Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Bài 2 - Văn bản 3: Con đường mùa đông

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 - Văn bản 3: Con đường mùa đông. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức

VĂN BẢN 3: CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG

TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Bài thơ Con đường mùa đông của tác giả nào?

  1. Pu-Skin
  2. Ta-go
  3. Tố Hữu
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 2: Nhà thơ Pu-skin là người nước nào?

  1. Mỹ
  2. Anh
  3. Pháp
  4. Nga

Câu 3: Bài thơ Con đường mùa đông được sáng tác năm nào?

  1. 1825
  2. 1826
  3. 1827
  4. 1828

Câu 4: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về nhà thơ Pu-skin?

  1. Sinh ra trong gia đình quý tộc lâu đời, thơ văn ông là tổng hòa được những gì tinh túy nhất của văn hóa dân tộc, nhân loại và thời đại.
  2. Sinh ra trong gia đình trung lưu, thơ ông là tiếng nói của con người
  3. Sinh ra trong gia đình nghèo khó, thơ ông là tiếng nói bất mãn với thời cuộc
  4. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 5: Pu-skin được mệnh danh là?

A.Mặt trời của thi ca Nga

  1. Đại thi hào của văn học Pháp
  2. Cây bạch dương của thi ca Nga
  3. Không đáp án nào đúng

Câu 6: Những hình ảnh “trăng”, “cột sọc chỉ đường” và âm thanh “ tiếng lục lạc”, “kim đồng hồ kêu tích tắc” trong bài diễn tả điều gì?

  1. Nỗi chờ đợi khắc khoải
  2. Mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình
  3. Nỗi buồn man mác đang lan dần trong tiềm thức của thi nhân
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Xác định không gian thời gian được nhân vật trữ tình nhắc đến trong  hai khổ thơ 5-6?

  1. Không gian nhỏ bé, trong đêm đen
  2. Không gian thoáng đãng trong buổi bình minh
  3. Không gian nhỏ bé, ban ngày
  4. Không gian rộng lớn trong đêm đen

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Hình ảnh “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa” có ý nghĩa tinh thần thế nào đối với hành  trình của nhân vật trữ tình trên “con đường mùa đông”?

  1. Tô đậm thêm sự hưu quạnh và nỗi buồn của chủ thể trữ tình
  2. Như những ánh sáng xua tan sự đơn độc lẻ loi của chủ thể trữ tình
  3. Càng khiến không gian trở nên quạnh hiu buồn tẻ
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Nhan đề Con đường mùa đông gợi cho bạn những liên tưởng gì?

  1. Thể hiện sự buồn chán, u uất của chủ thể trữ tình trên con đường dài thăm thẳm
  2. Thể hiện sự cô đơn, vắng lặng, nhàm chán của con đường khi mùa đông về
  3. Thể hiện sự lạnh giá, cô đơn, vắng lặng heo hút của chủ thể trữ tình
  4. Tất cả phương án trên

 

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về nhà thơ Pu-skin?

  1. Tên đầy đủ là A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin sinh 1799 mất năm 1837 trong một cuộc đấu súng
  2. Là người đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.
  3. Vì những vần thơ ca tự do ông đã bị chính quyền Nga hoàng đày xuống phương Nam rồi lại phương Bắc.
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 2: Nguồn cảm hứng nào đã thúc đẩy Pu-skin sáng tác con đường mùa đông?

  1. Nỗi buồn riêng của nhà thơ ở nơi đày ải
  2. Nỗi buồn chung của nhân dân sau thất bại của cuộc khởi nghĩa
  3. Ý chí và khát vọng vượt qua những giây phút tủi buồn trong hành trình cuộc sống riêng tư, cũng như của dân tộc
  4. Tất cả đáp án trên

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Dòng nào khẳng định đúng nhất về thơ của Pu-skin?

  1. Ngôn từ trong thơ ông bao giờ cũng chính xác, giản dị, trong sáng, hàm súc.
  2. Ngôn từ hoa mĩ, xa rời thực tế
  3. Ngôn từ dân giã, gần gũi với con người.
  4. Cả A,B, C đều đúng

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 2 Đọc 3: Con đường mùa đông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay