Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 4: Đột biến gene

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Đột biến gene. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều

BÀI 4: ĐỘT BIẾN GENE

(22 câu)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác nhân gây đột biến gene nào sau đây là tác nhân hóa học?

A. Tia phóng xạ.

B. Virus.

C. 5-bromouracil.

D. Tia tử ngoại.

Câu 2: Dạng đột biến điểm nào sau đây làm tăng số liên kết hydrogen của gene?

A. Mất một cặp A – T.

B. Thêm một cặp G – C.

C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp T – A.

D. Thay thế một cặp G – C bằng một cặp C – G.

Câu 3: Trong quá trình tái bản, guanine dạng hiếm (G*) bắt đôi với nucleotide nào sau đây có thể gây nên đột biến gene?

A. Adenine.

B. Thymine.

C. Cytosine.

D. Guanine.

Câu 4: Đột biến điểm có các dạng

A. mất, thêm, thay thế một cặp nucleotide.

B. mất, thêm một hoặc vài cặp nucleotide.

C. mất, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.

D. thêm, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.

Câu 5: Một gene bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nucleotide của gene không thay đổi. Dạng đột biến có thể xảy ra đối với gene trên là

A. thay thế một cặp A – T bằng một cặp T – A.

B. thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C.

C. mất một cặp T – A.

D. thêm một cặp T – A.

Câu 6: Thể đột biến là

A. cơ thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình.

B. cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.

C. cơ thể mang biến dị tổ hợp đã được biểu hiện ra kiểu hình.

D. cơ thể mang biến dị tổ hợp chưa được biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 7: Vai trò của đột biến gene trong tiến hóa là

A. giúp đào thải các cá thể có hại.

B. tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

C. tạo các biến dị tổ hợp.

D. giảm nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

Câu 8: Đột biến thay thế một cặp nucleotide được gọi là đột biến đồng nghĩa xảy ra khi

A. có sự thay đổi amino acid tương ứng trong chuỗi polypeptide.

B. thể đột biến được xuất hiện ở thế hệ sau.

C. thay đổi toàn bộ amino acid trong chuỗi polypeptide.

D. không làm thay đổi amino acid nào trong chuỗi polypeptide.

Câu 9: Những đột biến trong cấu trúc của gene liên quan đến một cặp nucleotide gọi là dạng đột biến nào sau đây?

A. Đột biến số lượng NST.         

B. Đột biến cấu trúc NST.

C. Đột biến điểm.

D. Thể đột biến.

Câu 10: Tác nhân sinh học gây ra đột biến gene gồm

A. virus viêm gan B, virus herpes.

B. nọc độc của một số loài rắn như cạp nong, cạp nia.

C. kiến ba khoang, ong bắp cày.

D. nấm độc, vi khuẩn lao.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Một đột biến điểm làm biến đổi bộ ba 3’TAC5’ trên một mạch của allele ban đầu thành bộ ba 3’TGC5’ của allele đột biến. Theo lí thuyết, số liên kết hydrogen của allele đột biến thay đổi như thế nào so với allele ban đầu?

A. Tăng thêm 1.

B. Không thay đổi.

C. Tăng thêm 2.

D. Giảm đi 1.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về đột biến gene là sai?

A. Đột biến gene có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với thể đột biến.

B. Mức độ gây hại của allele đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gene.

C. Đột biến gene làm xuất hiện các allele khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

D. Đột biến thay thế một cặp nucleotide luôn làm thay đổi chức năng của protein.

Câu 3: Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, allele A bị đột biến thành allele a, allele B bị đột biến thành allele b. Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, các allele trội là trội hoàn hoàn. Cơ thể có kiểu gene nào sau đây là thể đột biến.

A. aaBB.

B. AaBB.

C. AABb.

D. AaBb.

Câu 4: Allele M bị đột biến điểm thành allele m. Theo lí thuyết, allele M và allele m 

A. chắc chắn có số nucleotide bằng nhau.

B. luôn có số liên kết hydrogen bằng nhau.

C. có thể có tỉ lệ (A + T)/(G + C) bằng nhau.

D. luôn có chiều dài bằng nhau.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI.

Câu 1: Ở người, xét một gene gồm hai allele: allele B mã hóa protein M1, không gây bệnh M; allele b mã hóa protein M2, gây bệnh M. Một loại kí sinh trùng gây ra bệnh N ở người không bị bệnh M., còn người bị bệnh M thường không mắc bệnh N. Để tìm hiểu cấu trúc của gene và protein gây bệnh M, người ta phân tích trình tự nucleotide (DNA) và trình tự amino acid tương ứng của gene này ở người bình thường (BB) và người bị bệnh (bb). Kết quả chỉ thể hiện một phần trình tự nucleotide và chuỗi polypeptide do trình tự này mã hóa của hai người này kí hiệu là mẫu I và mẫu II được thể hiện ở hình dưới đây. Các trình tự nucleotide và amino acid còn lại của hai mẫu này là giống nhau.

Biết rằng, allele B đã xảy ra một đột biến điểm tạo ra allele b, kết quả làm tăng tỉ lệ uracil của mRNA được phiên mã từ allele b. Mỗi codon 5’GUG3’, 5’CCU3’, 5’GAG3’ lần lượt mã hóa mỗi loại amino acid: Val, Pro, Glu. 

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về đoạn thông tin trên?

a. Ở mẫu II, mạch khuôn là mạch 1, phiên mã theo chiều từ nucleotide số 9 đến nucleotide số 1.

b. Tỉ lệ (A+G)/(T+C) của mạch 2 ở mẫu I là giống với mạch 2 của mẫu II.

c. Các protein M1 được tổng hợp từ trình tự nucleotide của mẫu II.

d. Trong cùng điều kiện sống, nguy cơ mắc bệnh N của người có mẫu II thấp hơn người có mẫu I.

Đáp án:

a. S

b. S

c. Đ

d. S

Câu 2: Cho biết các codon mã hóa các amino acid trong bảng sau đây:

Amino acid

Leu

Trp

His

Arg

Codon

5’CUU3’; 5CUC3;

5’CUA3’; 5’CUG3’

5’UGG3’

5’CAU3’

5’CAC3’

5’CGU3’; 5CGC3;

5’CGA3’; 5’CGG3’

Triplet mã hóa là các bộ ba ứng với các codon mã hóa amino acid và triplet kết thúc ứng với codon kết thúc trên mRNA. Giả sử một đoạn gene ở vi khuẩn tổng hợp đoạn mRNA có triplet mở đầu và trình tự các nucleotide như sau:

Mạch làm khuôn tổng hợp mRNA

3’TACGAAACCGCCGTAGCAATT5’

mRNA

5’AUGCUUUGGCGGCAUCGUUAA5’

Biết rằng, mỗi đột biến điểm dạng thay thế một cặp nucleotide trên đoạn gene này tạo ra một allele mới. 

Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về quá trình truyền thông tin di truyền của vi khuẩn trên?

a. Có tối đa ba triplet mã hóa khi xảy ra đột biến thay thế cặp nucleotide bất kì tại vị trí thứ ba không làm thay đổi loại amino acid trong chuỗi polypeptide.

b. Có một triplet mã hóa khi xảy ra đột biến tại vị trí thứ ba luôn làm thay đổi loại amino acid trong chuỗi polypeptide.

c. Có hai triplet mã hóa khi xảy ra đột biến tại vị trí thứ ba làm xuất hiện codon kết thúc sớm.

d.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

=> Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 4: Đột biến gene

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay