Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Sự kiện nào sau đây phải xảy ra đầu tiên để có thể hình thành sự sống trên Trái Đất?
A. Bắt đầu quá trình quang hợp tạo oxygen.
B. Sự hình thành các vật chất di truyền.
C. Sự tổng hợp các phân tử hữu cơ.
D. Sự hình thành màng sinh chất.
Câu 2: Những đặc điểm nào sau đây thường có ở động vật ưa hoạt động ban ngày?
(1) Có cơ quan tiếp nhận ánh sáng.
(2) Màu sắc cơ thể cố định.
(3) Có cơ quan phát sáng sinh học.
(4) Hoạt động chủ yếu vào ban ngày.
Α. (1), (3).
Β. (1), (2), (4).
C. (1), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 3: Khí nói về nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh ở quần thể người hiện nay, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện.
B. Tuổi thọ của con người ngày càng được tăng cao.
C. Con người không bị bệnh.
D. Mức tử vong thấp hơn mức sinh sản.
Câu 4: Những hiện tượng nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
(1) Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật.
(2) Hiện tượng nhập dân ở động vật.
(3) Hiện tượng tách đàn ở động vật.
(4) Hiện tượng liền rễ ở thực vật.
Α. (1), (2).
Β. (1), (3).
C. (3), (4).
D. (1), (4).
Câu 5: Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu:
A. các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
B. các hệ sinh thái lục địa và đại dương
C. các hệ sinh thái rừng và biển
D. các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo
Câu 6: Trong quần xã sinh vật có các loài sinh vật sau: có, thỏ, dẻ, mèo rừng, vi khuẩn gây bệnh trên mèo rừng. Có những mối quan hệ sinh thái nào giữa các loài trên?
(1) Quan hệ cạnh tranh.
(2) Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
(3) Quan hệ kỉ sinh.
(4) Quan hệ ức chế – cảm nhiễm.
Α. (1), (2).
Β. (1), (2), (3).
C. (2), (3).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 7: Thứ tự của các giai đoạn nào dưới đây phù hợp với diễn thể nguyên sinh xảy ra ở hệ sinh thái trên cạn?
(1) Thực vật thân bụi và thân gỗ.
(2) Nhiều loài cây thân gỗ, quần xã ổn định.
(3) Vi khuẩn, rêu, nguyên sinh vật.
(4) Dương xỉ và thực vật thân thảo.
A. (3) → (4) → (1) → (2).
Β. (3) → (4) → (2) → (1)
C. (4) → (3) → (1) → (2).
D. (4) → (3) → (2) → (1).
Câu 8: Đối với những dòng sông có tốc độ chảy mạnh gây xói lở, các nhà sinh thái học ưu tiên phục hồi yếu tố nào trước?
A. Thành phần hữu cơ.
B. Thành phần vật lí.
C. Thành phần vô sinh.
D. Thành phần hữu sinh.
Câu 9: Sa mạc hoá là hiện tượng
A. suy thoái hệ sinh thái trên cạn, sản lượng sinh vật bị suy giảm và đắt bị khô cắn.
B. tăng hàm lượng dinh dưỡng ở một số khu vực khác nhau trên Trái Đất.
C. các chất dinh dưỡng bị rửa trôi đến các hệ sinh thái trên cạn khác và hệ sinh thái dưới nước.
D. tăng lượng khí nhà kính, đặc biệt là CO, trong khí quyển, làm tăng nhiệt độ Trái Đất
Câu 10: Sinh vật nào dưới đây được ghép cặp đúng với bậc dinh dưỡng của chúng?
A. Vi khuẩn lam - sinh vật tiêu thụ bậc 1.
B. Châu chấu - sinh vật phân giải.
C. Thực vật phù du - sinh vật sản xuất.
D. Nấm - sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở hệ sinh thái tự nhiên mà không có ở hệ sinh thái nhân tạo?
A. Được cải tạo và chăm sóc thường xuyên.
B. Cung cấp thức ăn, đồ dùng sinh hoạt, giải trí,... cho con người.
C. Được hình thành và phát triển theo quy luật tự nhiên.
D. Gồm có hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây về độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật là không đùng?
A. Độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật được đánh giá dựa trên số lượng các loài khác nhau và tỉ lệ số cá thể mỗi loài trên tổng số cá thể trong quần xã
B. Mức độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật phụ thuộc vào các nhân tố hữu sinh và vô sinh.
C. Một quần xã ổn định thường có số lượng loài nhiều và độ phong phú tương đối của mỗi loài cao.
D. Độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật thường thay đổi theo xu hướng tăng dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, từ chân núi lên đỉnh núi, từ bờ đến khơi xa, từ tầng nước mặt đến tầng đáy sâu.
Câu 13: Sự biến động không theo chu kì thường xảy ra do những nguyên nhân nào sau đây?
(1) Thiên tai, lũ lụt.
(2) Dịch bệnh.
(3) Hoạt động khai thác của con người.
(4) Sự thay đổi có tính chu kì của môi trường sống.
Α. (1), (2), (3).
Β. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 14: Những đặc điểm nào sau đây không có ở mỗi cá thể?
(1) Là một cấu trúc ổn định về số lượng, mật độ cá thể, thành phần lứa tuổi, tỉ lệ giới tính và sự phân bố trong không gian.
(2) Các cá thể luôn tác động qua lại với nhau thông qua mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
(3) Có sự trao đổi chất trong cơ thể sinh vật và giữa sinh vật với môi trường.
(4) Hoạt động sống và số lượng cả thể luôn được điều chỉnh tương ứng phù hợp với điều kiện môi trường.
Α. (1), (2), (3).
Β. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 15: Nhân tố sinh thái nào sau đây không phải là nhân tố vô sinh?
A. Nhiệt độ.
B. Vật kí sinh.
C. Ánh sáng.
D. Độ ẩm.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1:Hình 1 thể hiện một phần lưới thức ăn trên cánh đồng trồng cỏ chăn nuôi và mía ở đảo Hawaii. Hình 2 thể hiện sự thay đổi số lượng, sinh khối của một số loài trong quần xã trước và sau khi một loài vi khuẩn chỉ gây bệnh trên cóc (Bufo marinus) xuất hiện làm số lượng cóc giảm mạnh.
a) Sâu là sinh vật tiêu thụ bậc I và II.
b) Có 4 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên.
c) Năng suất của mía và cỏ chăn nuôi sẽ giảm mạnh khi toàn bộ cóc bị chết do vi khuẩn.
d) Trong quần xã trên, mía là loài ưu thế.
Câu 2: Cho thông tin sau:
“Biện pháp phục hồi sinh thái gồm: (1) Bảo vệ và tái sinh tự nhiên – hạn chế tác động con người, để hệ sinh thái tự phục hồi; (2) Trồng lại rừng, tái tạo thảm thực vật – khôi phục môi trường sống; (3) Cải tạo đất, nguồn nước – xử lý ô nhiễm, bổ sung chất dinh dưỡng; (4) Nhân giống, thả loài bản địa – phục hồi quần thể sinh vật; (5) Kiểm soát sinh vật xâm lấn – ngăn chặn loài ngoại lai ảnh hưởng tiêu cực; (6) Quản lý bền vững – khai thác hợp lý, duy trì cân bằng sinh thái.”
Khi nói về biện pháp phục hồi hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
a) Các biện pháp phục hồi sinh học sẽ được thực hiện sau khi các thành phần vật lí của hệ sinh thái đã được tái tạo.
b) Hai biện pháp chính trong phục hồi sinh học được áp dụng là cải tạo sinh học và làm giàu sinh học (hay gia tăng sinh học).
c) Một số loài thực vật thích nghi tốt với môi trường đất có hàm lượng kim loại nặng cao được trồng ở những khu vực khai thác mỏ để loại bỏ kim loại nặng trong đất là một biện pháp làm giàu sinh học.
d) Trồng các cây họ Đậu để làm giàu nitrogen cho hệ sinh thái nghèo dinh dưỡng. là một biện pháp cải tạo sinh học.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................