở rộng.

B. Kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh nhất Đông Nam Á.

C. Chia đất nước thành các châu, quận.

D. Xây dựng quân đội mạnh về binh khí, giỏi về chiến thuật.

Câu 10: Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hóa của

A. Cam-pu-chia.

B. Đông Nam Á và thế giới.

C. Nhân loại.

D. Châu Á.

Câu 11: Dự án kiến trúc quần thê Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là tượng trưng của tín ngưỡng nào?

A. Biểu trưng của Phật giáo.

B. Biểu trưng của Nho giáo.

C. Biểu trưng của Án Độ g1áo.

D. Tất cả các tín ngưỡng trên hòa quyện với nhau

Câu 12:  Dưới thời Ăng-co, người dân Cam-pu-chia sống chủ đạo bằng nghề gì?

A. Nông nghiệp

B. Thủ công nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Tất cả các nghề trên

Câu 13: Dưới thời vua Giay-a-vác-man (1181 – 1207), quân Cam-pu-chia đã tiến đánh nước nào?

A. Chăm -pa.

B. Lan Xang.

C. Đại Việt.

D. Xiêm.

Câu 14: Trước lúc Cam-pu-chia bị thực dân Pháp xâm lăng, đã bị nước nào tấn công phải chuyển động về phía nam?

A. Vương quốc Mi-an-ma

B. Đế quốc Bồ Đào Nha.

C. Vương quốc Thái.

D. Phong kiến phương Bắc

Câu 15: Ý không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên Campuchia là

A. Nằm trên một cao nguyên rộng lớn

B.  Địa hình giống như một lòng chảo khổng lồ

C. Xung quanh là rừng và cao nguyên

D. Giữa là Biển Hồ với vùng phụ cận là những cánh đồng phì nhiêu

 

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Người lãnh đạo nhân dân Campuchia đấu tranh giành lại độc lập từ tay quân xâm lược Gia-va vào năm 802 là

A. Giay-a-vác-man II.

B. Riêm Kê.

C. Giay-a-vác-man VII.

D. Pha Ngừm.

Câu 2: Hệ thống chữ viết của người Khơ-me được xây dựng trên cơ sở

A. chữ Nôm của Đại Việt.

B. chữ La-tinh của La Mã.

C. chữ Hán của Trung Quốc.

D. chữ Phạn của Ấn Độ.

Câu 3: Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có điểm gì khác so với người Lào Thơng?

A. Sống ở vùng đồi núi

B. Sống ở những vùng thấp

C. Sống trên sông nước

D. Du canh du cư

Câu 4: Cam-pu-chia sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở:

A. chữ quốc ngữ của Việt Nam

B. chữ tượng hình của Trung Quốc

C. Chữ viết của Mi-an-ma

D. Chữ Phạn của Ấn Độ

Câu 5: Nền văn hóa của người Khơme phát triển đạt nhiều thành tựu rực rỡ, ngoại trừ

A. Sớm sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ

B. Xây dựng những cung điện nguy nga, lộng lẫy

C. Xây dựng kiến trúc đền, tháp nổi Fếng gắn chặt với tôn giáo

D. Sáng tạo nền văn học dân gian, văn học viết rất phong phú

Câu 6: Cư dân Campuchia lúc đầu cư trú ở

A. Phía Bắc.

B. Vùng trung tâm.

C. Phía Nam .

D. Xung quanh Biển Hồ.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1:  Người Pháp xâm chiếm Cam-pu-chia khi Việt Nam

A. Chưa bị Pháp xâm chiếm.

B. Đã bị Pháp xâm chiếm cách đó 5 năm.

C. Bị Pháp xâm chiếm cách đó 2 năm.

D. Đã bị Pháp bình định về quân sự.

Câu 2: Nét nổi bật nhất của văn hoá Lào và văn hoá Cam-pu-chia là

A. Đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

B. Đều có hệ thống chữ viết riêng.

C. Biết tiếp thu sáng tạo những thành tựu văn hoá từ bên ngoài, kết hợp với nét đặc sắc truyền thống văn hoá bản địa để xây dựng nền văn hoá riêng rất đặc sắc

D. Có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng.

Câu 3:  Địa danh lịch sử nào ở Lào - Campuchia thu hút đông nhất khách du lịch quốc tế hiện nay?

A. Thạt Luổng.

B. Luông Pha Bang.

C. Ăng co vát- Ăng co thom.

D. Biển Hồ.

Câu 4: Lý giải nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời nhà nước ở Cam-pu-chia sớm hươn ở Lào

A. Cam-pu-chia có điều kiện địa lý thuận lợi hơn

B. Cam-pu-chia có nhiều vị vua kiệt xuất

C. Cam-pu-chia sớm chinh phục được các vùng đất của người Thái

D. Cam-pu-chia phải thành lập nhà nước để chống xâm lược

=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài: Vương quốc Cam-Pu-Chia

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay