Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Ở sinh vật nhân thực, gene ngoài nhân có đặc điểm di truyền nào dưới đây?
A. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
B. không được phân chia đồng đều cho các tế bào con.
C. luôn tồn tại thành từng cặp allele.
D. chỉ mã hóa cho các protein tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân là không chính xác?
A. Kết quả phép lai thuận và nghịch là khác nhau.
B. Các tính trạng di truyền theo dòng mẹ.
C. Các tỉnh trạng di truyền tuân theo quy luật di truyền Mendel và mở rộng.
D. Có hiện tượng di truyền không đồng nhất.
Câu 3: Xét hai cặp gene phân li độc lập, trong đó allele A quy định hoa đỏ (allele a quy định hoa trắng) và allele B quy định quả tròn (allele b quy định quả dài). Nếu sự biểu hiện của gene không phụ thuộc vào môi trường, kiểu gene của cây có hoa đỏ và quả tròn thuần chủng là:
A. aaBB.
B. AABB.
C. aabb.
D. AAbb.
Câu 4: Ở cơ thể, kiểu gene được gọi là dị hợp hai cặp gene là:
A. aaBb.
B. AaBb.
C. Aabb.
D. AAbb.
Câu 5: Theo lý thuyết, trong quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gene nào dưới đây sẽ tạo ra giao tử chứa cặp allele “ab”?
A. AaBB.
B. Aabb.
C. AAbb.
D. aaBB.
Câu 6: Mệnh đề nào sau đây không phải là ứng dụng của hiện tượng di truyền gene ngoài nhân?
A. Tạo dòng bất thụ đực tế bào chất sử dụng trong lai giống.
B. Phân tích đột biến gene ti thể để chẩn đoán bệnh di truyền.
C. Phương pháp sinh em bé “ba cha mẹ”.
D. Phân tích khả năng di truyền của bệnh di truyền từ cha sang con.
Câu 7: Một đột biến điểm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?
A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh.
B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh.
C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
D. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.
Câu 8: Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do gene trên DNA ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh sinh được một người con không bị bệnh. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên là do:
A. Gene trong ti thể chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường.
B. Gene trong ti thể không có allele tương ứng nên dễ biểu hiện ở đời con.
C. Gene trong ti thể không được phân li đồng đều về các tế bào con.
D. Con đã được nhận gene bình thường từ bố.
Câu 9: Một loài thực vật, xét 2 cặp gene A, a và B, b trên cùng 1 cặp NST. Theo lí thuyết, cách viết kiểu gene nào sau đây đúng?
A. Aa BB̿ .
B. Ab aB̿ .
C. AA Bb̿ .
D. Aa Bb̿ .
Câu 10: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gene AaXBY tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gene BD bd̿ đã xảy ra hoàn vị gene. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo ra, tần số hoán vị gene được tính bằng tổng tỉ lệ phần trăm của 2 loại giao tử nào sau đây?
A. BD và bd.
B. bd và bD.
C. Bd và bD.
D. Bd và bd.
Câu 12: Theo lí thuyết, khi nói về sự di truyền các gene ở thú, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các gene trong tế bào chất thường di truyền theo dòng mẹ.
B. Các gene trên cùng 1 NST thường di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gene liên kết.
C. Các gene ở vùng không tương đồng trên NST giới tính Y chỉ biểu hiện hiểu hình ở giới đực.
D. Các gene ở vùng không tương đồng trên NST X chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới cái.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ở sinh vật, giới dị giao tử luôn là giới đực, giới đồng giao tử luôn là giới cái.
B. Ở châu chấu, con đực có thể tạo giao tử mang nhiễm sắc thể X và giao tử không mang nhiễm sắc thể giới tính.
C. Ở một số loài côn trùng như bướm, các thể đực là giới đồng giao tử, các thể cái là giới dị giao tử.
D. Giới tính ở sinh vật không phải luôn được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 14: Ở sinh vật nhân thực, phần lớn gene trong ti thể liên quan đến quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng. Tuy nhiên, đột biến xảy ra ở gene này thường không gây chết cho thể đột biến. Giải thích nào sau đây hợp lí?
A. Trong tế bào của thể đột biến có tỉ thể mang gene bình thường và ti thể mang gene đột biến.
B. Gene trong ti thể phân chia không đều cho các tế bào con.
C. Gene trong ti thể không được di truyền cho thế hệ sau.
D. Do sự di truyền của gene trong ti thể không liên quan đến sự di truyền của gene trong nhân.
Câu 15: Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của loài này ở cá thể cái là XX, ở cá thể đực là XY. Số nhóm liên kết ở loài động vật này là bao nhiêu?
A. 16.
B. 8.
C. 9.
D. 17.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................