Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Bài 2: Sự biểu hiện thông tin di truyền

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Sự biểu hiện thông tin di truyền. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều

BÀI 2: SỰ BIỂU HIỆN THÔNG TIN DI TRUYỀN

(24 câu)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Trong tế bào, phân tử nào sau đây có anticodon?

A. Tinh bột.           

B. Protein.

C. Lipid.

D. tRNA.

Câu 2: Quá trình nào sau đây có giai đoạn hoạt hóa amino acid?

A. Phiên mã tổng hợp mRNA.

B. Dịch mã.

C. Phiên mã tổng hợp tRNA.

D. Tái bản DNA.

Câu 3: Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại amino acid, trừ 5’AUG3’ và 5’UGG3’, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính

A. liên tục.

B. phổ biến.

C. thoái hóa.

D. đặc hiệu.

Câu 4: Loại nucleic acid nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribosome?

A. rRNA.

B. mRNA.

C. tRNA.

D. DNA.

Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, codon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5’AUA3’.

B. 5’AUG3’.

C. 5’AAG3’.

D. 5’UAA3’.

Câu 6: Hệ gene là

A. tập hợp tất cả vật chất di truyền DNA trong tế bào của một sinh vật.

B. tập hợp tất cả vật chất di truyền DNA trong tế bào của một quần thể sinh vật.

C. tập hợp tất cả vật chất di truyền RNA trong tế bào của một sinh vật.

D. tập hợp tất cả vật chất di truyền RNA trong tế bào của một quần thể sinh vật.

Câu 7: Dựa vào chức năng, gene được chia thành hai loại gồm

A. gene cấu trúc và gene phân mảnh.

B. gene điều hòa và gene cấu trúc.

C. gene điều hòa và gene không phân mảnh.

D. gene phân mảnh và gene không phân mảnh.

Câu 8: Cấu trúc của một gene bao gồm ba vùng theo thứ tự 

A. vùng mã hóa, vùng điều hòa, vùng kết thúc.

B. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa.

C. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.

D. vùng mã hóa, vùng kết thúc, vùng điều hòa.

Câu 9: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?

A. DNA.

B. tRNA.

C. rRNA.

D. mRNA.

Câu 10: Sơ đồ nào sau đây mô tả cơ chế phiên mã ngược?

A. DNA → RNA.

B. RNA → DNA.

C. RNA → protein.

D. DNA → DNA.

Câu 11: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mRNA đồng thời gắn một nhóm ribosome cùng tham gia gọi là

A. polypeptide.

B. polynucleotide.

C. polynucleosome.

D. polyribosome.

Câu 12: Ở sinh vật nhân thực, tRNAMet vận chuyển amino acid loại methionine, methionine được mã hóa bởi codon nào trên phân tử mRNA?

A. 5’UAA3’.

B. 3’UAG5’.

C. 5’AUG3’.

D. 3’AUG5’. 

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Triplet 3’CAT5’ mã hóa amino acid valine, tRNA vận chuyển amino acid này có anticodon là 

A. 5’GUA3’.

B. 3’CAU5’.

C. 5’CAU3’.

D. 3’GUA5’.

Câu 2: Hình vẽ dưới đây mô tả một cơ chế di truyền cấp độ phân tử đang diễn ra. Cấu trúc X trên hình vẽ là

A. RNA polymerase.                           

B. DNA polymerase.

C. DNA ligase.                                   

D. Ribosome.

Câu 3: Trình tự nucleotide trên một đoạn phân tử mRNA là

3’--AGUGUCCUAUA--5’

Trình tự nucleotide đoạn tương ứng trên mạch khuôn của gene là

A. 5’--AGUGUCCUAUA --3’    .         

B. 5’--TCACAGGATAT--3’.

C. 5’--TGACAGGAUTA--3’.              

D. 3’--UCACAGGAUAU--5’.

Câu 4: Đặc điểm chung của quá tình tái bản DNA và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là

A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử DNA của nhiễm sắc thể.

B. đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.

C. đều có sự tham gia của DNA polymerase.

D. đều diễn ra trên cả hai mạch của gene.

Câu 5: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dịch mã là quá trình dịch trình tự các codon trên mRNA thành trình tự các amino acid trong chuỗi polypeptide.

B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nucleotide tự do.

C. Trong quá tái bản DNA, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.

D. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzyme DNA polymerase.

Câu 6: Hình dưới đây mô tả tóm tắt quá trình phiên mã ngược. Hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng?

A diagram of dna sequence

Description automatically generated

A. Phiên mã ngược là quá trình tổng hợp DNA bổ sung (cDNA) dựa trên khuôn RNA.

B. Phiên mã ngược được xúc tác bởi enzyme phiên mã ngược.

C. Phiên mã ngược cần cho sự nhân lên của một số virus, vi khuẩn, động vật và thực vật.

D. DNA bổ sung (cDNA) được cấu tạo từ 4 loại nucleotide là A, U, G, C.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Hình dưới đây minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Phân tích hình này và cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

A. (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

B. Hình bên minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.

C. Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gene được biểu hiện thành tính trạng.

D. (1) và (2) đều chung một hệ enzyme.

Câu 2: Giả sử có một gene với số lượng các cặp nucleotide ứng với mỗi đoạn exon và intron như sau:

Exon

Intron

Exon

Intron

Exon

Intron

Exon

90

130

150

90

90

120

150

Phân tử protein có chức năng sinh học được được tạo ra từ gene này chứa bao nhiêu amino acid?

A. 160.

B. 159.

C. 158.

D. 76.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Cho biến gene mã hóa cùng một loại amino acid ở một số loài chỉ khác nhau ở trình tự nucleotide sau đây:

Loài

Trình tự nucleotide khác nhau của gene mã hóa enzyme đang xét

Loài A

C A G G T C A G T T

Loài B

C C G G T C A G G T

Loài C

C A G G A C A T T T

Loài D

C C G G T C A A G T

Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên là

A. A và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.

B. B và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.

C. A và B là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, C và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.

D. A và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI.

Câu 1: Hình dưới đây minh họa một số loại RNA: (a) một đoạn mRNA; (b) tRNA; (c) rRNA.

A diagram of a molecule

Description automatically generated

a. RNA được cấu tạo từ các loại nucleotide: Adenine (A), Uracil (U), Guanine (G) và Cytosine (C).

b. Cả bao loại RNA (mRNA, tRNA, rRNA) có cấu trúc mạch đơn polynucleoitde và đều tham gia vào quá trình dịch mã.

c. tRNA có chức năng trung gian truyền thông tin di truyền từ gene đến protein.

d. rRNA có chức năng vận chuyển một loại amino acid tới ribosome.

Đáp án:

a. Đ

b. Đ

c. S

d. S

Câu 2: Khi đưa mRNA trưởng thành của tế bào người vào dịch mã trong ống nghiệm bằng cách sử dụng bộ máy sinh tổng hợp protein của vi khuẩn thì thấy protein tạo ra giống protein tổng hợp trong tế bào người. Trong nhiều trường hợp chuyển gene của người vào vi khuẩn nhưng protein được tổng hợp từ gene đó trong tế bào vi khuẩn lại khác với protein của gene đó được tổng hợp trong tế bào người. Các kết luận sau đây là Đúng hay Sai về hiện tượng trên?

a. Chứng tỏ bộ máy sinh tổng hợp protein của vi khuẩn giống bộ máy sinh tổng hợp protein của người.

b. Do mã di truyền có tính thống nhất trong toàn bộ sinh giới.

c. Người thuộc sinh vật nhân thực, có gene phân mảnh (exon xen với intron), khi đưa gene người vào tế bào vi khuẩn, do tế bào vi khuẩn không có hệ thống cắt bỏ intron của mRNA nên tổng hợp ra protein khác ở người.

d. Do mã di truyền có tính đặc hiệu.

Đáp án:

a. Đ

b. Đ

c. Đ

d. S

Câu 3: Hình dưới đây mô tả một giai đoạn của quá trình phiên mã xảy ra trong vùng mã hóa của một gene ở sinh vật nhân sơ. Các kí hiệu (a), (b), (c), (d), (f), (g) là các vị trí tương ứng với đầu 3’ hoặc 5’ của mạch polynucleotide; vị trí của nucleotide 1-2-3 là bộ ba mở đầu; nucleotide liên kết với nucleotide của mạch khuôn trong quá trình phiên mã, các nucleotide còn lại của gene không được thể hiện trên hình. 

A diagram of a test

Description automatically generated

Mỗi nhận định dưới đây là Đúng hay Sai về quá trình phiên mã trên?

a. Vị trí (c) tương ứng với đầu 5’ của mạch làm khuôn.

b. Nếu nucleotide trên hình là U thì phân tử mRNA này khi làm khuôn dịch mã sẽ tạo ra chuỗi polypeptide có 4 amino acid (không kể amino acid) mở đầu.

c. Quá trình phiên mã của gene này diễn ra trên cả hai mạch.

d. Nếu nucleotide trên hình là U thì sẽ phát sinh đột biến gene.

Đáp án:

a. Đ

b. Đ

c. S

d. S

=> Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 2: Sự biểu hiện thông tin di truyền

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay