Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời CĐ 6 Bài 1 Đọc: Sự tích bánh chưng, bánh giầy

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐ 6 Bài 1 Đọc: Sự tích bánh chưng, bánh giầy. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM

BÀI 1: SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

ĐỌC: SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Hùng Vương có ý định truyền ngôi cho con sau khi dẹp giặc gì?

  1. Giặc Tống
  2. Giặc Nguyên
  3. Giặc Ân
  4. Giặc Minh

Câu 2: Hùng Vương đã đưa ra tiêu chí nào để truyền ngôi?

  1. Tìm được món ngon nhất, ý nghĩa nhất để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên
  2. Tìm được thứ quý giá nhất để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên
  3. Tìm được thứ đẹp nhất nhất để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên
  4. Tìm được thứ độc lạ, hiếm có nhất để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên

Câu 3: Lang Liêu là ai?

  1. Con trai thứ mười chín của vua Hùng Vương
  2. Con trai thứ mười bảy của vua Hùng Vương
  3. Con trai thứ mười sáu của vua Hùng Vương.
  4. Con trai thứ mười tám của vua Hùng Vương

Câu 4: Lang Liêu đã gặp vị thần giúp đỡ mình ở đâu?

  1. Nhà chàng
  2. Trong mơ
  3. Trong cung điện
  4. Nơi ở của vị thần đó

Câu 5: Vì sao thần cho rằng trong trời đất không gì quý bằng gạo?

  1. Vì gạo nuôi sống con người
  2. Vì gạo do trời ban cho con người,
  3. Vì gạo rất hiếm có
  4. Vì gạo rất đắt

Câu 6: Thần dạy Lang Liêu dùng nguyên liệu gì để làm bánh hình tròn và hình vuông?

  1. Gạo nếp
  2. Gạo tẻ
  3. Bột mỳ
  4. Lúa mạch

Câu 7: Bánh hình tròn và hình vuông tượng trưng cho điều gì?

  1. Sông và biển
  2. Trời và đất
  3. Núi và sông
  4. Rừng và biển

Câu 8: Lang Liêu đã đặt tên cho bánh hình vuông là gì?

  1. Bánh giò
  2. Bánh rán
  3. Bánh chưng
  4. Bánh giầy

Câu 9: Lang Liêu đã đặt tên cho bánh hình tròn là gì?

  1. Bánh trôi
  2. Bánh xèo
  3. Bánh chưng
  4. Bánh giầy

Câu 10: Vì sao Hùng Vương truyền ngôi lại cho Lang Liêu?

  1. Vì bánh ngon, lại rất có ý nghĩa
  2. Vì bánh ngon, màu sắc bắt mắt
  3. Vì bánh rất to, màu sắc bắt mắt
  4. Vì nguyên liệu làm bánh hiếm có, đều là sản vật quý giá

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Lang Liêu là nhân vật gắn với lĩnh vực nào của người Lạc Việt thời vua Hùng dựng nước?

  1. Chống giặc ngoại xâm
  2. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm
  3. Lao động sản xuất, sáng tạo văn hóa
  4. Tiếp nối ngôi vua

Câu 2: Ý nghĩa văn bản “Bánh chưng, Bánh giầy” :

  1. Ca ngợi truyền thống yêu nước, yêu thương con người của dân tộc ta.
  2. Là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc xây dựng đất nước.
  3. Ca ngợi truyền thống đoàn kết, bền vững và thống nhất của dân tộc ta.
  4. Truyện ca ngợi ý chí, sức mạnh phi thường của nhân dân ta thời đại Hùng Vương.

Câu 3: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh như thế nào?

  1. Hùng Vương đã lớn tuổi, muốn truyền ngôi cho con trong hoàn cảnh đất nước yên bình.
  2. Đất nước có chiến tranh, vua cha phải cầm quân ra trận nên cần người thay mặt mình quản lí đất nước.
  3. Hùng Vương còn trẻ nhưng muốn chọn người nối ngôi để tránh gây ra tranh giành quyền lực giữa các con.
  4. Đất nước đối mặt với nguy cơ bị giặc phương Bắc xâm chiếm, vua Hùng muốn tìm người tài giỏi làm vua để chống giặc.

Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất.

  1. Bánh Giầy tượng trưng cho Trời, bánh Chưng tượng trưng cho Đất.
  2. Bánh Giầy tượng trưng cho Đất, bánh Chưng tượng trưng cho Trời.
  3. Bánh Giầy, bánh Chưng tượng trưng cho muông thú, cây cối.
  4. Bánh Giầy, bánh Chưng tượng trưng cho sự sống của vạn vật.

Câu 5: Qua cách thức nối ngôi của nhà vua, ta thấy ông là người như thế nào?

  1. Tham lam nhưng sáng suốt.
  2. Ngu xuẩn, tàn ác.
  3. Nhu nhược, tham lam.
  4. Anh minh, sáng suốt

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1:  Theo em, Lang Liêu là người như thế nào?

  1. Độc tài, vô dụng.
  2. Âm hưu, hiểm ác.
  3. Cao quý, giàu sang.
  4. Thông minh, tháo vát, biết lấy gạo làm bánh.

Câu 2: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là gì?

  1. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn xuất hiện trong bữa ăn thường ngày.
  2. Thể hiện sự giàu có của con người.
  3. Nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
  4. Để cho mâm cơm thêm đẹp mắt.

Câu 3: Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi có ý nghĩa gì?

  1. Nhà vua thích ăn bánh chưng, bánh giầy
  2. Nhà vua thiên vị Lang Liêu
  3. Nhà vua nhìn thấy sự sáng tạo, cần mẫn, thật thà của Lang Liêu
  4. Nhà vua được mọi người khuyên nên chọn Lang Liêu.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Ý nghĩa truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy

  1. Phê phán sự lãng phí khi tổ chức cuộc thi
  2. Đề cao sự đẹp mắt của món ăn
  3. Ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán đẹp từ những điều giản dị, giàu ý nghĩa.
  4. Thể hiện sự hiếu kính với nhà vua

Câu 2: Truyện “Bánh chưng, Bánh giầy” thuộc:

  1. Những câu chuyện truyền thuyết đầu thời đại Hùng Vương.
  2. Những câu chuyện truyền thuyết thời đại nhà Nguyễn
  3. Những câu chuyện cổ đầu thời đại Lê Sơ.
  4. Những câu chuyện cổ thời đại Lê Sơ.

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 6 - Ôn tập bài 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay