Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Gene là
A. đoạn trình tự nucleotide trên DNA mang thông tin di truyền mã hóa RNA.
B. đoạn trình tự nucleotide trên DNA mang thông tin di truyền mã hóa chuỗi polypeptide.
C. đoạn trình tự nucleotide trên DNA mang thông tin di truyền mã hóa RNA hoặc chuỗi polypeptide
D. đoạn nucleotide trên RNA mang thông tin di truyền mã hóa chuỗi polypeptide.
Câu 2: Trong các codon sau, codon nào quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?
A. 5’AUA3’.
B. 5’AUG3’.
C. 5’AAG3’.
D. 5’UAA3’.
Câu 3: Hệ gene được định nghĩa như thế nào?
A. tập hợp tất cả vật chất di truyền DNA trong tế bào của một sinh vật.
B. tập hợp tất cả vật chất di truyền DNA trong tế bào của một quần thể sinh vật.
C. tập hợp tất cả vật chất di truyền RNA trong tế bào của một sinh vật.
D. tập hợp tất cả vật chất di truyền RNA trong tế bào của một quần thể sinh vật.
Câu 4: Dựa trên chức năng, gene được phân thành những loại nào?
A. gene cấu trúc và gene phân mảnh.
B. gene điều hòa và gene cấu trúc.
C. gene điều hòa và gene không phân mảnh.
D. gene phân mảnh và gene không phân mảnh.
Câu 5: Một gene bao gồm những vùng nào theo thứ tự?
A. vùng mã hóa, vùng điều hòa, vùng kết thúc.
B. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa.
C. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
D. vùng mã hóa, vùng kết thúc, vùng điều hòa.
Câu 6: Quan sát hình vẽ dưới, hãy cho biết (1), (2), (3) lần lượt là
A. DNA ligase, phân đoạn okazaki, mồi RNA.
B. Phân đoạn okazaki, DNA ligase, mồi RNA.
C. Mồi RNA, phân đoạn okazaki, DNA ligase.
D. DNA ligase, mồi RNA, phân đoạn okazaki.
Câu 7: Nếu không xảy ra sai sót, kết thúc quá trình tái bản, từ 1 DNA thường tạo ra bao nhiêu DNA mới?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 8: Kết quả của quá trình tái bản DNA là
A. phân tử DNA con được đổi mới so với DNA mẹ.
B. phân tử DNA con giống hệt DNA mẹ.
C. phân tử DNA con dài hơn DNA mẹ.
D. phân tử DNA con ngắn hơn DNA mẹ.
Câu 9: Gene cấu trúc A quy định enzyme
A. β-galactosidase.
B. permease.
C. transacetylase.
D. RNA polymerase.
Câu 10: Gene cấu trúc Z quy định enzyme
A. β-galactosidase.
B. permease.
C. transacetylase.
D. RNA polymerase.
Câu 11: Gene cấu trúc Y quy định enzyme
A. β-galactosidase.
B. permease.
C. transacetylase.
D. RNA polymerase.
Câu 12: Đột biến điểm có các dạng
A. mất, thêm, thay thế một cặp nucleotide.
B. mất, thêm một hoặc vài cặp nucleotide.
C. mất, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.
D. thêm, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.
Câu 13: Một gene bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nucleotide của gene không thay đổi. Dạng đột biến có thể xảy ra đối với gene trên là
A. thay thế một cặp A – T bằng một cặp T – A.
B. thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C.
C. mất một cặp T – A.
D. thêm một cặp T – A.
Câu 14: Thể đột biến là
A. cơ thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình.
B. cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
C. cơ thể mang biến dị tổ hợp đã được biểu hiện ra kiểu hình.
D. cơ thể mang biến dị tổ hợp chưa được biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 15: Tại sao ở kì trung gian, nhiễm sắc thể lại cần được dãn xoắn tối đa tạo ra các vùng nguyên nhiễm sắc có các nucleosome tách rời nhau?
A. Để thuận lợi cho tái bản DNA, phiên mã tạo RNA và dịch mã tạo nên protein.
B. Để thuận lợi cho tái bản DNA và nhân đôi NST ở pha S của chu kì tế bào.
C. Để thuận lợi cho quá trình nhân đôi NST ở pha G1 ở kì trung gian.
D. Để thuận lợi cho quá trình nhân đôi NST ở pha G2 ở kì trung gian.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................