Phiếu trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 05

Câu 1: Hoạt động nào sau đây là biện pháp cải tạo sinh học?

A. Nắn lại dòng chảy của một con sông.

B. San bằng đất trên một khu đồi đề xây dựng công viên.

C. Thêm hạt của thực vật có khả năng tích luỹ chromium vào đất đã bị nhiễm chromium.

D. Trồng các cây họ Đậu để làm giàu nitrogen cho hệ sinh thái nghèo dinh dưỡng.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu của cạnh tranh cùng loài là do:

A. có cùng nhu cầu sống

B. đấu tranh chống lại điều kiện bất lợi

C. đối phó với kẻ thù

D. mật độ cao

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về giới hạn sinh thái là không đùng?

A. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

B. Giới hạn sinh thái thường chia thành hai khoảng: khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.

C. Giới hạn sinh thái của một loài sinh vật không thay đổi theo tuổi, thể trạng cơ thể và chế độ dinh dưỡng....

D. Sinh vật sẽ chết nếu giá trị của nhân tố sinh thái nằm ngoài giới hạn chống chịu.

Câu 4: Giữa các nước phát triển và đang phát triển nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có sự khác biệt đó là?

A. một bên gắn với sự phát triển công nghiệp; một bên íà sự phát triển nông nghiệp 

B. một bên do ô nhiễm về các chất thải dư thừa trong sản xuất; một bên là do nghèo đói, nhận thức của người dân 

C. một bên ở mức độ rất trầm trọng; một bên ở mức độ bình thường có thể khắc phục được 

D. một bên gắn với sự phát triển công nghiệp, vấn đề đô thị hóa, một bên là sự chậm phát triển - sự hủy hoại môi trường - sự bùng nồ dân số

Câu 5: Những hoạt động nào sau đây góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường?

A. Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và hạn chế các phương tiện cá nhân.

B. Sử dụng các loại phân bón vô cơ tổng hợp để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho đất.

C. Hạn chế xem tivi và tăng cường sử dụng các thiết bị điện từ cá nhân để tiết kiệm năng lượng điện.

D. Khuyến khích người dân sinh thêm con để không thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai.

Câu 6: Môi trường sống của cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus) là:

A. môi trường nước.

B. môi trường trên cạn.

C. môi trường đất.

D. môi trường nước và môi trường trên cạn.

Câu 7: Sinh vật phân giải gồm các nhóm sinh vật nào?

(1) Nấm.

(2) Vi khuẩn.

(3) Vi sinh vật cổ.

(4) Vi tảo.

Α. (1), (2), (3).

Β. (1), (2), (4)

C. (1), (3), (4)

D. (2), (3), (4).

Câu 8: Tại sao tài nguyên khoáng sản được xếp vào loại tài nguyên không khôi phục được? 

A. Tài nguyên khoáng sản đem lại giá trị kinh tế rất lớn 

B. Sự hình thành tài nguyên khoáng sản phải mất rất nhiều thời gian (hàng triệu năm) 

C. Sự hình thành tài nguyên khoáng sản cần phải có rất nhiều điều kiện khắt khe 

D. Tài nguyên khoáng sản có rất nhiều công dụng đối với sản xuất và đời sống

Câu 9: Trong số các sinh vật sau, sinh vật nào là sinh vật sản xuất?

A. Hươu.

B. Mèo.

C. Tảo.

D. Nấm.

Câu 10: Trong số các sinh vật sau, sinh vật nào có môi trường sống đa dạng nhất?

A. Chim bồ câu (Columba livia).

B. Cá chép (Cyprinus carpio).

C. Cây tre (Bambusa arundinacea).

D. Vi khuẩn lên men lactic, ví dụ như Lactobacillus brevis.

Câu 11:  Một đầm nước tự nhiên rất rộng và nông nuôi thuỷ sản có các sinh vật: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1), động vật phù du (bậc 2), tôm và cả nhỏ (bậc 3). Do một số nguyên nhân trước đó, các chất ô nhiễm ở đáy đầm tích tụ nên tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì dưỡng (phủ dưỡng hóa), giải pháp nào dưới đây hạn chế ô nhiễm ở đầm nước này có hiệu quả nhất?

A. Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật bậc 1 bằng cách thay nguồn nước của hồ.

B. Đánh bắt bớt tôm và cả nhỏ (giảm bậc 3) để động vật phù du có điều kiện phát triển ăn tảo (bậc 1).

C. Thả thêm một số cá dữ (bậc 4) vào hồ đề ăn cá nhỏ (bậc 3).

D. Khai thác hết nhóm động vật phù du (bậc 2) để tạo điều kiện cho vi khuẩn lam, tảo phát triển.

Câu 12: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau.

B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế.

D. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết

Câu 13: Hội nghị nào thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường? 

A. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất 

B. Hội nghị cấp cao ASEAN 

C. Hội nghị cộng đồng Pháp ngữ 

D. Hội nghị Thượng đỉnh G20

Câu 14: Nhóm sinh vật nào sau đây thường có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất?

A. Cá.

B. Tôm.

C. Lưỡng cư.

D. Thú.

Câu 15: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về vai trò của các nguồn tài nguyên và biện pháp sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên đó?

(1) Rừng giúp điều tiết lượng ion khoáng mà thực vật có thể hấp thụ nên cần phải có biện pháp quản lí và khai thác hợp lí.

(2) Đất cung cấp các loại thảo dược quý hiếm nên cần cải tạo và nâng cao độ phi nhiêu của đất.

(3) Nước tham gia điều hoà khí hậu, do đó cần quy hoạch quản lí, sử dụng nguồn nước hợp lí.

(4) Không có năng lượng thì các hoạt động sản xuất và sinh hoạt, các hoạt động giao thông vận tải không thể thực hiện được, vì vậy, cần phát triển các nguồn năng lượng mặt trời, điện gió,...

A. (1) và (4).

B. (2) và (3).

C. (3) và (4).

D. (1) và (2).

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1:Hình dưới cho thấy sự phân bố của các loài sinh vật trong rừng mưa nhiệt đới. Nhận định nào sau đây là đúng hay sai?

Tech12h

a) Tầng trên của tán cây rừng là sự phân bố của nhóm cây ưa sáng (như bạch đàn, phi lao,...) có đặc điểm chịu được ánh sáng mạnh, phiến lá dày, mô giậu phát triển.

b) Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật: nhiều loài chim, côn trùng sống trên các tán cây cao; sóc, vượn sống leo trèo trên các cành cây; hồ, báo sống dưới mặt đất,...

c) Sự phân bố của các loài sinh vật nói trên giúp tăng mức độ cạnh tranh giữa chúng về thức ăn, nơi ở, sinh sản và tận dụng được nguồn sống.

d) Thực vật thích nghi khác nhau với các điều kiện chiếu sáng của môi trường, thể hiện qua đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sinh lí của chúng. Dựa vào đó con người có thể tăng năng suất cây trồng bằng các biện pháp kĩ thuật.

Câu 2: Tại đại học Michigan, Tiến sĩ Kerry Kriger và Giáo sư Tim James thực hiện nghiên cứu về những thách thức mà động vật lưỡng cư phải đối mặt, tập trung vào loài nấm chytrid (Batrachochytrium dendrobatidis). Biết rằng loài nấm này khi đã bám vào được các động vật lưỡng cư sẽ tàn phá da các loài để tạo các nang để phát triển và hút chất dinh dưỡng. Thực hiện thí nghiệm ở hai khu vườn có số lượng ếch như nhau với độ tuổi và tỷ lệ sống như nhau. Ở một khu vườn 1, người ta thực hiện rải các bào tử nấm lên mặt đất, ở khu vườn 2 người ta để nguyên bình thường. Đồ thị sau thể hiện số lượng ếch ở hai khu vườn sau khi thực hiện thí nghiệm trong 6 tháng:

Tech12h

Xét các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng hay sai?

a) Ở khu vườn 1, loài nấm Batrachochytrium dendrobatidis khi xâm nhập được lên da ếch sẽ tàn phá da ếch và cuối cùng gây suy tim làm ếch chết.

b) Ở khu vườn 1, loài ếch có thể bị xóa sổ.

c) Ở khu vườn 2, vào tháng thứ 4 – 5 số lượng ếch giảm là do cạnh tranh khi số lượng ếch tăng lên quá lớn gây thiếu về môi trường sống và thức ăn.

d) Nếu hai khu vườn đặt cạnh nhau, các nhà khoa học thực hiện mở hàng rào chắn giữa hai khu vườn và cho ếch ở khu vườn 1 và khu vườn 2 cùng chung sống với nhau thì số lượng ếch có thể tăng lên nhanh chóng.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay