Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Lê Quý Đôn là tác giả của bộ sử nào dưới đây?
A. Phủ biên tạp lục.
B. Ô châu cận lục.
C. Thiên Nam ngữ lục.
D. Đại Nam thực lục.
Câu 2: Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu nhất của nhân dân Đại Việt ở thế kỉ XVI - XVIII là
A. “Cung oán ngâm khúc”.
B. “Tụng giá hoàn kinh sư”.
C. “Nam quốc sơn hà”.
D. “Bình Ngô đại cáo”.
Câu 3: Những nghề thủ công mới xuất hiện ở Đại Việt trong các thế kỉ XVII, XVIII là
A. khai mỏ, khắc bản in, làm đường cát trắng,…
B. đúc đồng, dệt lụa, làm giấy,…
C. khắc bản in, làm giấy, dệt lụa,…
D. làm đường cát trắng, làm thủy tinh, gốm sứ,…
Câu 4: Câu ca dao nào dưới đây không đề cập đến các làng nghề thủ công truyền thống người Việt?
A. “Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”.
B. “Quê em có đá Ngũ Hành/ Có nghề khắc đá lừng danh khắp vùng”.
C. “Tiếng đồn con gái Nghĩa Đô/ Quanh năm làm giấy cho vua được nhờ”.
D. “Chợ huyện một tháng sáu phiên/ Gặp cô hàng xén kết duyên Châu - Trần”.
Câu 5: Trong những năm 1741 - 1751, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?
A. Hoàng Công Chất.
B. Nguyễn Hữu Cầu.
C. Hoàng Hoa Thám.
D. Nguyễn Danh Phương.
Câu 6: Vào giữa thế kỉ XVIII, sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Đàng Ngoài đã
A. làm lung lay chính quyền chúa Nguyễn.
B. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Lê - Trịnh.
C. làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.
D. dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền chúa Nguyễn.
Câu 7: Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo là gì?
A. Thắng lợi, lật đổ chính quyền Lê - Trịnh.
B. Diễn ra quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.
C. Hoạt động chủ yếu tại Thanh Hóa, Nghệ An.
D. Nêu cao khẩu hiệu “Phù Trịnh - diệt Nguyễn”.
Câu 8: Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương kết thúc vào năm nào?
A. 1769.
B. 1751.
C. 1741.
D. 1739.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
B. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm.
C. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước.
D. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
Câu 10: Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
B. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.
Câu 11: Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?
A. Nguyễn Huệ.
B. Trần Bình Trọng.
C. Bùi Thị Xuân.
D. Trần Quốc Toản.
Câu 12: Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?
A. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.
B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
C. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.
D. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.
Câu 13: Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Mỹ đứng ở vị trí thứ mấy trên thế giới?
A. Dẫn đầu thế giới.
B. Thứ 2 thế giới.
C. Thứ 3 thế giới.
D. Thứ 4 thế giới.
Câu 14: Trong vòng 40 năm (1875 - 1914), nước Pháp đã bao nhiêu lần thay đổi chính phủ?
A. 20 lần.
B. 30 lần.
C. 40 lần.
D. 50 lần.
Câu 15: Đến thập kỉ cuối thế kỉ XIX, Mỹ tăng cường bành trướng ở khu vực nào?
A. Châu Âu và Bắc Phi.
B. Đông Phi và Nam Phi.
C. Đông Bắc châu Phi và Nam Á.
D. Châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về cuộc khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):
a) Hoạt động chủ yếu ở vùng Nghệ An.
b) Cuộc khởi nghĩa được sự giúp đỡ của nhân dân Phù Nam.
c) Nghĩa quân hoạt động ở Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
d) Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về phản ánh đúng điểm tương đồng giữa các cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu:
a) Lực lượng tham gia chủ yếu là công nhân.
b) Bị quân Trịnh đàn áp nên cuối cùng thất bại.
c) Chống lại chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.
d) Giành thắng lợi, lật đổ chính quyền Lê - Trịnh.