Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 11 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ lặp cấu trúc?
A. "Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương."
B. "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Sống là giữ tấm lòng thanh bạch."
C. "Ai về Bắc ta đi với, thăm lại non sông giống Lạc Hồng."
D. "Nước đi ra biển lại mưa về nguồn."
Câu 2: Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ gì?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật
B. Song thất lục bát
C. Lục bát
D. Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 3: Biện pháp tu từ nào được Nguyễn Du sử dụng nổi bật trong câu:
"Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa."
A. Hoán dụ
B. Ẩn dụ
C. Ngôn ngữ trang trọng, nhấn mạnh bằng điệp ngữ và lặp cấu trúc
D. Nhân hóa
Câu 4: Câu thơ "Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?" trong bài Độc Tiểu Thanh kí thể hiện tâm trạng gì của Nguyễn Du?
A. Nỗi cô đơn, day dứt và dự cảm về số phận của chính mình
B. Niềm tự hào về tài năng của bản thân
C. Sự chán ghét xã hội đương thời
D. Lòng căm phẫn trước số phận Tiểu Thanh
Câu 5: Văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn
B. Truyện kí
C. Thơ tự do
D. Tiểu thuyết
Câu 7: Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?
A. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.
B. Phép lặp cú pháp và đảo trật tự cú pháp.
C. Phép lặp cú pháp và sử dụng các từ láy gợi hình.
D. Phép lặp cú pháp và phép liệt kê.
Câu 8: Nguyễn Du quê ở đâu?
A. Làng Tiên Du huyện Yên Bảng tỉnh Bắc Ninh
B. Làng La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội
C. Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
D. Làng Yên Quán, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất về xuất thân của Nguyễn Du?
A. Sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước, nghèo khổ
B. Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm quan. Cha làm quan to trong triều, anh trai đỗ Tiến sĩ giữ chắc Bồi tụng ( tương đương tể tướng).
C. Sinh ra trong gia đình nhà nông yêu nước
D. Tất cả đáp án trên đều không đúng
Câu 10: Vấn đề chủ yếu trong đoạn trích Trao duyên của SGK là gì ?
A. Thân phận người phụ nữ.
B. Bi kịch về thân phận và tình yêu của Kiều.
C. Phẩm cách cao đẹp của Kiều.
D. Mối tình bất đắc dĩ của Vân – Trọng
Câu 11: Câu thơ “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” diễn tả tâm trạng gì của Thúy Kiều khi trao duyên cho em?
A. Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn.
B. Nàng hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Thúy Vân nên không muốn ép uổng em.
C. Kiều cay đắng khi nghĩ đến việc phải trao tình yêu đầu trong sáng và sâu sắc cho em.
D. Kiều lo lắng cho tương lai của em và Kim Trọng sau buổi trao duyên này
Câu 12: Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí được viết bằng chữ gì?
A. Chữ Nôm
B. Chữ Hán
C. Chữ Quốc ngữ
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 13: Nội dung chính của bài thơ Độc Tiểu Thanh kí là gì?
A. Xót thương cho người con gái tài hoa bạc mệnh.
B. Cảm thương cho những kiếp người đau khổ.
C. Gửi gắm tâm sự riêng của tác giả.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 14: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
A. Sử dụng hình thức đảo ngữ
B. Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng
C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ
D. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu
Câu 15: Theo em lí do vì sao cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang lại gây ấn tượng mạnh cho người đọc?
A. Là một sự kết hợp trái logic khi không lấy từ đo độ cao mà lấy từ đo độ sâu để diễn tả sự rợn ngợp của con người trước không gian
B. Vì sử dụng từ lấy chót vót để diễn tả độ sâu thăm thẳm
C. Sử dụng đảo ngữ
D. Không đáp án nào đúng
Câu 16: ............................................
............................................
............................................