Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 4: Viết bài văn kể chuyện (Viết)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Viết bài văn kể chuyện (Viết). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm mấy phần?

  1. 4 phần.
  2. 2 phần.
  3. 3 phần.
  4. 1 phần.

Câu 2: Đề bài nào dưới đây là chính xác cho yêu cầu kể lại một câu chuyện?

  1. Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  2. Kể cho bạn nghe câu chuyện Lên nương.
  3. Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện Những ngày hè tươi đẹp.
  4. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.

Câu 3: Phần thân bài của bài văn kể lại một câu chuyện cần làm gì?

  1. Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện.
  2. Chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.
  3. Kể lại các sự việc của câu chuyện theo trình tự thời gian hoặc không gian.
  4. A, B đều đúng

Câu 4: Nhiệm vụ của phần mở đầu bài văn kể lại một câu chuyện là gì?

  1. Nêu cảm nhận của em về câu chuyện.
  2. Giới thiệu về câu chuyện.
  3. Tóm tắt nội dung câu chuyện.
  4. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.

Câu 5: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện có thể nằm ở phần nào?

  1. Mở bài.
  2. Thân bài.
  3. Kết bài.
  4. Mở đọan.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: “Rùa và Thỏ”. Câu chuyện như sau:

Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ. Vốn kiêu ngạo, Thỏ buông lời chế nhạo:

- Chậm rề rề như Rùa thì làm sao được.

Rùa thấy mình bị xúc phạm liền thách:

- Thì anh cứ thử chạy thi với tôi xem sao?

Thỏ nhận lời ngay và còn giễu cợt:

- Được, ta cho mày chạy trước nửa đường.

Rùa biết mình chậm chạp, cố sức chạy không nghỉ. Thỏ cậy mình chạy nhanh, cứ nhìn trời, nhìn mây, đôi lúc lại gặm vài ngọn cỏ, hái hoa bắt bướm. Trong bụng thầm nghĩ:

- Mình chỉ cần chạy một loáng là đến nơi.

Chính vì nghĩ như vậy, Thỏ tha hồ rong chơi hết chỗ này đến chỗ khác. Mãi cho đến lúc sực nhớ đến cuộc thi thì ngẩng đầu lên đã thấy Rùa gần tới đích. Thỏ ba chân bốn cẳng chạy bán sống bán chết. Nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã về đích trước. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.

Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ.

Câu 1: Nêu nhiệm vụ của phần mở bài?

  1. Giới thiệu câu chuyện Rùa và Thỏ.
  2. Giới thiệu các nhân vật trong truyện Rùa và Thỏ.
  3. Trình bày cảm nghĩ về hành động của nhân vật trong truyện Rùa và Thỏ.
  4. Suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện Rùa và Thỏ.

Câu 2: Xác định thân bài của bài văn?

  1. Từ “Câu chuyện như sau” đến “vào rừng trốn biệt”.
  2. Từ “Rùa là con vật chậm chạp” đến “chạy một loáng là đến nơi”.
  3. Từ “Rùa là con vật chậm chạp” đến “vào rừng trốn biệt”.
  4. Từ “Câu chuyện như sau” đến “dù là việc nhỏ”.

Câu 3: Xác định kết bài của bài văn?

  1. Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: “Rùa và Thỏ”.
  2. Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ.
  3. Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ.
  4. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.

Câu 4: Diễn biến của câu chuyện được kể lại như thế nào?

  1. Ghi từng sự việc theo trình tự thời gian.
  2. Ghi từng sự việc gắn với mỗi địa điểm hoặc tình huống.
  3. Ghi từng sự việc theo không gian.
  4. Ghi từng sự việc xảy ra theo cảm nhận của người viết.

Câu 5: Người viết cảm thấy như thế nào về câu chuyện?

  1. Yêu thích.
  2. Rút ra được bài học cho bản thân.
  3. Không thấy câu chuyện có nhiều ý nghĩa.
  4. Cả A và B. 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể lại một câu chuyện?

Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, “Người ăn xin” của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.

  1. Phần thân bài.
  2. Phần mở bài.
  3. Phần kết bài.
  4. Phần triển khai.

Câu 2: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể lại một câu chuyện?

Câu chuyện đã kết thúc nhưng hình ảnh bốn bàn tay xiết chặt vẫn đọng lại trong tâm trí tôi như bài học về lòng nhân hậu.

  1. Phần mở bài.
  2. Phần thân bài.
  3. Phần kết bài.
  4. Phần kết đoạn.

Câu 3: Các từ chuyện kể rằng, không lâu sau, thế rồi, từ đó có tác dụng gì?

  1. Giúp các câu liên kết với nhau một cách mạch lạc.
  2. Kết nối các sự việc với nhau.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Cần chú ý điều gì khi kể lại câu chuyện?

  1. Kiểm tra xem đã nêu đủ các sự việc chính hay chưa.
  2. Kiểm tra lỗi chính tả trong câu.
  3. Xem các câu đã liên kết với nhau hay chưa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu là các từ ngữ thể hiện cảm xúc tích cực của người viết khi kể lại một câu chuyện?

  1. Ấn tượng.
  2. Ghét bỏ.
  3. Thích thú.
  4. Cả A và C.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay