Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01
Câu 1: Với các điều kiện Trái Đất sơ khai, dạng sống nào có khả năng xuất hiện đầu tiên?
A. Sinh vật nhân sơ và hiếu khí.
B. Sinh vật nhân sơ và kị khí.
C. Sinh vật nhân thực và hiếu khí.
D. Sinh vật nhân thực và kị khí.
Câu 2: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là
A. khoảng chống chịu.
B. ổ sinh thái.
C. giới hạn sinh thái.
D. khoảng thuận lợi.
Câu 3: Kích thước quần thể tăng trưởng một cách đột ngột thường do yếu tố nào sau đây?
A. Mức sinh sản.
B. Mức tử vong.
C. Mức nhập cư.
D. Mức xuất cr.
Câu 4: Trong quần xã sinh vật, các loài như hồ và báo là:
A. loài chủ chốt.
B. loài ưu thế.
C. loài đặc trưng
D. loài ngẫu nhiên.
Câu 5:Sự ấm lên toàn cầu không gây ra hậu quả nào dưới đây?
A. Tan băng ở các cực của Trái Đất.
B. Thời tiết khắc nghiệt như mưa bão, lũ lụt, hạn hán,...
C. Suy giảm đa dạng sinh học.
D. Tăng số lượng các loài động vật.
Câu 6:Nhóm thực vật có khả năng cải tạo đất tốt nhất:
A. Cây bọ Lúa
B. Cây thân ngầm như dong, riềng
C. Cây họ Đậu
D. Các loại cỏ dại
Câu 7:Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có chu trình vật chất khép kín?
A. cánh đồng lúa
B. ao nuôi cá
C. đầm nuôi tôm
D. rừng nguyên sinh
Câu 8:Mối quan hệ nào là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hình thành ổ sinh thái?
A. Quan hệ cạnh tranh.
B. Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. Quan hệ kí sinh.
D. Quan hệ ức chế – cảm nhiễm.
Câu 9:Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?
A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau, đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau
C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không chính xác về đặc điểm đặc trưng của quần xã sinh vật?
A. Là một cấu trúc ổn định tương đối với các đặc trưng cơ bản về thành phần loài và sự phân bố các loài trong không gian.
B. Các loài trong quần xã có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau và hình thành nên các bậc dinh dưỡng.
C. Là một cấu trúc ổn định về số lượng, mật độ cá thể, thành phần lứa tuổi và tỉ lệ giới tính.
D. Các loài trong quần xã có tác động qua lại với nhau và với môi trường tạo nên sự cân bằng và giúp quần xã tăng trưởng.
Câu 11:Mối quan hệ nào thường làm cho các loài tham gia đều bị ảnh hưởng bất lợi?
A. Quan hệ cạnh tranh.
B. Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác,
C. Quan hệ kí sinh.
D. Quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Câu 12:Bảo tồn đa dạng sinh học là bảo vệ và quản lí:
A. nguồn gene, các loài sinh vật và các hệ sinh thái.
B. cá thể, quần thể và quần xã sinh vật.
C. các hoá thạch, sinh vật sống và sinh cảnh.
D. nguồn gene, các hoá thạch và sinh vật sống.
Câu 13:Đặc điểm nào chỉ có ở vật thể sống mà không có ở giới vô cơ?
A. Có cấu tạo bởi các đại phân tử hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic
B. Trao đổi chất thông qua quá trình đồng hoá ,dị hoá và có khả năng sinh sản
C. Có khả năng tự biến đổi để thích nghi với môi trường luôn thay đổi
D. Có hiện tượng tăng trưởng,cảm ứng,vận động
Câu 14:Đường cong tăng trưởng có hình chữ J thường diễn ra trong những điều kiện nào?
(1) Mức độ sinh sản tối đa.
(2) Mức độ tử vong tối thiểu.
(3) Môi trường sống thỏa mãn nhu cầu của các cá thể trong quần thể.
(4) Mức độ tử vong gần như bằng không.
Α. (1), (2), (3).
Β. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 15: Cây lúa (Oryza sativa L.) thường có giới hạn sinh thái về nhiệt độ trong khoảng 12 - 38 °C. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Khoảng 12 - 38 °C là khoảng thuận lợi.
B. Khoảng 12 - 38 °C là khoảng chống chịu.
C. Nhiệt độ 38 °C là giới hạn dưới,
D. Nhiệt độ 12 °C là điểm gây chết.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1:Hình bên dưới mô tả cây phát sinh chủng loại, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng hay sai?
a) Hiện tại có 24 loài đang tồn tại, trong đó có một loài được xem là hóa thạch sống.
b) Quá trình tiến hóa từ loài M hình thành nên 8 chi, 4 họ, 2 bộ, 1 lớp.
c) Quá trình tiến hóa từ loài M hình thành nên 20 loài hiện nay mà không thấy loài nào bị diệt vong.
d) Theo sơ đồ thì con cháu của loài M có 20 loài, 8 chi, 4 họ, 2 bộ, 1 lớp.
Câu 2:Giới hạn sinh thái về nhiệt độ lên quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật được minh hoạ như hình bên. Nhận định nào sau đây đúng hay sai?
a) Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật như nhau.
b) Giới hạn sinh thái nhiệt độ của quá trình quang hợp là -10 – 50 °C.
c) Khi nhiệt độ lớn hơn -10 °C, tốc độ quang hợp của thực vật gia tăng.
d) Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp là 40 – 50 °C.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................