Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 02:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Vì sao trong chính sách đối ngoại, giới cầm quyền Đức lại chủ trương chạy đua vũ trang?

A. Vì để giành thế đối trọng về sức mạnh quân sự với các nước đế quốc khác.

B. Vì Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn các nước trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp,...

C. Vì Đức muốn trở thành một nước bá chủ thế giới.

D. Vì giới cầm quyền muốn xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 2: Vua độc quyền khổng lồ ở Mỹ từ cuối thế kỉ XIX là:

A. Vua dầu mỏ Rockefeller

B. Vua thép Mooc Gan

C. Vua ô tô Ford

D. Rockefeller, Mooc Gan, Ford,…

Câu 3: Vào thập kỉ cuối thế kỉ XIX, Mỹ gây chiến với Tây Ban Nha vì:

A. Tây Ban Nha đe dọa chủ quyền của Mỹ.

B. Mỹ âm mưu chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha.

C. Mỹ muốn phô trương sức mạnh của mình.

D. Mỹ giúp đỡ Cuba và Philippines giành độc lập.

Câu 4: Ý nào sau đây thể hiện chính sách đối nội của nước Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).

B. Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến.

C. Giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.

D. Sau khi thống nhất đất nước, quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.

Câu 5: Cơ quan cao nhất của nhà nước kiểu mới được bầu ra theo nguyên tắc:

A. Tiến cử.

B. Bầu cử.

C. Căn cứ vào vai trò của từng cá nhân trong cách mạng.

D. Phổ thông đầu phiếu.

Câu 6: Đỉnh cao trong phong trào công nhân Mỹ là cuộc đấu tranh của công nhân:

A. Boston

B. Chicago

C. Philadelphia

D. New York

Câu 7: Ngày 01/05 trở thành ngày Quốc tế Lao động từ năm nào?

A. 1886

B. 1889

C. 1914

D. 1945

Câu 8: “Phong trào Hiến chương” là một phong trào rộng lớn, có tổ chức của:

A. Công nhân Pháp.

B. Công nhân Anh.

C. Công nhân Hà Lan.

D. Công nhân Đức

Câu 9: Tổn thất về kinh tế trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là bao nhiêu?

A. 8.5 tỉ USD

B. 85 tỉ USD

C. 850 tỉ USD

D. 8500 tỉ USD

Câu 10: Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất? 

A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.

B. Khoảng 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

C. Nền kinh tế các nước châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh.

D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 11: Quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd và bao vây Cung điện Mùa Đông vào thời gian nào?

A. 02/1917

B. 24/10/1917 (06/11 theo dương lịch)

C. 25/10/1917 (07/11 theo dương lịch)

D. Đầu năm 1918

Câu 12: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã diễn ra vì:

A. Tranh giành thuộc địa.

B. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc.

C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa. 

D. Tranh giành quyền sở hữu các công ti độc quyền lớn.

Câu 13: Năm 1807, Fulton (người Mỹ) đã lần đầu tiên chế tạo được:

A. Máy vi tính

B. Máy bay

C. Tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước

D. Pin mặt trời

Câu 14: Việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của:

A. Kim cương làm từ carbon

B. Các nguyên liệu mới (thép, nhôm,..)

C. Sắt không gỉ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Đâu không phải một nhà thơ để lại dấu ấn sâu sắc trong các thế kỉ XVIII – XIX?

A. Eadmer

B. A. Pushkin

C. Johann Goethe

D. W. Thackeray

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về kinh tế Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

a) Nông nghiệp Pháp có tốc độ phát triển nhanh chóng, vượt Mỹ và Đức.

b) Các công ty độc quyền ngân hàng chi phối mạnh mẽ nền kinh tế Pháp.

c) Công nghiệp Pháp tụt xuống vị trí thứ tư thế giới, sau Mỹ, Đức, Anh.

d) Pháp là nước dẫn đầu về sản xuất công nghiệp nặng.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về chính sách đối nội, đối ngoại của Pháp cuối thế kỉ XIX:

a) Pháp thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các, đàn áp nhân dân.

b) Pháp không có thuộc địa lớn ở châu Phi và châu Á.

c) Hệ thống thuộc địa của Pháp lớn thứ hai thế giới sau Anh.

d) Chính phủ Pháp tập trung phát triển kinh tế nội địa, hạn chế khai thác thuộc địa.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay