Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Bài 3 - Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3 - Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 3: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT (TIẾP THEO)

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Khi sử dụng ngôn ngữ nói và viết em cần lưu ý điều gì?

  1. Đã sử dụng ngôn ngữ dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ, đặt câu phù hợp với dạng đó
  2. Dùng nhiều kính ngữ
  3. Ngắt nghỉ đúng cách
  4. Không dùng nhiều tiếng “lóng”

Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào mang đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ viết?

  1. Bài báo ghi lại cuộc tọa đàm.
  2. Biên bản ghi lại những lời phát biểu trong cuộc họp.
  3. Lời thuyết trình theo một văn bản chuẩn bị trước.
  4. Đoạn đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm văn học.

Câu 3: Khi sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cần tránh điều gì?

  1. Tình trạng lạc phong cách
  2. Tình trạng lạm dụng tiếng lóng
  3. Tình trạng lạm dụng biện pháp tu từ
  4. Tình trạng ngắt nghỉ lộn xộn

 

Câu 4: Dòng nào nêu nhận xét đúng nhất về các câu văn vần trong truyện Tấm Cám ?

  1. Là văn bản (ngôn ngữ) nói.
  2. Là văn bản (ngôn ngữ) viết.
  3. Là văn bản (ngôn ngữ) nói được ghi lại bằng chữ viết.
  4. Là văn bản (ngôn ngữ) viết được trình bày bằng hình thức nói.

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì?

  1. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng phong cách.
  2. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
  3. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
  4. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.

Câu 2: Phân tích lỗi và chữa lại câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.

Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ”

  1. Thay từ vống bằng quá mức thực tế thành câu “Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế lên đến mức vô tội vạ”
  2. Thay từ đến mức vô tội vạ bằng một cách tùy tiện, “Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế lên một cách tùy tiện”
  3. Thay từ đến mức vô tội vạ bằng từ quá đà, “Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế lên quá đà”
  4. Thay vống lên bằng quá mức thực tế, thay đến mức vô tội vạ bằng một cách tuỳ tiện và bỏ từ như, “Còn máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế lên đến một cách tùy tiện”

Câu 3: Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về phương tiện vật chất là gì?

  1. Có sự phối hợp giữa âm thanh với các phương tiện phi ngôn ngữ.
  2. Có sự xuất hiện trực tiếp của người nghe.
  3. Ngôn ngữ tự nhiên, ít trau chuốt.
  4. Sử dụng các yếu tố dư, thừa, lặp.

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Phân tích lỗi và chữa lại câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết

Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng... thì cả ốc, tôm, cua,... chúng chẳng chừa ai sất

  1. Câu văn không có lỗi gì sai
  2. Câu văn lạm dụng ngôn ngữ nói bỏ từ “sất” và viết lại “Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng... thì cả ốc, tôm, cua,... chúng chẳng chừa cái gì hết”
  3. Câu văn tối nghĩa sửa lại “ Cá, rùa, ba ba, ếch nhái gần nước hơn thì cò, vạc, vịt, ngỗng… hay ốc, cua.. chúng chả chừa cái gì sất”
  4. Đổi lại trật tự câu “Chúng chẳng chừa cái gì sất từ cá rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần thì như cò, vạc, vịt, ngỗng… thì cả ốc, tôm, cua”

Câu 2: Xác định những lỗi trong câu (thuộc văn bản viết) sau đây và chữa cho đúng: “Bánh tét nếp cẩm hảo hạng của tôi một lò nổi tiếng ở đường Nguyễn Văn Cừ Cần Thơ bắt đầu nhận “đơn đặt hàng” tới tấp mà theo lời chủ nhân: “Chắc số lượng tăng gần gấp đôi năm rồi”.

  1. Câu văn lộn xộn không mạch lạc sửa lại “Bánh tét nếp cẩm hảo hạng của tôi được một lò ở đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Cần Thơ đặt hàng tới tấp. Hiện nay lò bánh đó đã đặt hàng với “số lượng chắc gần gấp đôi năm rồi”, theo lời ông chủ lò.”
  2. Thêm một số từ để câu trở nên rõ nghĩa “Bánh tét nếp cẩm hảo hạng tôi được một lò ở đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Cần Thơ đặt hàng tới tấp. Hiện nay lò bánh đó đã đặt hàng với “số lượng chắc gần gấp đôi năm rồi”, theo lời ông chủ lò.”
  3. Câu văn không có lỗi sai
  4. Sửa lại thành “Bánh tét nếp cẩm hảo hạng của tôi được một lò ở đường Nguyễn Văn Cừ Cần Thơ đặt hàng tới tấp. Hiện nay lò bánh đó đã đặt hàng với “số lượng chắc gần gấp đôi năm rồi”, theo lời ông chủ lò.”

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Phân tích lỗi và chữa lại câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết.

“Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý”.

  1. Bỏ từ “thì” sửa thành “Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý”.
  2. Thay từ hết ý bằng từ khác chỉ mức độ “Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu tuyệt đẹp”.
  3. Bỏ từ thì và và hết ý sửa thành “Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp”.
  4. Bỏ các từ thì, đã, hết ý bằng các từ chỉ mức độ, sửa thành “Trong thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu đẹp”

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 3 Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay