Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 3: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện (Viết)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện (Viết). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm mấy phần?
- 4 phần.
- 3 phần.
- 2 phần.
- 1 phần.
Câu 2: Đề bài nào dưới đây là chính xác cho yêu cầu kể lại một câu chuyện?
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Kể cho bạn nghe câu chuyện Những ngày hè tươi đẹp.
- Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện Những ngày hè tươi đẹp.
- Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.
Câu 3: Mở bài trực tiếp trong bài văn kể chuyện đã đọc, đã nghe là như nào?
- Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên nhân vật, thời gian, địa điểm diễn ra,…).
- Nêu một vấn đề có liên quan để dẫn vào câu chuyện.
- Nêu kết thúc của câu chuyện.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể sau khi nêu kết thúc câu chuyện.
Câu 4: Mở bài gián tiếp cho bài văn kể lại câu chuyện là như nào?
- Là giới thiệu ngay vào câu chuyện.
- Là giới thiệu câu chuyện một cách trực tiếp.
- Là giới thiệu câu chuyện một cách ẩn ý.
- Là nêu một vấn đề có liên quan để dẫn vào câu chuyện.
Câu 5: Kết bài mở rộng trong bài văn kể lại một câu chuyện là như nào?
- Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên nhân vật, thời gian, địa điểm diễn ra,…).
- Nêu một vấn đề có liên quan để dẫn vào câu chuyện.
- Nêu kết thúc của câu chuyện.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể sau khi nêu kết thúc câu chuyện.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết đoạn văn nêu cái gì?
Được uống nước suối tiên, bà trở lại thành người. Tích Chu mừng rỡ ôm lấy bà. Từ đấy, Tích Chu luôn ở bên bà và hết lòng yêu thương, chăm sóc bà.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện.
- Nêu kết thúc của câu chuyện.
- Giới thiệu câu chuyện.
- Nêu một vấn đề có liên quan để dẫn vào câu chuyện.
Câu 2: Câu nào dưới đây là không đúng đối với bài văn kể lại một câu chuyện?
- Có hai cách viết mở bài và kết bài.
- Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay vào câu chuyện mình định kể.
- Kết bài không mở rộng là nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân đồng thời nêu lên những liên tưởng, suy luận được gợi ra từ câu chuyện.
- Kết bài không mở rộng là nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về câu chuyện.
Câu 3: Ý nào sau đây phù hợp cho phần kết của bài văn kể lại một câu chuyện?
- Nêu suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về câu chuyện định kể.
- Bài học rút ra từ câu chuyện.
- Giới thiệu lại về câu chuyện.
- A, B đều phù hợp.
Câu 4: Điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể lại một câu chuyện là gì?
- Bố cục của bài văn.
- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.
- Trình tự của các sự việc.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết đoạn văn nêu cái gì?
Ngày còn bé, tối nào bà cũng kể chuyện cho em nghe. Qua giọng kể ấm áp của bà, câu chuyện nào cũng thật hấp dẫn. Nhưng em vẫn thích câu chuyện “Tích Chu” hơn cả.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện.
- Nêu kết thúc của câu chuyện.
- Nêu một vấn đề có liên quan để dẫn vào câu chuyện.
- Giới thiệu câu chuyện.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Mở bài sau đây thuộc loại nào?
“Cô bé Lọ Lem” là câu chuyện cổ tích nổi tiếng mà trẻ em trên khắp thế giới đều đã từng được nghe kể.
- Mở bài trực tiếp.
- Mở bài gián tiếp.
- Mở bài nửa gián tiếp nửa trực tiếp.
- Mở bài vào thẳng vấn đề.
Câu 2: Kiểu kết bài nào dưới đây là kết bài mở rộng?
- Em rất thích câu chuyện Cô bé Lọ Lem.
- Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. Cô bé Lọ Lem xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.
- Câu chuyện Cô bé Lọ Lem dù đã kết thúc nhưng thế giới của những hoàng tử, công chúa, những bà tiên với phép màu kì diệu vẫn khiến em thao thức mãi. Ước gì trong giấc mơ em được bước vào thế giới thần tiên ấy.
- Không có kết bài mở rộng ở trên.
Câu 3: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết đoạn văn thuộc loại nào?
Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.
- Mở bài trực tiếp.
- Mở bài gián tiếp.
- Kết bài không mở rộng.
- Kết bài mở rộng.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy. Và thế là bà đã kể cho tôi nghe câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
Câu 1: Tìm các từ liên kết câu trong đoạn văn trên?
- Mọi chuyện, diễn ra, cuối cùng.
- Vì thế, sau đó, sau lần ấy.
- Và thế là, sau khi.
- Vì thế, rồi, và thế là.
Câu 2: Mục đích của đoạn văn trên là gì?
- Dẫn dắt để kể câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”
- Giới thiệu câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” một cách trực tiếp.
- Kể lại câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”
- Không có đáp án nào đúng.