Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 5: Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ
(14 câu)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Một nhiễm sắc thể là bao nhiêu chuỗi nucleosome?
A. một chuỗi.
B. hai chuỗi.
C. ba chuỗi.
D. bốn chuỗi.
Câu 2: Mỗi nucleosome gồm bao nhiêu phân tử protein dạng histone?
A. 3.
B. 5.
C. 8.
D. 13.
Câu 3: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là
A. DNA và protein histone.
B. DNA và mRNA.
C. DNA và tRNA.
D. RNA và protein.
Câu 4: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính là
A. 700 nm.
B. 300 nm.
C. 30 nm.
D. 10 nm.
Câu 5: Dưới kính hiển vi quang học, hình thái nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở
A. kì đầu.
B. kì giữa.
C. kì sau.
D. kì cuối.
Câu 6: Nhiễm sắc thể là cấu trúc (1) của tế bào, có khả năng lưu giữ, bảo quản (2), điều hòa hoạt động của gene. Đồng thời, nhiễm sắc thể có khả năng truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. Vị trí (1) và (2) tương ứng là
A. (1) nằm trong nhân tế bào, (2) thông tin di truyền.
B. (1) mang gene, (2) thông tin di truyền.
C. (1) nằm trong nhân tế bào, (2) vật chất di truyền.
D. (1) mang gene, (2) vật chất di truyền.
Câu 7: Các số thứ tự 1, 2, 3, 4 trong hình bên chú thích cho các bộ phận nào của NST?
A. 1: Telomere, 2: Cánh ngắn, 3: Cánh dài, 4: Tâm động.
B. 1: Telomere, 2: Cánh dài, 3: Cánh ngắn, 4: Tâm động.
C. 1: Tâm động, 2: Cánh dài, 3: Cánh ngắn, 4: Telomere.
D. 1: Cánh ngắn, 2: Tâm động, 3: Cánh dài, 4: Telomere.
2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)
Câu 1: Ở sinh vật sinh sản hữu tính, sự xuất hiện tính trạng mới ở thế hệ con là do
A. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
B. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân.
C. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.
D. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI.
Câu 1: Cho hình ảnh mô tả cấu trúc NST như sau:
Mỗi nhận định sau là Đúng hay Sai về cấu trúc của NST?
a. Vị trí (1) là trung tâm vận động của NST trong phân bào.
b. Ở kì trung gian, hai chromatid dính với nhau suốt chiều dài NST nhờ protein cohesin.
c. Vị trí (2) giúp bảo vệ NST, giúp các NST không dính vào nhau.
d. Thoi phân bào gắn vào vị trí (3) đảm bảo cho NST di chuyển được khi phân chia tế bào.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
=> Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 5: Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể