Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Sự kiện gì xảy ra năm 1757?

  1. Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay
  2. Liên quân Hà Lan tấn công vùng đất Nam
  3. Chúa Nguyễn triển khai xây dựng công ty đường biển Hội An
  4. Triều đại của chúa Nguyễn sụp đổ.

Câu 2: Đâu là một làng gốm nổi tiếng trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  1. Đông Hồ
  2. Hàng Trống
  3. Thổ Hà
  4. Kinh Bắc

Câu 3: Nhận thấy sự bất lực của nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã:

  1. Đưa quân di dẹp loạn, đảm bảo sự yên bình cho triều đình
  2. Ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc
  3. Thay vua Lê nhiếp chính
  4. Về quê quy ẩn

Câu 4: Cuối năm 1788, nhà Thanh cử ai đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta?

  1. Niên Canh Nghiêu
  2. Ngao Bái
  3. Tôn Sĩ Nghị
  4. Ngô Tam Quế

Câu 5: Trong những năm 1527 - 1592, chính quyền nhà Mạc chỉ quản lí được khu vực từ

  1. Hà Tĩnh trở ra phía bắc.
  2. Nghệ An trở ra phía bắc.
  3. Thanh Hóa trở ra phía bắc.
  4. Ninh Bình trở ra phía bắc.

Câu 6: Ở nửa đầu thế kỉ XVIII, bộ máy làng xã:

  1. Ngày càng biến chất, trở thành công cụ trong tay bọn cường hào, tạo thêm một tầng áp bức bóc lột nặng nề đè lên đầu người nông dân.
  2. Ngày càng tinh gọn, đảm bảo được quyền tự do, dân chủ của người dân.
  3. Trở nên phức tạp hơn rất nhiều với quá nhiều quan lại ở mỗi bộ phận.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Những vùng nông nghiệp trù phú nhất Đại Việt trong các thế kỉ XVII - XVIII là lưu vực

  1. sông Hồng và sông Đà.
  2. sông Gianh và sông Thu Bồn.
  3. sông Hồng và sông Thái Bình.
  4. sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

Câu 8: Nghĩa quân Tây Sơn có khẩu hiệu là gì?

  1. Lấy của người giàu chia cho người nghèo
  2. Đập phá thành quách, hỗn chiến chư thần
  3. Tự do, dân chủ, bác ái
  4. Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh

Câu 9: Khi Nguyễn Hoàng vào nam trấn thủ, ông đã làm gì?

  1. Cùng con cháu vượt biển sang Malaysia
  2. Thành lập thủ phủ Sài Gòn.
  3. Đẩy mạnh di dân, khai phá vùng đất phía Nam.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Đâu là kết quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?

  1. Bắc triều chiếm được vùng đất phía nam, nhà Lê phải chạy sang Campuchia.
  2. Nam triều thâu tóm được Lan-xang, Chân Lạp, phối hợp tấn công ra bắc, chấm dứt triều đại của nhà Mạc.
  3. Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, chiến tranh kết thúc.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 11: Đâu không phải hệ quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?

  1. Chiến tranh diễn ra trong một thời gian dài, đất nước bị chia cắt
  2. Cả vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ đều là chiến trường.
  3. Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
  4. Người dân có thêm kinh nghiệm sống trong đói khổ.

Câu 12: Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài:

  1. Có bước phát triển mới về tính quyền lực
  2. Lâm vào khủng hoảng sâu sắc
  3. Chuyển sang một chế độ hoàn toàn khác
  4. Không còn mang bản sắc phong kiến tập quyền

Câu 13: Vào năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn vào khai hoang, lập ấp tại vùng đất thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay?

  1. Phú Yên.
  2. Bình Định.
  3. Khánh Hòa.
  4. Gia Lai.

Câu 14: Câu nào không đúng về tình trạng Đàng Ngoài vào giữa thế kỉ XVIII?

  1. Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm.
  2. Tình trạng hạn hán, lụt lội dẫn đến nạn mất mùa liên tiếp xảy ra.
  3. Đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ làm cho nhà cửa bị ngập, sản xuất nông nghiệp đình đốn.
  4. Thủ công nghiệp, thương nghiệp may nhờ việc làm ăn với nước ngoài nên không bị sa sút.

Câu 15: Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong

  1. được hình thành và bước đầu phát triển.
  2. phát triển đến đỉnh cao.
  3. ngày càng suy yếu, khủng hoảng.
  4. đã sụp đổ hoàn toàn.

Câu 16: Năm 1545 có sự kiện gì?

  1. Nguyễn Hoàng chết, thế lực của Nguyễn Kim ngày càng lớn mạnh.
  2. Nguyễn Kim chết, thế lực của Nguyễn Hoàng ngày càng lớn mạnh.
  3. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
  4. Trịnh Kiểm chết, con rể là Nguyễn Hoàng lên thay, nắm toàn bộ binh quyền

Câu 17: Điểm giống nhau cơ bản giữa các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài do: Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo là gì?

  1. Thắng lợi, lật đổ chính quyền Lê - Trịnh.
  2. Diễn ra quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.
  3. Hoạt động chủ yếu tại Thanh Hóa, Nghệ An.
  4. Nêu cao khẩu hiệu “Phù Trịnh - diệt Nguyễn”.

Câu 18: Năm 1774, trước tình thế bất lợi: phía bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh vào, đã chiếm được Phú Xuân (Huế), phía nam là quân chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc đã làm gì?

  1. Dồn quân ra bắc chặn mọi ngả tấn công của chúa Trịnh
  2. Buộc phải tạm hoà hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn
  3. Dựa vào thế lực của quân đội các nước phương Tây tấn công toàn diện
  4. Tự vẫn để bảo toàn khí tiết

Câu 19: Những nghề thủ công mới xuất hiện ở Đại Việt trong các thế kỉ XVII, XVIII là

  1. khai mỏ, khắc bản in, làm đường cát trắng,…
  2. đúc đồng, dệt lụa, làm giấy,…
  3. khắc bản in, làm giấy, dệt lụa,…
  4. làm đường cát trắng, làm thủy tinh, gốm sứ,…

Câu 20: Chiến tranh Nam – Bắc triều là cuộc chiến giữa:

  1. Hai nhà Lê bù nhìn do chúa Nguyễn và chúa Trịnh nắm quyền.
  2. Nhà Mạc với nhà Lê do Nguyễn Hoàng nắm quyền.
  3. Nhà Lê bù nhìn do Nguyễn Kim lập ra với nhà Mạc.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 21: Không chấp nhận địa vị chính thống của nhà Mạc, nhiều cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã

  1. đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, lập ra Nam triều, đối đầu với nhà Mạc.
  2. tiến hành đảo chính, lật đổ nhà Mạc, đưa Lê Cung Hoàng trở lại ngôi vua.
  3. đưa Lê Duy Ninh vào vùng Thuận Hóa, lập nên chính quyền Đàng Trong.
  4. dấy binh nổi dậy khởi nghĩa ở Cao Bằng, với danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”.

Câu 22: Chính quyền phong kiến Lê – Trịnh hoàn toàn sụp đổ khi:

  1. Nguyễn Huệ chỉ huy đạo quân tiến đánh Phú Xuân và nhanh chóng hạ thành
  2. Quân Tây Sơn tiến ra phía nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, rồi tiến thẳng ra Đàng Ngoài
  3. Quân Tây Sơn rút về Nam
  4. Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai. Vua Lê Chiêu Thống bỏ trốn

Câu 23: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Vào đầu thế kỉ XVI, xứ Thuận Hoá, Quảng Nam dân cư thưa thớt.
  2. Vào năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn vào đất Phú Yên ngày nay, lập làng mạc, khai khẩn “hoang điền nhàn thổ”.
  3. Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài, Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất. Quá trình này được đẩy nhanh hơn sau cuộc hôn nhân giữa Ngọc Vạn (con của chúa Nguyễn Hoàng) với chúa Trịnh Tùng ở Đàng Ngoài.
  4. Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.

Câu 24: Việc người Việt thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời các chúa Nguyễn có ý nghĩa như thế nào?

  1. Tạo cơ sở lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
  2. Khẳng định và bảo vệ chủ quyền của các đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ.
  3. Đảm bảo cho hoạt động khai thác lâu dài của người Việt ở Vịnh Bắc Bộ.
  4. Khẳng định chủ quyền và hoạt động khai thác lâu dài tại vùng vịnh Thái Lan.

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  1. Sự phát triển của thủ công nghiệp đã thúc đẩy buôn bán mở rộng.
  2. Mạng lưới chợ được hình thành ở cả vùng đồng bằng và ven biển.
  3. Các đô thị xuất hiện chủ yếu vào thế kỉ XVI và khởi sắc trong các thế kỉ XVII – XVIII.
  4. Ở Đàng Ngoài, bên cạnh Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường, Phố Hiến (Hưng Yên) cũng trở thành một trung tâm buôn bán lớn.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay