Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Bài 4 - Văn bản 2: Dương phụ hành

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4 - Văn bản 2: Dương phụ hành. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

VĂN BẢN 2:  DƯƠNG PHỤ HÀNH

( BÀI HÀNH VỀ NGƯỜI THIẾU PHỤ PHƯƠNG TÂY)

A.   TRẮC NGHIỆM

PHẦN I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Tác giả bài thơ Dương phụ hành là ai?

  1. Nguyễn Khuyến
  2. Cao Bá Quát
  3. Nguyễn Trãi
  4. Nguyễn Công Trứ

Câu 2: Cao Bá Quát quê ở đâu?

  1. Gia Lâm – Hà Nội
  2. Thừa Thiên Huế
  3. Bình Lục – Hà Nam
  4. Chí Linh – Hải Dương

Câu 3: Không gian được tác giả nói đến trong bài Dương phụ hành là?

  1. Không gian rộng lớn mênh mông
  2. Không gian trật hẹp
  3. Trên chiếc thuyền nhỏ
  4. Trên một tửu lầu

Câu 4: Nội dung thơ văn của Cao Bá Quát là:

  1. Tiếng nói phê phán đả kích chế độ sâu cay
  2. Trữ tình sâu sắc
  3. Thể hiện tình cảm tha thiết gắn bó với gia đình, quê hương, đồng cảm với những thân phận cùng khổ
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Bài thơ Dương phụ hành được viết theo thể nào?

  1. Thể hành
  2. Thể hát nói
  3. Thể thất ngôn
  4. Thể lục bát

Câu 6: Hoàn cảnh sáng tác của bài Dương phụ hành:

  1. Năm 1852 khi ông đang nhận chức Giáo thụ phủ Quốc Oai
  2. Sáng tác trong chuyến xuất dương hiệu lực năm 1844
  3. Sáng tác năm 1831 khi ông vừa đổ cử nhân
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 7: Các sáng tác của Cao Bá Quát bao gồm có:

  1. Cả chữ Hán và chữ Nôm
  2. Chữ Nôm
  3. Chữ quốc ngữ
  4. Chữ Hán

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Giá trị nội dung của bài thơ Dương phụ hành là gì?

  1. Nỗi niềm của nhân vật trữ tình nơi đất khách
  2. Thể hiện sự cô đơn hiu quạnh của nhân vật trữ tình khi một mình đang đi công cán
  3. Thể hiện cái nhìn đổi mới của nhà thơ về hình ảnh thiếu phụ phương Tây
  4. Cả B và C đều đúng

Câu 2: thời gian được  tác giả nhắc đến trong bài thơ Dương phụ hành là:

  1. Ban ngày
  2. Buổi trưa
  3. Ban đêm
  4. Buổi chiều

Câu 3: Dòng nào sau đây nói không đúng về Cao Bá Quát:

  1. Sinh năm 1808 mất 1855, nổi tiếng là người học rộng tài cao
  2. Ông đỗ cử nhân sớm nhưng lận đận trên con đường làm quan
  3. Vì vi phạm quy định nghiêm ngặt của việc chấm bài mà bị khép tội chết sau đó được giảm án cho theo phục dịch phái bộ đi công cán một số nước vùng Hạ Châu để chuộc tội
  4. Ông làm quan lớn có cuộc sống vô cùng vinh hoa sung túc

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: HÌnh ảnh người thiếu phụ phương Tây hiện lên mang dáng vẻ gì?

  1. Người phụ nữ yếu đuổi mỏng manh
  2. Người phụ nữ can trường mạnh bạo
  3. Người phụ nữ nhỏ bé, đáng yêu
  4. Người phụ nữ mỏng manh đang đắm chìm trong tình yêu đôi lứa

PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Câu thơ cuối ‘Biết đâu nỗi khách biệt ly này’ thể hiện điều gì?

  1. Sự cô đơn trống vắng của nhân vật trữ tình khi ở xứ người
  2. Sự buồn tủi, u uất của lữ khách
  3. Sự đau đớn tủi nhục của người tha phương
  4. Tất cả đáp án trên đều sai

--------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 4 Đọc 2: Dương phụ hành

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay