Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do:
A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển loài
B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau
C. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong các điều kiện như nhau
D. Chúng thực hiện các chức năng khác nhau.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là kết quả các quan sát trong tự nhiên của Darwin?
A. Mỗi sinh vật có xu hướng sinh ra nhiều con hơn so với số lượng cần thay thế cho thế hệ trước.
B. Các cá thể trong quần thể mang đặc điểm chung của loài nhưng luôn khác nhau ở một số đặc điểm.
C. Trong số các biến dị cá thể được hình thành, một số biến dị được di truyền cho thế hệ con.
D. Các cá thể trong cùng quần thể và điều kiện sống như nhau có khả năng sống sót và sinh sản là như nhau.
Câu 3: Người mắc hội chứng Down tế bào có:
A. NST số 21 bị mất đoạn.
B. 3 NST số 21.
C. 3 NST số 13.
D. 3 NST số 18.
Câu 4: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử có nguyên nhân là do các:
A. đột biến nhiễm sắc thể.
B. đột biến gene.
C. biến dị tổ hợp.
D. biến dị di truyền.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không phải là mục đích của lai hữu tính?
A. Tạo ưu thế lai.
B. Tạo giống mới.
C. Tạo sinh vật biến đổi gene.
D. Tạo dòng thuần
Câu 6: Giống động vật nào sau đây không phải là sản phẩm của phép lai hữu tỉnh giữa các loài?
A. Giống vịt pha ngan.
B. Giống cá trê lai Clarias gariepinus × C. batrachus.
C. Giống la.
D. Giống lợn ReHal.
Câu 7: Vốn gene là gì?
A. Toàn bộ các gene có trong các giao tử được tạo thành từ một cá thể.
B. Toàn bộ các allele của các gene có trong một cá thể sinh vật.
C. Hỗn hợp các allele được tạo thành kết hợp ngẫu nhiên khi thụ tỉnh.
D. Toàn bộ các allele của tất cả các gene có trong các cá thể của một quần thể ở một thời điểm xác định.
Câu 8: Điều không đúng về liệu pháp gene là:
A. việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gene bị đột biến.
B. dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gene lành vào cơ thể người bệnh.
C. có thể thay thế gen bệnh bằng gene lành.
D. nghiên cứu hoạt động của bộ gene người để giải quyết các vấn đề của y học.
Câu 9: Những bộ phận nào trong các bộ phận sau của cơ thể người gọi là cơ quan thoái hóa?
(1) Trực tràng.
(2) Ruột già.
(3) Ruột thừa.
(4) Răng khôn.
(5) Xương cùng.
(6) Tai
A. (2), (3) và (5)
B. (2), (4) và (5)
C. (3), (4) và (5)
D. (4), (5) và (6)
Câu 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là ví dụ của phiêu bạt di truyền?
A. Allele quy định khả năng tích luỹ melanine tăng lên ở một quần thể kích thước nhỏ vì các cá thể này có khả năng sống sót cao hơn trong điều kiện bức xạ mặt trời mạnh.
B. Đột biến ngẫu nhiên làm tăng tần số allele A trong một quần thể nhưng không xảy ra ở quần thể khác.
C. Allele D đạt tần số là 1 do các cá thể có kiểu gene dd không có khả năng sinh sản.
D. Dịch bệnh do virus xảy ra làm chết phần lớn cá thể của quần thể, chỉ một số ít cá thể sống sót và ngẫu nhiên không mang allele a, do đó tần số allele a bằng 0.
Câu 11: Hai quần thể là hậu duệ từ một loài chim tổ tiên. Sau một thời gian dài cách li nhau ở hai khu phân bố, các quần thể này trở về sống ở cùng một khu phân bổ. Giả sử dưới đây là những khác biệt giữa hai quần thể, các yếu tố nào chắc chắn gây ra sự cách li sinh sản giữa hai quần thể này?
A. Các cá thể ở quần thể I thường đậu ở các cành cây trên cao, các cá thể ở quần thể II thường hoạt động dưới đất.
B. Các cá thể ở quần thể 1 thường bắt sâu ở lá cây làm thức ăn; các cá thể ở quần thể II ăn kiến bằng cách gõ mỏ lên thân cây.
C. Các cá thể ở quần thể I hót để gọi bầy và giao phối ở trên các cành cây cao; các cá thể ở quần thể II thường hoạt động và hót để gọi bầy và giao phối ở dưới mặt đất.
D. Quần thể chim I thường làm tổ ở thân cây sồi, tổ của quần thể II thường ở thân cây bạch dương.
Câu 12: Giống lúa nhiều năm PR23 được tạo thành từ phép lai nào sau đây?
A. Tự thụ phấn.
B. Giao phối cận huyết.
C. Lai xa.
D. Lai giữa các dòng cùng loài.
Câu 13: Khi thống kê số lượng cá thể của một quần thể sóc, người ta thu được số liệu: 105AA: 15Aa: 30aa. Tần số tương đối của mỗi allele trong quần thể là:
A. A = 0,70 ; a = 0,30
B. A = 0,80 ; a = 0,20
C. A = 0,25 ; a = 0,75
D. A = 0,75 ; a = 0,25
Câu 14: Lí do nào dưới đây không phải là khó khăn đối với nghiên cứu di truyền học ở người?
A. Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức.
B. Không tuân theo các quy luật di truyền.
C. Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận.
D. Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con.
Câu 15: Theo Darwin, biến dị cá thể muốn di truyền lại cho các thế hệ sau thì cần trải qua?
A. Thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến
D. Sự sinh sản.
Câu 16:............................................
............................................
............................................