Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 6: Người thiếu niên anh hùng (Đọc)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Người thiếu niên anh hùng (Đọc). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Sơ tán nghĩa là gì?

  1. Tạm di chuyển người và của ra khỏi khu vực không an toàn.
  2. Đi tránh bom.
  3. Di chuyển xuống hầm trú ẩn.
  4. Chuyển đến một nơi khác sống.

Câu 2: Hầm là gì?

  1. Khoảng trống trong rừng cây dùng làm nơi cắm trại.
  2. Khoảng trống được đào trong lòng đất dùng làm nơi ẩn nấp.
  3. Nơi trú ẩn được dựng lên bằng lều vải.
  4. Nơi trú ẩn trong hang động.

Câu 3: Máy bay địch ném bom, bắn phá xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ngày tháng năm nào?

  1. Ngày 4 tháng 3 năm 1964.
  2. Ngày 4 tháng 3 năm 1965.
  3. Ngày 4 tháng 4 năm 1964.
  4. Ngày 4 tháng 4 năm 1965.

Câu 4: Tình cảnh lúc ấy ra sao?

  1. Người lớn đã ra đồng làm việc, ở nhà chỉ còn lương thực tích trữ.
  2. Người lớn đã ra đồng làm việc, ở nhà chỉ còn trẻ em.
  3. Người lớn không bảo vệ nổi trẻ em.
  4. Trẻ em chạy ra xa khỏi vòng tay người lớn.

Câu 5: Nghe thấy tiếng máy bay, Ngọc đã làm gì?

  1. Đi kiếm hầm trú ẩn.
  2. Tìm xem ba mẹ ở đâu.
  3. Vội chạy xuống hầm.
  4. Đi xây dựng hầm trú ẩn.

Câu 6: Ngọc nghe thấy tiếng gì bên nhà hàng xóm?

  1. Tiếng khóc thét.
  2. Tiếng cười đùa.
  3. Tiếng la hét.
  4. Tiếng cãi nhau.

Câu 7: Ngọc nhào lên, chạy sáng nhà Khương thì thấy gì?

  1. Bạn của mình vẫn còn đang nằm ngủ.
  2. Bạn của mình đang bế em chạy bom.
  3. Bạn của mình đang bế em tìm hầm trú ẩn.
  4. Bạn của mình đã chết vì trúng bom.

Câu 8: Các em của Khương thì như thế nào?

  1. Đang ngủ trong lòng Khương.
  2. Đang kêu khóc.
  3. Đang tìm chỗ trú ẩn.
  4. Đang ngồi trong góc đợi bố mẹ về.

Câu 9: Ngọc đã làm gì khi thấy các em nhỏ?

  1. Ôm em Oong bé nhất đưa về hầm nhà mình trú ẩn.
  2. Chui lên vừa bế, vừa dìu hai em Đơ, Toanh xuống hầm.
  3. Quay trở lại hầm trú ẩn nhà mình.
  4. Cả A và B.

Câu 10: Nguyễn Bá Ngọc hi sinh khi năm bao nhiêu tuổi?

  1. Năm 12 tuổi.
  2. Năm 13 tuổi.
  3. Năm 14 tuổi.
  4. Năm 15 tuổi.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán?

  1. Vì trốn quan lại đánh thuế.
  2. Vì tránh đạn bom.
  3. Vì chiến tranh tiếp tục diễn ra ác liệt.
  4. Vì phải trốn địch.

Câu 2: Theo em, vì sao Ngọc không biết mình bị thương trong khi cứu ba em nhỏ?

  1. Vì Ngọc chỉ chú tâm đến việc cứu ba em nhỏ, đặt tính mạng của ba em nhỏ lên trên hết.
  2. Vì khi tận mắt chứng kiến người bạn của mình chết vì trúng bom còn đau hơn trăm ngàn lần nỗi đau của việc mình bị thương.
  3. Vì Ngọc quên đi bản thân mình để cứu ba em nhỏ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Nội dung của câu chuyện trên là gì?

  1. Ca ngợi lòng dũng cảm, nhân ái của Nguyễn Bá Ngọc, quên đi bản thân để cứu người.
  2. Tiểu sử về Nguyễn Bá Ngọc.
  3. Kể lại chuyện Nguyễn Bá Ngọc giải cứu ba em nhỏ khỏi bom đạn.
  4. Kể lại cuộc chiến tranh năm 1964.

Câu 4: Hành động Nguyễn Bá Ngọc cứu các em nhỏ bất chấp nguy hiểm thể hiện điều gì?

  1. Lòng nhân ái của người Việt Nam.
  2. Sự dũng cảm của người Việt Nam.
  3. Sự khốc liệt của chiến tranh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Em thấy Nguyễn Bá Ngọc là người như thế nào?

  1. Dũng cảm, nhân ái, có lòng yêu nước nhiệt thành.
  2. Ích kỉ, nhát gan, chỉ biết bản thân mình.
  3. Quyết đoán, mạnh mẽ, tự tin.
  4. Cố chấp, bảo thủ, nông nổi.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua bài đọc trên, em cảm nhận như thế nào về chiến tranh?

  1. Bom đạn khốc liệt.
  2. Tàn nhẫn.
  3. Đau đớn, mất mát.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tìm động từ trong câu dưới đây?

Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm.

  1. Đi học.
  2. Các bạn.
  3. Sơ tán.
  4. Cả A và C.

Câu 3: Câu dưới đây có mấy danh từ?

Máy bay địch ném bom.

  1. 2 từ.
  2. 3 từ.
  3. 4 từ.
  4. 5 từ.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Vị anh hùng nào nào lấy thân mình lấp lỗ châu mai?

  1. Phan Đình Giót.
  2. Tô Vĩnh Diện.
  3. Bế Văn Đàn.
  4. Trần Can.

Câu 2: Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những anh hùng có công với đất nước?

  1. Khâm phục.
  2. Ngưỡng mộ.
  3. Biết ơn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay