Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 04
Câu 1:Trong kĩ thuật di truyền, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải chọn thể truyền:
A. có khả năng tự nhân đôi với tốc độ cao
B. các dấu chuẩn hay gene đánh dấu, gene thông báo
C. có khả năng tiêu diệt các tế bào không chứa ADN tái tổ hợp
D. không có các dấu chuẩn hay gene đánh dấu, gene thông báo
Câu 2: Phương pháp lai hữu tính được sử dụng trong chọn giống nhằm mục đích gì?
A. Tạo ra giống mới có kiểu hình mong muốn
B. Tăng số lượng cá thể trong quần thể
C. Bảo tồn nguồn gen hoang dã
D. Ngăn chặn sự thoái hóa giống
Câu 3: Thành tựu nào sau đây là kết quả của phương pháp lai khác dòng?
A. Ngô lai năng suất cao
B. Giống lúa chịu hạn tốt
C. Cừu nhân bản Dolly
D. Cây trồng biến đổi gen
Câu 4: Yếu tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Giao phối ngẫu nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Di nhập gen
D. Đột biến
Câu 5: Bệnh nào sau đây là do đột biến gen lặn trên NST thường?
A. Bệnh máu khó đông
B. Bệnh bạch tạng
C. Hội chứng Down
D. Bệnh mù màu
Câu 6: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số allele của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
B. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết allele trội gây chết ra khỏi quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gene, từ đó làm thay đổi tần số allele của quần thể.
D. Chọn lọc chống lại allele lặn làm thay đổi tần số allele chậm hơn so với chọn lọc chống lại allele trội.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây về đột biến là không đúng?
A. Đột biến có thể được di truyền từ bố mẹ sang con cháu.
B. Đột biến có thể không ảnh hưởng đến kiểu hình của cơ thể sinh vật.
C. Các đột biến có lợi có tần số xảy ra cao hơn.
D. Đột biến làm tăng mức biến dị trong quần thể.
Câu 8: Phương pháp Darwin sử dụng để xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài là:
A. Hình thành giả thuyết → Quan sát → Rút ra kết luận.
B. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Kiểm chứng giả thuyết.
C. Quan sát → Kiểm chứng giả thuyết → Hình thành giả thuyết.
D. Hình thành giả thuyết - Quan sát → Kiểm chứng giả thuyết.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là bằng chứng tiến hoá?
A. Bằng chứng hoá thạch.
B. Bằng chứng giải phẫu học so sánh.
C. Bằng chứng tế bào học.
D. Bằng chứng sinh lí học.
Câu 10: Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA : Aa : aa = 1 : 6 : 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?
A. A = 0,25 ; a = 0,75
B. A = 0,75 ; a = 0,25
C. A = 0,4375 ; a = 0,5625
D. A= 0,5625 ; a= 0,4375
Câu 11: Khẳng định nào sau đây về lai hữu tính là không đúng?
A. Cá thể mới được tạo ra có sự kết hợp vật chất di truyền từ hai cá thể thông qua sinh sản hữu tính.
B. Hai cá thể bố mẹ có thể cùng giống hoặc khác giống.
C. Hai cá thể bố mẹ bắt buộc thuộc các giống khác nhau.
D. Cá thể mới được tạo ra thường có ưu thế lai so với bố mẹ.
Câu 12: Trong chọn và tạo giống cây trồng, tự thụ phấn qua nhiều thế hệ có thể được các nhà chọn giống áp dụng. Điều gì sau đây không phải là mục đích của việc cho tự thụ phần trong chọn tạo giống cây trồng?
A. Thu được các dòng thuần chủng về các tỉnh trạng đang được chọn tạo.
B. Tạo ra các dòng bố mẹ để lai, từ đó tạo ưu thế lai.
C. Làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể cây trồng.
D. Củng cố các tính trạng tốt đang được quan tâm chọn tạo.
Câu 13: Ở người, ung thư di căn là hiện tượng
A. di chuyển của các tế bào độc lập trong cơ thể.
B. tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể.
C. một tế bào người phân chia vô tổ chức và hình thành khối u.
D. tế bào ung thư mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào.
Câu 14: Hoá thạch là
A. các sinh vật vừa chết, cơ thể chưa bị phân huỷ.
B. động vật đơn bào hoặc thực vật nguyên thuỷ xuất hiện đầu tiên trong lịch sử.
C. những sinh vật đã chết cách đây 400 năm và được ghi chép lại.
D. dấu tích, xác sinh vật được bảo tồn trong lớp địa chất hoặc sinh vật hoá đá.
Câu 15: Một người nông dân sử dụng thuốc diệt cỏ triazine để diệt cỏ dại trên cánh đồng. Trong những năm đầu, triazine hoạt động tốt và gần như tất cả các loài có đều chết, nhưng sau vài năm, người nông dân thấy ngày càng có nhiều cỏ dại hơn. Giải thích hợp lí cho việc ngày càng có nhiều loài cỏ dại phát triển lại là:
A. các loại thuốc triazine trên thị trường ngày càng kém chất lượng.
B. chọn lọc tự nhiên làm cho cỏ dại đột biến, tạo ra loài cỏ dại mới kháng triazine.
C. cỏ dại kháng triazine có quá trình trao đổi chất, quang hợp kém hiệu quả hơn.
D. cỏ dại kháng triazine có nhiều khả năng sống sót và sinh sản hơn.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................