Phiếu trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng và An ninh 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều
BÀI 4. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (11 câu)
Câu 1: Bạo loạn lật đổ gồm có những hình thức nào:
A. Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, kết hợp bạo loạn chính trị với vũ trang.
B. Bạo loạn vũ trang, bạo loạn chính trị.
C. Bạo loạn vũ trang kết hợp với gây rối.
D. Bạo loạn chính trị kết hợp với gây rối.
Câu 2: Một trong những quan điểm trong đấu tranh phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”:
A. Là một cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực.
B. Là một cuộc đấu tranh dân tộc rất gay go, quyết liệt trên mọi lĩnh vực.
C. Là một cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực.
D. Là một cuộc đấu tranh chính trị giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
Câu 3: Nhiệm vụ phòng chống chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ được xác định là:
A. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt.
B. Nhiệm vụ cơ bản lâu dài.
C. Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, thường xuyên và lâu dài.
D. Nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng nước ta.
Câu 4: Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” là:
A. Mua chuộc cán bộ cao cấp của quân đội và lực lượng vũ trang.
B. Phủ nhận vai trò quốc phòng an ninh trong sự nghiệp đổi mới.
C. Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh.
D. Chia rẽ quân đội, công an, dân quân tự vệ và bộ đội biên phòng
Câu 5: Mục đích chống phá tư tưởng - văn hóa trong chiến lược “Diễn biến hoà bình’ là:
A. Xoá bỏ nền tảng tư tưởng XHCN.
B. Xoá bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Xoá bỏ sự quản lý điều hành của Nhà nước.
D. Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.
Câu 6: Hậu quả và tác hại của tệ nạn cờ bạc đối với xã hội, với cộng đồng là:
A. Gây tác hại lớn cho đời sống xã hội và khó khăn cho công tác giữ gìn trật tự xã hội.
B. Gây hậu quả lớn về kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường
C. Gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cộng đồng dân cư và ở địa phương
D. Gây tổn thất về kinh tế, hạnh phúc gia đình và lây lan trong xã hội.
Câu 7: Các thế lực thù địch lợi dụng mê tín dị đoan để chống phá Việt Nam, tập trung vào:
A. Một bộ phận nhân dân có trình độ văn hoá, nhận thức thấp kém, cổ hủ lạc hậu
B. Một bộ phận cán bộ, công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh éo le
C. Vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng địa bàn xung yếu
D. Vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người trình độ nhận thức còn lạc hậu, thấp kém.
Câu 8: Thực hiện huấn luyện, diễn tập, kiểm tra đối với lực lượng dự bị động viên nhằm:
A. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
B. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu động viên tham gia mở rộng quân đội.
C. Giúp nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu động viên và tổng động viên khi có lệnh.
D. Giúp lãnh đạo, chỉ huy nắm được thực trạng tổ chức, xây dựng lực lượng dự bị động viên.
Câu 9: Trong các cơ quan, đơn vị dưới đây, cơ quan nào là cơ quan bảo vệ pháp luật?
A. Công an, quân đội, tòa án quân sự
B. Công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển
C. Cảnh sát giao thông, kiểm soát quân sự, công an khu vực
D. Công an, viện kiểm soát, toà án.
Câu 10: Đối tượng xâm phạm đến an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay là:
A. Bọn tội phạm kinh tế, hình sự.
B. Bọn gián điệp, bọn phản động.
C. Các đối tượng xâm phạm về trật tự an toàn xã hội.
D. Các phần tử có tư tưởng sai trái, bất mãn, chống chủ nghĩa xã hội.
Câu 11: Mục tiêu của các thế lực thù địch thực hiện “DBHB” chống phá cách mạng Việt Nam
A. Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ XHCN.
B. Chuyển hoá nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng và buộc ta lệ thuộc.
D. Xoá bỏ nhà nước XHCN và buộc ta chấp nhận các điều kiện của chúng.
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ
A. Nâng cao nhận thức về âm mưu phá hoại của kẻ thù.
B. Xây dựng các tổ chức chính trị vững mạnh.
C. Xây dựng các lực lượng vũ trang đặc biệt là công an vững mạnh.
D. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân.
Câu 2: Một trong những nội dung nắm tình hình trong phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:
A. Vị trí địa lý, địa hình, vùng dân cư, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan.
B. Đi sát cơ sở tiếp xúc, gặp gỡ, thu thập ý kiến nắm tình hình liên quan đến an ninh chính trị.
C. Vị trí địa lý, địa bàn, dân cư, phong tục tập quán, nghề nghiệp, vấn đề tôn giáo, dân tộc có liên quan.
D. Trực tiếp khảo sát điều tra hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và quần chúng nhân dân.
Câu 3: Để phòng ngừa hậu quả của tệ nạn xã hội và tội phạm ở trường lớp, theo em cần:
A. Nhận thức rõ hậu quả, không tham gia vào các tệ nạn xã hội dưới bất cứ hình thức nào
B. Nhận thức rõ trách nhiệm, không ngừng học tập và nâng cao tri thức, hiểu biết pháp luật
C. Có trách nhiệm phát hiện các tệ nạn xã hội để cùng nhà trường phòng ngừa có hiệu quả.
D. Có trách nhiệm tự bảo vệ mình, ký kết không tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội và tội phạm
Câu 4: Nếu chiến tranh xảy ra trên đất nước ta, địch có thể xuất phát từ:
A. Biên giới.
B. Trên biển.
C. Trên không.
D. Nhiều hướng.
Câu 5: Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm phải:
A. Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong hiến pháp.
B. Tích cực, chủ động, đấu tranh với các loại tội phạm
C. Tham gia nhiệt tình có hiệu quả vào các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm
D. Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm ở địa phương
Câu 6: Một trong những nội dung chống phá về kinh tế của chiến lược “Diễn biến hoà bình”:
A. Khích lệ kinh tế tư nhân phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
B. Khích lệ kinh tế 100% vốn nước ngoài phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
C. Khích lệ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
D. Khích lệ kinh tế tư bản Nhà nước phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
Câu 7: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo ở Việt Nam là:
A. Vận động quần chúng sống “kính chúa yêu nước”.
B. Vận động quần chúng sống “phúc âm trong lòng dân tộc”.
C. Vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”.
D. Vận động quần chúng sống “từ bi, bác ái”.
Câu 8: Quan hệ giữa “Diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ
A. Diễn biến hoà bình là nguyên nhân của bạo loạn lật đổ.
B. Diễn biến hoà bình tạo thời cơ cho bạo loạn lật đổ.
C. Diễn biến hoà bình là quá trình tạo nên những điều kiện, thời cơ cho bạo loạn lật đổ.
D. Diễn biến hoà bình là quá trình tạo những điều kiện, thời cơ để kẻ thù tiến hành xâm lược.
Câu 9: Một trong những giải pháp phòng chống chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ:
A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, chống nguy cơ tụt hậu kinh tế.
B. Đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội.
C. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt.
D. Xây dựng lòng yêu nước cho tuổi trẻ nhất là học sinh, sinh viên.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Phát huy sức mạnh tổng hợp trong phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ là:
A. Toàn dân, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
B. Toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
C. Toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Toàn dân, lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 2: Nguyên tắc xử lí khi có bạo loạn diễn ra là:
A. Nhanh gọn, kiên quyết, triệt để đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.
B. Nhanh gọn, linh hoạt, khôn khéo đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.
C. Nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.
D. Kiên quyết, linh hoạt, mềm dẻo đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.
Câu 3: Để đánh địch từ xa, phá thế tiến công khi địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, ta phải.
A. Sử dụng vũ khí công nghệ cao, quân đội mạnh.
B. Sử dụng vũ khí hiện đại, quân đội tinh nhuệ.
C. Sử dụng lực lượng cơ động nhanh, vũ khí hiện đại.
D. Sử dụng vũ khí thô sơ kết hợp vũ khí tương đối hiện đại để đánh địch.
Câu 4: Chiến tranh trong tương lai nếu xảy ra địch sẽ sử dụng vũ khí công nghệ cao như thế nào?
A. Sử dụng phương thức tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao là chủ yếu.
B. Sử dụng vũ khí công nghệ cao trong giai đoạn đầu khi chưa triển khai bộ binh là chủ yếu.
C. Sử dụng vũ khí công nghệ cao trong giai đoạn thăm dò trinh sát là chủ yếu.
D. Sử dụng vũ khí công nghệ cao để đánh phá các mục tiêu trọng điểm là chủ yếu.
Câu 5: Quan điểm xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị, ổn định của Đảng và Nhà nước ta thể hiện:
A. Là vấn đề quan trọng, cơ bản và lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.
B. Là quan điểm nhất quán trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
C. Là quan điểm nhất quán phù hợp với lợi ích, luật pháp của Việt Nam và công ước quốc tế.
D. Là xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định phù hợp với đường lối đối ngoại của nước ta.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Vì sao tác chiến công nghệ cao không thể kéo dài?
A. Vì bảo đảm khó khăn.
B. Vì không đủ số lượng.
C. Vì quá tốn kém.
D. Vì sợ đối phương tiêu diệt.
Câu 2: Một trong những giải pháp cơ bản đấu tranh phòng chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo là:
A. Tạo mọi điều kiện cho đồng bào các dân tộc, các tôn giáo thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với đất nước.
B. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo.
C. Chú trọng công tác giáo dục thuyết phục đối với các già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo.
D. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn đối phó có hiệu quả đối với những lực lượng phản động.
Câu 3: Theo Điều 17 của Luật an ninh quốc gia, quyền và nghĩa vụ của công dân bảo vệ an ninh quốc gia là:
A. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
B. Hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích khen thưởng
C. Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
D. Là sự nghiệp toàn dân, cơ quan tổ chức, công dân trách nhiệm theo pháp luật.