Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Thời Trần, ruộng đất của quý tộc, vương hầu do khai hoang mà có gọi là gì?

A. Thái Ấp

B. Điền trang

C. Tịch điền

D. Trang viên

 

Câu 2: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào?

A. Quân phải đông, nước mới mạnh

B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông

C. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ

D. Quân đội phải văn võ song toàn

 

Câu 3: Tình hình kinh tế xã hội nước ta vào cuối thời Trần như thế nào?

A. Nền kinh tế trì trệ, mất mùa liên tục xảy ra

B. Đời sống của các tầng lớp nhân dân cơ cực, đói khổ

C. Khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra khắp nơi

D. Tất cả các ý trên

 

Câu 4: Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh vào thời gian nào?

A. Tháng 12/1226

B. Tháng 11/1225

C. Tháng 8/1226

D. Tháng 7/1225

 

Câu 5: Trận phản công nào của quân dân nhà Trần đã đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ nhất của quân Mông Cổ?

A. Tây Kết

B. Chương Dương

C. Đông Bộ Đầu

D. Hàm Tử

 

Câu 6: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần thái độ của vua Trần như thế nào?

A. Trả lại thư ngay

B. Bắt giam vào ngục

C. Tỏ thái độ giảng hòa

D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ

 

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục? 

A. Mở các trường công để đào tạo con em quý tộc, quan lại

B. Định lệ thi thái học sinh 7 năm một lần

C. Quy định chọn tam khôi trong kì thi Đình

D. Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu

 

Câu 8: Nhà Trần được thành lập năm bao nhiêu?

A. Năm 1225.

B. Năm 1226.

C. Năm 1227.

D. Năm 1228.

 

Câu 9: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?

A. Trung ương tập quyền.

B. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.

C. Vua nắm quyền tuyệt đối.

D. Phong kiến phân quyền.

Câu 10: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?

A. Chế độ Thái thượng hoàng.

B. Chế độ lập Thái tử sớm.

C. Chế độ nhiều Hoàng hậu.

D. Chế độ Nhiếp chính vương.

 

Câu 11: Quân các lộ ở đồng bằng gọi là gì?

A. Cấm binh

B. Chính binh

C. Phiên binh

D. Hương binh

 

Câu 12: Đời vua cuối cùng của nhà Lý là ai?

A. Lý Cao Tông

B. Lý Anh Tông

C. Lý Huệ Tông

D. Lý Chiêu Hoàng

 

Câu 13: Trần Cảnh lên ngôi vua lúc bao nhiêu tuổi?

A. 12 tuổi

B. 6 Tuổi

C. 10 tuổi

D. 8 tuổi

 

Câu 14: Quân ở làng xã gọi là gì?

A. Phiên binh

B. Hương binh

C. Cấm binh

D. Chính binh

 

Câu 15: Những ai được tuyển chọn vào cấm quân?

A. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần

B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi C

C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu

D. Trai tráng con em quan lại trong triều

 

2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)

Câu 1: Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đã góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự gì?

 

A. Tập hợp đông đảo nhân dân đấu tranh.

B. Tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu.

C. Nước nhỏ chống lại kẻ thù mạnh hơn nhiều lần.

D. Buộc địch chuyển từ chủ động sang bị động.

 

Câu 2: Nghệ thuật “Tránh sức mạnh lúc ban mai, tranh thủ chiều tà” đã được quân dân nhà Trần vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2?

A. Thực hiện vườn không nhà trống, phản công chiến lược

B. Chủ động đánh trước để chặn thế mạnh của giặc

C. Chủ động đánh nhanh thắng nhanh

D. Chủ động giảng hòa để củng cố lực lượng

 

Câu 3: Hồ Quý Lý đã thực hiện chính sách gì trong lĩnh vực cải cách tài chính? 

A. Ban hành chính sách hạn điền, hạn nô.

B. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

C. Hạn chế nô tì của quý tộc, quan lại, vương hầu.

D. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

 

Câu 4: Điểm giống nhau trong chính sách tổ chức quân đội thời nhà Lý so với thời nhà Trần là

A. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.

B. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân.

C. Xây dựng theo chủ trương “đông đảo, tinh nhuệ”.

D. Xây dựng theo chủ trương “cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.

 

Câu 5: Nhân tố nào tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều Trần với nhân dân?

A. Nhà Trần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

B. Nhà Trần chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ vương triều.

C. Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến.

D. Nhân dân có tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng.

 

Câu 6: Vị vua đầu tiên của nhà Trần là ai?

A. Trần Duệ Tông (Trần Kinh)

B. Trần Thánh Tông (Trần thừa)

C. Trần Thái Tông (Trần Canh)

D. Trần Anh Tông (Trần Thuyên)

 

Câu 7: Thời Trần chia nước ta làm bao nhiêu lộ, đứng đầu mỗi lộ là ai?

A. 12 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó An phủ sứ

B. 10 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Quốc sứ kiện

C. 14 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Tôn nhân phu

D. 16 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Đồn điền sứ

 

Câu 8: Nhà Trần thay nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm cho chế độ phong kiến suy sụp

B. Tạo điều kiện cho nền quân chủ phát triển vững mạnh

C. Chứng tỏ nhà Trần mạnh hơn nhà Lý

D. Củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh

 

Câu 9: Quân các lộ ở miền núi gọi là gì?

A. Cấm binh

B. Hương binh

C. Phiên binh

D. Chính binh

 

Câu 10: Điền trang là gì?

A. Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có

B. Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có

C. Là ruộng đất công của nhà nước cho nông dân thuê cày cấy

D. Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có

 

Câu 11: Đê Đỉnh Nhĩ là gì

A. Đê đắp từ đầu nguồn đến cửa biển

B. Đê đắp ngang cửa biển

C. Đê đắp ở đầu nguồn đến cuối sông

D. Đê đắp ở sông lớn và các nhánh sông

 

Câu 12: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi và phát triển kinh tế?

A. Tất cả các câu trên đúng

B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kiênh

C. Lập điền trang

D. Tích cực khai hoang

 

Câu 13: Bộ luật mới của nhà Trần gọi là gì? Ban hành vào năm nào?

A. Luật hình – năm 1226

B. Luật triều hình luật – năm 1230

C. Hình thư – năm 1042

D. Luật Hồng Đức – năm 1228

 

Câu 14:  Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Đại Việt sau ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là gì?

A. Bị tàn phá nặng nề nhưng được phục hồi nhanh chóng

B. Phương thức sản xuất mới được du nhập thúc đẩy kinh tế phát triển

C. Không bị ảnh hưởng

D. Bị tàn phá nặng nề, không thể phục hồi

 

Câu 15: Năm 1358, diễn ra cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân? Khởi nghĩa nổ ra ở đâu?

A. Khởi nghĩa Nguyễn Thanh - ở Thanh Hóa

B. Khởi nghĩa của Nguyễn Bố - Ở Bắc Giang

C. Khởi nghĩa của Nguyễn KỴ - ở Nông Cống

D. Khởi nghĩa của Ngô Bệ - ở Hải Dương

 

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận Bạch Đằng năm 1288?

A. Con nước thủy triều

B. Sự suy yếu của quân Mông Nguyên

C. Cây cối rậm rạp

D. Sự ủng hộ của nhân dân

 

Câu 2: Tại sao lại nói rằng nước Đại Việt dưới thời nhà Trần phát triển hơn dưới thời Lý?

A. Thời Trần sử đổi, bổ sung thêm pháp luật

B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng

C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế

D. Tất cả các câu trên

 

Câu 3: Đâu là nơi diễn ra trận đụng độ đầu tiên của quân Mông Cổ với quân dân nhà Trần?

A. Bình Lệ Nguyên

B. Đông Bộ Đầu

C. Chương Dương

D. Bạch Đằng

Câu 4: Biểu hiện nào cho thấy dưới thời Trần hoạt động sản xuất thủ công nghiệp đã bước đầu mang tính chuyên môn hóa? 

A. Hình thành các công trường thủ công

B. Xuất hiện nhiều thợ thủ công giỏi

C. Xuất hiện các làng nghề thủ công

D. Trình độ kĩ thuật được nâng cao

Câu 5: Hình thức phân phong tước hiệu và ruộng đất cho quý tộc dưới thời Trần được gọi là?

A. Phong vương hầu, ban lộc điền

B. Phong vương hầu, ban thực ấp thực phong

C. Phong vương hầu, ban thái ấp

D. Phong vương hầu, ban điền trang

Câu 6: Vua Trần vẫn để chuông ở thềm điện nào cho dân đến kêu oan khi cần?

A. An phủ sứ.

B. Long Trì.

C. Long Biên.

D. Thăng Long.

 

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không thành công khi vấp phải vấn đề căn bản nào?

A. Sự uy hiếp của nhà Minh

B. Sự chống đối của quý tộc Trần

C. Lòng dân không thuận

D. Tiềm lực đất nước trống rỗng

 

Câu 2: Các xưởng thủ công nhà nước không sản xuất những mặt hàng gì?

A. Chế tạo vũ khí, đóng thuyền.

B. Khai thác vàng, đúc đồng.

C. Đồ tơ lụa, quần áo cho vua quan.

D. Đúc tiền.

 

Câu 3: Cơ quan nào của nhà Trần đảm nhiệm việc viết sử?

A. Quốc sử viện.

B. Sử học.

C. Quốc sử quán.

D. Viện sử học.

 

Câu 4: Nhà Trần đặt thêm cơ quan gì để coi việc chữa bệnh trong cung vua?

A. Thái y quán.

B. Thái y viện.

C. Phủ thái y.

D. Viện y học.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay