Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Nhà Lý được thành lập vào thời gian nào?     

A. Năm 1008    

B. Năm 1009    

C. Năm 1010    

D. Năm 1011

 

Câu 2: Kinh thành Thăng Long được bao bọc bởi một vòng thành ngoài cùng được gọi là gì?     

A. Cấm thành    

B. La thành    

C. Hoàng thành    

D. Vi thành

 

Câu 3: Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt vào thời gian nào?     

A. Năm 1010.    

B. Năm 1045.    

C. Năm 1054.    

D. Năm 1075.

 

Câu 4: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?     

A. Hình thư    

B. Luật Gia Long    

C. Luật Hồng Đức    

D. Hình luật

 

Câu 5: Dưới thời nhà Lý, đến năm 1054 tên nước ta là gì?

A. Đại Việt

B. Đại Cổ Việt

C. Đại Nam

D. Việt Nam

 

Câu 6: Quân đội nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào?

A. dân binh, công binh

B. cấm quân, quân địa phương

C. cấm quân, công binh

D. dân binh, ngoại binh

 

Câu 7: Dưới thời nhà Lý có mấy đời vua, tồn tại bao lâu?

A. 9 đời, 215 năm

B. 10 đời, 200 năm

C. 8 đời, 165 năm

D. 7 đời, 200 năm

 

Câu 8: Cấm quân là

A. quân phòng vệ biên giới.

B. quân phòng vệ các lộ.

C. quân phòng vệ các phủ.

D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành.

 

Câu 9: Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý vào năm nào?

A. Cuối năm 1009

B. Đầu năm 1009

C. Cuối năm 1010

D. Đầu năm 1010

 

Câu 10: Ai là người sáng lập nên nhà Lý vào năm 1009?

A. Lý Anh Tông

B. Lý Nhân Tông

C. Lý Công Uẩn

D. Lý Thánh Tông

 

Câu 11: Bộ “Hình thư”, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới thời vua nào?

A. Lý Thái Tổ (1010) 

B. Lý Thái Tông (1042)

C. Lý Thánh Tông (1054)    

D. Lý Nhân Tông (1072)

 

Câu 12: Thời gian nào nhà Lý ban hành bộ Hình thư?

A. Năm 1008       

B. Năm 1042       

C. Năm 1010       

D. Năm 1005

 

Câu 13: Thời kì cai trị của nhà Lý, quan hệ giữa Đại Việt và Cham-pa như thế nào?

A. Xung đột dẫn tới liên tiếp gây chiến tranh     

B. Quan hệ bình thường

C. Mâu thuẫn xung đột theo thời gian      

 D. Hòa hiếu thân thiện

 

Câu 14: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì?

A. Tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc 

B. Củng cố khối đoán kết dân tộc

C. Củng cố nền thống nhất quốc gia

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 15: Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là gì và quyết định dời đô về đâu?

A. Niên hiệu Thái Bình. Dời đô về Cổ Loa

B. Nhiên hiệu Thiên Phúc. Dời đô về Đại La

C. Niên hiệu Thiên Phúc. Dời đô về Thăng Long

D. Niên hiệu Thuận Thiên. Dời đô về Đại La

 

2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)

Câu 1: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long? 

A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.    

B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.    

C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.    

D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

 

Câu 2: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?     

A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.    

B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.    

C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.    

D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

 

Câu 3: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn? 

A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi.

B. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.    

C. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.    

D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

 

Câu 4: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng? 

A. Hòa hảo thân thiện.    

B. Đoàn kết tránh xung đột.    

C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.    

D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.

 

Câu 5:  Thế nào là chính sách "ngụ binh ư nông"?

A. cho quân sĩ địa phương luân phiên về cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động

B. cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động

C. cho cấm quân luân phiên nhau về sản xuất, khi cần sẽ điều động

D. cho những quân sẽ hết tuổi quân dịch về quê sản xuất

 

Câu 6: Tại sao Lý Công Uẩn dời độ về Đại La (Thăng Long)?

A. Muôn vật hết sức tươi tốt và phồn thịnh        

B. Đây là vùng mặt đất rộng mà bằng phẳng

C. Đây là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương

D. Tất cả câu trên đúng        

 

Câu 7: Nhà Tống xúi dục Cham-pa đánh Đại Việt nhằm mục đích gì?

A. Làm suy yếu lực lượng của Cham-pa

B. Làm suy yếu lực lượng của Đại Việt

C. Phá vỡ quan hệ Đại Việt-Cham – pa

D. Tất cả các câu trên đều đúng

 

Câu 8: Nhận xét nào sau đây chính xác khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời Lý so với các thời kì trước?

A. Còn đơn giản, sơ khai, quyền lực của nhà vua bị hạn chế

B. Chính quyền quân chủ chuyên chế tập trung quyền lực đến đỉnh cao

C. Chính quyền quân chủ, khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân rất lớn

D. Tiếp tục được hoàn thiện nhưng quyền lực của nhà vua vẫn còn bị hạn chế

 

Câu 9: Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập

A. Đô sát viện

B. Văn Miếu

C. Quốc Tử Giám

D. Quốc sử quán

 

Câu 10: Nội dung nào không phản ánh đúng về hoàn cảnh thành lập của nhà Lý?

A. Lê Long Đĩnh lên ngôi không đủ tài đức để điều khiển đất nước

B. Lê Long Đĩnh chủ động nhường ngôi cho Lý Công Uẩn

C. Các tăng sư và đại thần tôn Lý Công Uẩn lên làm vua

D. Lý Công Uẩn là người có tài đức nên được triều thần quý trọng

 

Câu 11: Quê hương của Lý Công Uẩn ở

A. Thuận Thành (Bắc Ninh).

B. Quế Võ (Bắc Ninh).

C. Từ Sơn (Bắc Ninh).

D. Đông Anh (Hà Nội).

 

Câu 12: Năm 1010, Lý Công uẩn rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về

A. Phong Châu (Phú Thọ).

B. Đại La (Hà Nội).

C. Phú Xuân (Huế).

D. Vạn An (Nghệ An).

 

Câu 13: Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất?

A. Phật giáo.

B. Thiên Chúa giáo.

C. Hồi giáo.

D. Đạo giáo.

 

Câu 14: Công trình được xây dựng trên một cột đá lớn, dựng giữa hồ, tượng trưng cho một bông sen nở trên mặt nước là

A. Chùa Linh Thông – Hà Nội.

B. Chùa Chuông – Hưng Yên.

C. Chùa Một Cột – Hà Nội.

D. Tháp Phổ Minh – Hà Nội.

 

Câu 15: Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám để

A. Thờ Khổng Tử.

B. Dạy cho các hoàng tử, công chúa.

C. Dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm.

D. Ghi chép quốc sử.

 

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Nhà Tống xúi dục Cham-pa đánh Đại Việt nhằm mục đích gì?

A. Làm suy yếu lực lượng của Cham-pa

B. Làm suy yếu lực lượng của Đại Việt

C. Phá vỡ quan hệ Đại Việt-Cham – pa

D. Tất cả các câu trên đều đúng

 

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý?

A. Cung điện được xây dựng nguy nga tráng lệ

B. Dân cư tập trung đông đúc phóa ngoài hoàng thành

C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển

D. Các thương nhân châu Âu bến buôn bán và lập thương điếm

 

Câu 3: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?     

A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.    

B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.    

C. Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng.    

D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.

 

Câu 4: Chính sách nổi bật của nhà Lý đối với đồng bào dân tộc thiểu số là

A. nhu viễn

B. tự trị

C. xây dựng vùng ảnh hưởng

D. sắc phong triều cống

 

Câu 5: Bộ phận thống trị trong xã hội thời Lý gồm

A. nông dân, thợ thủ công, thương nhân.

B. thương nhân, quan lại, nô tì.

C. nhà sư, quan lại, nông dân.

D. quý tộc, quan lại, địa chủ.

 

Câu 6: Nhà Lý đã mở thương cảng nào để trao đổi, buôn bán với nước ngoài?

A. Vân Đồn (Quảng Ninh).

B. Cam Ranh (Khánh Hòa).

C. Dung Quất (Quảng Ngãi).

D. Chân Mây (Thừa Thiên Huế).

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của nhà Lý?

A. Giữ quan hệ hoà hiếu với nhà Tống.

B. Cho nhân dân hai bên biên giới qua lại tự do.

C. Đưa quan hệ giữa Đại Việt với Chăm-pa trở lại bình thường.

D. Chấm dứt quan hệ bang giao với nhà Tống.

 

Câu 2: Hằng năm, các vua Lý thường về các địa phương làm lễ tịch điền nhằm mục đích gì?

A. Khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.

B. Quản lí việc sản xuất nông nghiệp.

C. Đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang.

D. Góp phần nâng cao uy tín của nhà vua, triều đình.

 

Câu 3: Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La không xuất phát từ lý do nào sau đây?

A. Đất nước đã hòa bình, ổn định cần có điều kiện thuận lợi để phát triển.

B. Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.

C. Địa thế của Đại La rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.

D. Thành Đại La có địa thế hiểm trở, phù hợp cho việc phòng thủ quân sự.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay