Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Ôn tập bài 4. Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình (phần 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình (phần 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 4. TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH (PHẦN 1)

Câu 1: Những từ ngữ hình ảnh nào trong đoạn trích Lời tiễn dặn không thể hiện nỗi đau của cô gái?

  1. Vừa đi vừa ngoảnh lại.
  2. Vừa đi vừa ngoái trông.
  3. Tóc rối đưa anh búi hộ
  4. Tới rừng lá ngón ngóng trông

Câu 2: Từ “mùa nước đỏ” trong đoạn trích Lời tiễn dặn là mùa nào?

  1. Mùa thu, lá cây rụng đỏ nước.
  2. Mùa đông, nước có màu đỏ.
  3. Mùa lũ, nước đổ về nhiều, đục ngầu.
  4. Mùa lũ, nước có màu đỏ ngầu.

Câu 3: Nguyên nhân chia li và những nỗi đau khổ của chàng trai cô gái trong truyện Lời tiễn dặn là do đâu?

  1. Tập tục hôn nhân gả bán.
  2. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo.
  3. Vấn đề phân chia giai cấp.
  4. Chàng trai nghèo không có lễ vật cầu hôn.

Câu 4: Nhận xét nào không đúng khi nói về tâm trạng của chàng trai trong đoạn trích Lời tiễn dặn?

  1. Cảm nhận nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
  2. Khẳng định lòng chung thủy của mình.
  3. Tuyệt vọng vì không thể cùng người yêu hạnh phúc.
  4. Khát vọng được tự do yêu đương, khát vọng giải phóng.

Câu 5: Câu nào không chính xác khi nhận xét về hình ảnh thiên nhiên trong Lời tiễn dặn?

  1. Thiên nhiên vừa là những hình ảnh quen thuộc đối với nếp cẩm, nếp nghĩ của con người, vừa góp phần thể hiện tâm tư tình cảm nhân vật.
  2. Thiên nhiên thử thách con người, vừa như khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của tình yêu.
  3. Thiên nhiên vừa là những hình ảnh tượng trưng vừa là những hình ảnh phóng đại.
  4. Thiên nhiên không chỉ thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhân vật mà còn thấm đẫm màu sắc dân tộc trong tác phẩm.

Câu 6: Nhận xét nào không đúng khi nói về truyện thơ?

  1. Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ.
  2. Truyện thơ thường có kết thúc có hậu.
  3. Cốt truyện thường chia theo ba chặng.
  4. Nhân vật chính của truyện thơ thường là các chàng trai, cô gái, nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân gả bán

Câu 7: Thời gian được tác giả nhắc đến trong bài thơ Dương phụ hành là:

  1. Ban ngày
  2. Buổi trưa
  3. Ban đêm
  4. Buổi chiều

Câu 8: Dòng nào sau đây nói không đúng về Cao Bá Quát:

  1. Sinh năm 1808 mất 1855, nổi tiếng là người học rộng tài cao
  2. Ông đỗ cử nhân sớm nhưng lận đận trên con đường làm quan
  3. Vì vi phạm quy định nghiêm ngặt của việc chấm bài mà bị khép tội chết sau đó được giảm án cho theo phục dịch phái bộ đi công cán một số nước vùng Hạ Châu để chuộc tội
  4. Ông làm quan lớn có cuộc sống vô cùng vinh hoa sung túc

Câu 9: HÌnh ảnh người thiếu phụ phương Tây hiện lên mang dáng vẻ gì trong bài thơ Dương phụ hành?

  1. Người phụ nữ yếu đuối mỏng manh
  2. Người phụ nữ can trường mạnh bạo
  3. Người phụ nữ nhỏ bé, đáng yêu
  4. Người phụ nữ mỏng manh đang đắm chìm trong tình yêu đôi lứa

Câu 10: Câu thơ cuối ‘Biết đâu nỗi khách biệt ly này’ thể hiện điều gì?

  1. Sự cô đơn trống vắng của nhân vật trữ tình khi ở xứ người
  2. Sự buồn tủi, u uất của lữ khách
  3. Sự đau đớn tủi nhục của người tha phương
  4. Sự hạnh phúc, vui vẻ

Câu 11: Tâm trạng của chàng trai trong đoạn trích Lời tiễn dặn là:

  1. Buồn bã, chán nản, xót xa
  2. Lo lắng, bồn chồn, xót xa
  3. Buồn tủi, giận dỗi, xót xa
  4. Day dứt, đau đớn, xót xa

Câu 12: Đoạn thơ “Vừa đi vừa ngoảnh lại/ Vừa đi vừa ngoái trông/ Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ/ Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi/ Tới rừng lá ngón ngóng trông” là lời của nhân vật nào? Diễn tả tâm trạng gì?

  1. Chàng trai, cảm nhận về nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
  2. Cô gái, thể hiện nỗi đau khổ tuyệt vọng của mình.
  3. Chàng trai, Thể hiện sự yêu thương, lo lắng cho cô gái.
  4. Cô gái, đau khổ vì phải xa người yêu

Câu 13: Ai là tác giả bài Thuyền và biển?

  1. Xuân Quỳnh
  2. Hồ Xuân Hương
  3. Bà Huyện Thanh Quan
  4. Nguyễn Khuyến

 

Câu 14: Tác phẩm Thuyền và biển in trong tập nào?

  1. Hoa dọc chiến hào
  2. Gió Lào, cát trắng
  3. Không bao giờ là cuối
  4. Cây trong phố - chờ trăng

Câu 15: Qua bài thơ “Thuyền và biển”, Xuân Quỳnh đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa:

  1. “Anh” và “em”
  2. “Thuyền” và “em”
  3. “Biển” và “em”
  4. Anh và Thuyền

Câu 16: Bài thơ Thuyền và biển được viết theo thể thơ nào?

  1. Tự do
  2. Ngũ ngôn
  3. Thất ngôn tứ tuyệt
  4. Lục bát

Câu 17: Bài thơ nào sau đây không phải là của Xuân Quỳnh?

  1. Sóng
  2. Tiếng gà trưa
  3. Tự hát
  4. Vội vàng

 

Câu 18: Đoạn trích Lời tiễn dặn có biện pháp điệp cú pháp. Cái chết trong đoạn thơ mang ý nghĩa chủ yếu là?

“Chết ba năm hình treo còn đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,

Chết thành đất, mọc cây trầu xanh thẳm,

Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

Chết thành hồn, chung một mái, song song.”

  1. Dù phải chết, hóa thành gì, anh vẫn quyết tâm ở bên người yêu.
  2. Cái chết là sự thử thách tột cùng, tình yêu mãnh liệt của anh vượt qua cả sự thử thách đó.
  3. Nói đến cái chết chính là nói đến khát vọng mãnh liệt được sống cùng nhau.
  4. Dặn dò người yêu không quên mối tình cũ, cùng sống chết bên nhau.

Câu 19: Chỉ ra lỗi sai thành phần câu của câu “Bằng những khảo sát đáng tin cậy đã chỉ ra rằng, các con sông lớn đang dần dần khô cạn”.

  1. Lỗi thiếu chủ ngữ
  2. Lỗi thiếu vị ngữ
  3. Lỗi thiếu cả chủ cả vị ngữ
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 20: Chỉ ra lỗi sai thành phần câu của câu “ Chữ người tử tù, một tác phẩm được sáng tác bằng bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân”

  1. Lỗi thiếu vế câu
  2. Câu thiếu thành phần vị ngữ
  3. Sắp xếp sai vị trí thành phần câu
  4. Câu thiếu thành phần chủ ngữ

Câu 21: Chỉ ra lỗi sai của câu “Ở Châu Úc, diện tích ngô giảm một nửa nhưng năng suất lại tăng gấp đôi. Tổng sản lương nhờ thế tăng gần gấp đôi”.

  1. Sai trật tự sắp xếp các thành phần
  2. Thiếu chủ ngữ
  3. Thiếu vị ngữ
  4. Thiếu vế câu

Câu 22: Chỉ ra lỗi sai của câu “Ở trong toàn bộ truyện Kiều của Nguyễn Du đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến”.

  1. Lỗi thiếu thành phần vị ngữ
  2. Lỗi sai trật tự sắp xếp các thành phần
  3. Lỗi thiếu chủ ngữ
  4. Lỗi thiếu trạng ngữ

Câu 23: Câu “Chúng ta, những học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa” sai ở đâu?

  1. Thiếu thành phần vị ngữ
  2. Thiếu thành phần chủ ngữ
  3. Sai trật tự sắp xếp các thành phần
  4. Thiếu thành phần trạng ngữ

Câu 24: Chỉ ra lỗi sai của câu “Với những tin tức lan truyền trên mạng xã hội không phải bao giờ cũng chính xác”

  1. Thiếu thành phần vị ngữ
  2. Thiếu thành phần chủ ngữ
  3. Sai trật tự sắp xếp các thành phần
  4. Thiếu vế câu

Câu 25: Chỉ ra lỗi sai trong câu “Mưa lớn chẳng những khiến bà con không thể đi làm được, nhấn chìm nhiều hoa màu”.

  1. Câu thiếu vế câu
  2. Câu thiếu vị ngữ
  3. Câu thiếu chủ ngữ
  4. Câu sai trật tự sắp xếp các thành phần

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay