Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 5: Cô bé ấy đã lớn (Đọc)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Cô bé ấy đã lớn (Đọc). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Câu chuyện Cô bé ấy đã lớn của tác giả nào?
- Văn Thành Lê.
- Trần Hoài Dương.
- Nguyễn Nhật Ánh.
- Nguyễn Ngọc Tư.
Câu 2: Một lần các bạn đến nhà Phương chơi trông thấy cây sấu như thế nào?
- To lớn.
- Cao to.
- Nhỏ xinh.
- Sần sùi.
Câu 3: Các bạn cùng ao ước điều gì khi trông thấy cây sấu?
- Cây sấu lớn thật to để che nắng cho mọi người.
- Cây sấu lớn thật mau, cho thật nhiều quả.
- Cây sấu lớn thật mau để mang quả đi bán.
- Cây sấu lớn thật to để cho ra nhiều quả.
Câu 4: Mai ước sẽ làm gì?
- Ô mai sấu.
- Canh sấu chua.
- Sấu dầm.
- Nước sấu.
Câu 5: Hoa hăm hở muốn làm món gì?
- Ô mai sấu.
- Canh sấu chua.
- Sấu dầm.
- Nước sấu.
Câu 6: Cường nói sẽ làm gì với cây sấu?
- Ô mai sấu.
- Hái hết sấu trước các bạn.
- Canh sấu chua.
- Ăn sấu chín.
Câu 7: Phương phản ứng như thế nào khi nghe các bạn nói chuyện?
- Bực bội nói không cho ai vào nhà để một mình tha hồ hái sấu.
- Vui vẻ nghe các bạn trò chuyện.
- Buồn vì các bạn không để lại sấu cho mình.
- Hạnh phúc chờ ngày sấu chín.
Câu 8: Tìm từ ngữ cho thấy sự thay đổi của cây sấu sau hai năm?
- Cao lớn, tán xòe rộng che mát một góc vườn.
- Những con mắt lá biếc xanh, những nụ hoa đầu tiên rụt rè xuất hiện.
- Cao lớn, tán xòe rộng, đơm hoa, kết quả to đùng.
- Cả A và B.
Câu 9: Đang kì hoa sấu nở rộ thì gặp phải gì?
- Hạn hán.
- Mưa lũ.
- Bão.
- Lốc xoáy.
Câu 10: Một sớm, bước ra vườn Phương thấy gì?
- Mấy chùm sấu bị rụng hết.
- Mấy chùm sấu chín.
- Mấy chùm sấu non.
- Hoa sấu bị rụng hết.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Không khí cuộc trò chuyện của các bạn nhỏ về cây sấu được hình dung như thế nào?
- Thú vị.
- Buồn tẻ.
- Nhàm chán.
- Nhạt nhẽo.
Câu 2: Phương làm gì khi thấy mấy chùm sấu đã chín?
- Sửng sốt và nhớ đến câu chuyện hai năm trước.
- Bất ngờ và mừng rỡ.
- Ăn thử xem vị như thế nào.
- Hái xuống mời bố mẹ.
Câu 3: Nội dung của câu chuyện trên là gì?
- Ca ngợi tình thân, tình thương, tình bạn đẹp đẽ.
- Kể lại cuộc nói chuyện của các bạn nhỏ về cây sấu.
- Kể lại câu chuyện của các bạn nhỏ về cây sấu và sự trưởng thành trong suy nghĩ của các bạn nhỏ.
- Kể lại trải nghiệm đi hái sấu của các bạn nhỏ.
Câu 4: Việc tất cả các bạn nhỏ đều tự cười mình thật là trẻ con khi ôn lại chuyện ngày trước cho thấy điều gì?
- Các bạn nhỏ đã lớn hơn hai tuổi.
- Các bạn nhỏ đã trưởng thành hơn.
- Các bạn nhỏ đã trải qua hai năm chờ sấu chín.
- Các bạn nhỏ không quan tâm nhiều tới câu chuyện ngày trước.
Câu 5: Theo em, vì sao bài đọc có tên là “Cô bé ấy đã lớn”?
- Vì bài đọc cho biết Phương đã cao lớn hơn rất nhiều.
- Vì bài đọc cho biết Phương và các bạn đã cao lớn hơn.
- Vì bài đọc cho biết Phương đã thay đổi trong suy nghĩ.
- Vì bài đọc cho biết Phương và các bạn đã thêm hai tuổi.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Em thấy tình bạn giữa các bạn nhỏ với nhau như thế nào?
- Quý báu, vô giá.
- Thân thiết.
- Ích kỉ.
- Cả A và B.
Câu 2: Tìm danh từ trong câu dưới đây?
Suốt đêm mưa gió gào thét.
- Đêm.
- Mưa gió.
- Gào thét.
- Cả A và B.
Câu 3: Tìm danh từ chỉ thời gian trong câu dưới đây?
Sáng ra, đầy sân trắng hoa sấu.
- Sáng ra.
- Sân.
- Hoa sấu.
- Trắng.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng thể hiện tình bạn giữa các bạn nhỏ với nhau?
- Điều kì diệu.
- Đồng cỏ nở hoa.
- Bầu trời mùa thu.
- Những ngày hè tươi đẹp.
Câu 2: Em học được điều gì về tình bạn qua câu chuyện trên?
- Phải biết chia sẻ với nhau.
- Phải biết tha thứ cho nhau.
- Quên đi những chuyện làm ta tổn thương.
- Tất cả các đáp án trên.