Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Bài 3 - Văn bản 3: Một thời đại trong thi ca
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3 - Văn bản 3: Một thời đại trong thi ca. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
VĂN BẢN 3: MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
TRẮC NGHIỆM
PHẦN 1: NHẬN BIẾT
Câu 1: Tác phẩm được đưa vào là tiểu luận cho cuốn sách nào ?
- Thi nhân Việt Nam
- Văn chương và hành động
- Nói chuyện thơ kháng chiến
- Bàn luận về văn học kháng chiến
Câu 2: Nội dung của đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” bàn đến vấn đề gì?
- Các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới.
- Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh,
- Chủ nghĩa hiện thực Việt Nam.
- Tinh thần Thơ mới
Câu 3: Theo tác giả, điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc giờ là gì?
- quan niệm về thẩm mĩ
- quan niệm về cá nhân
- quan niệm về đạo đức
- quan niệm về tình yêu
Câu 4: Câu nào dưới đây nói đúng về năm sinh và năm mất của Hoài Thanh?
- Sinh năm 1915, mất năm 1951.
- Sinh năm 1920, mất năm 2002.
- Sinh năm 1930, mất năm 2008.
- Sinh năm 1909, mất năm 1982.
Câu 5: Hồn thơ “hùng tráng”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”?
- Lưu Trọng Lư
- Nguyễn Bính
- Huy Thông
- Nguyễn Nhược Pháp
Câu 6: Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi trong Thơ mới có điều gì khác biệt với thơ cũ?
- Thể hiện tư tưởng cá nhân
- Xuất hiện sớm nhưng không được coi trọng
- Đến nay đã giành được vị trí xứng đáng, được cách nhà thơ khẳng định
- Tất cả đều đúng
Câu 7: Hồn thơ “kì dị", Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”
- Xuân Diệu
- Huy Cận
- Chế Lan Viên
- Hàn Mặc Tử
Câu 8: Hồn thơ “quê mùa”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”
- Nguyễn Bính
- Nguyễn Nhược Pháp
- Lưu Trọng Lư
- Tố Hữu
Câu 9: Hồn thơ “mơ màng”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”?
- Xuân Diệu
- Lưu Trọng Lư
- Thế Lữ
- Nguyễn Bính
Câu 10: Hồn thơ “hùng tráng”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”?
- Nguyễn Nhược Pháp
- Lưu Trọng Lư
- Huy Thông
- Nguyễn Bính
PHẦN 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Hồn thơ “trong sáng”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”?
- Nguyễn Nhược Pháp
- Lưu Trọng Lư
- Thế Lữ
- Nguyễn Bính
Câu 2: Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần Thơ mới là gì?
- Trong Thơ mới có những trần ngôn sáo ngữ.
- Bài thơ nào trong thơ mới cũng là kiệt tác.
- Trong Thơ mới có những cái tầm thường, cái lố lăng.
- Trong Thơ mới có những bài thơ chúc tụng.
Câu 3: Nghệ thuật đặc sắc trong bài viết của Hoài Thanh là gì?
- Kết hợp nhiều cách diễn đạt khác nhau, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách thấu đáo
- Lời văn giàu tính hình tượng, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, gần với phong cách chính luận.
- Lập luận khoa học, chặt chẽ, thấu đáo; văn phong tài hoa tinh tế, giàu cảm xúc
- Tất cả đều đúng
Câu 4: Trong “Một thời đại thi ca”, Hoài Thanh viết: “Đời chúng ta nằm trong một chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi càng ớn lạnh”. Đỏ là nhận định của Hoài Thanh về hồn thơ của các nhà “Thơ mới” ở giai đoạn thoái trào. Cụm từ “nhưng động tiên đã khép”, ông chỉ nhà thơ nào?
- Thế Lữ
- Xuân Diệu
- Lưu Trọng Lư
- Hàn Mặc Tử
Câu 5: Theo Hoài Thanh, tinh thần Thơ mới rốt cuộc là gì?
- Sự mất dần cái tôi cá nhân trong thi đàn Việt Nam.
- Chữ ta với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca.
- Cốt cách hiên ngang của người thi sĩ dần biến mất.
- Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca
PHẦN 3: VẬN DỤNG
Câu 1: Tác giả đã nêu ra cách nhận diện tinh thần Thơ mới như thế nào?
- So sánh bài hiện đại với bài cổ điển.
- So sánh bài hay với bài hay.
- So sánh bài hay với bài tầm thường.
- So sánh bài tầm thường với bài tầm thường.
Câu 2: Theo Hoài Thanh, người đại diện đầy đủ nhất cho thời đại của chữ “tôi” là ai?
- Vũ Hoàng Chương.
- Xuân Diệu
- Hàn Mặc Tử
- Chế Lan Viên
PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Vì sao tác giả lại nói "cái tôi" vừa đáng thương và tội nghiệp?
- Vì "cái tôi" đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn, bơ vơ, muốn thoát nhưng không được.
- Họ là những thi nhân đang sống trong cuộc đời mong mỏi, tù túng của thân phận mất nước, mang trong mình "cái tôi" cô đơn, bé nhỏ nên họ thật đáng thương.
- Tương phản giữa khát vọng thoát thân và thực tế tù túng, bế tắc để thấy bi kịch của thi sĩ lãng mạn.
- Tất cả đều đúng
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 3 Đọc 3: Một thời đại trong thi ca